Đà Nẵng tăng cường kiểm soát chặt các khu phong tỏa
Chiều 8/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng họp bàn các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Lực lượng chức năng túc trực tại đầu cầu Sông Hàn để đảm bảo các phương tiện không được phép lưu thông qua cầu. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Ông Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) cho hay, tính từ 13 giờ ngày 7/8 đến 13 giờ ngày 8/8, Đà Nẵng ghi nhận 68 ca mắc COVID-19. Trong đó 42 trường hợp được cách ly, 22 trường hợp trong khu vực phong tỏa, có 4 trường hợp chưa được cách ly. Các ca mắc tập trung ở phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà). Riêng phường Nại Hiên Đông đã được được lấy mẫu đại diện hộ gia đình 3 lần; có khu vực đã lấy mẫu 5 lần. Tuy vậy, tại đây vẫn ghi nhận các ca mắc COVID-19, điều này cho thấy việc quản lý người dân thực hiện quy định phòng dịch chưa nghiêm.
Ông Thạnh đề nghị chính quyền phường, quận Sơn Trà cần bố trí lực lượng quản lý, siết chặt các khu vực dân cư, khu chung cư, xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm Thông điệp 5K của Bộ Y tế.
Trong ngày 8/8, Đà Nẵng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm 36.345 lượt người; thành phố đang thực hiện cách ly, giám sát 4.076 trường hợp F1 và 6.193 trường hợp F2; điều trị 1002 bệnh nhân, công bố khỏi bệnh và xuất viện 19 bệnh nhân mắc COVID-19. Như vậy tính từ ngày 10/7 đến 14 giờ 30 ngày 8/8, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 1.283 trường hợp mắc COVID-19.
Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu lãnh đạo địa phương phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc chiến phòng, chống dịch; xác định trách nhiệm cá nhân nếu để xảy ra hậu quả; ngành y tế nghiêm túc đánh giá lại các biện pháp, chiến lược mà thành phố đang triển khai, rút ra kinh nghiệm và tham mưu cho thành phố. Đặc biệt CDC Đà Nẵng xem xét tình hình dịch bệnh trên toàn địa bàn thành phố, để đưa ra những điều chỉnh, hướng đi biện pháp mới thực hiện trong thời gian tới.
Về vấn đề các khu cách ly, phong tỏa ở quận Sơn Trà chậm cung ứng thực phẩm, Bí thư thành ủy Đà Nẵng đề nghị quận Sơn Trà điều chỉnh việc chọn nhà cung ứng kém năng lực, đã dẫn đến người dân bức xúc, báo chí lên tiếng; giao Công an thành phố chỉ đạo thu hồi những mẫu giấy đi đường không phù hợp về mặt nội dung, đồng thời thông báo về địa phương xã phường đã cấp xác nhận không phù hợp và gửi báo cáo đến ban chỉ đạo.
Video đang HOT
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đề nghị các địa phương quản lý chặt các khu vực phong tỏa. Cụ thể, chia nhỏ khu vực phong tỏa để giám sát, bố trí lực lượng chức năng quản lý từng ngõ hẻm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng dịch. Vấn đề hỗ trợ người dân, các địa phương cũng cơ bản đáp ứng được an sinh xã hội ở địa bàn, thành phố chủ động cung cấp nguồn hàng cho người dân. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn có tình trạng một số người dân không được cung ứng đủ, điều này các cơ quan chức năng phải chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Covid 24h: Vượt 60.000 ca nhiễm, TP HCM đưa ra biện pháp mạnh
Dịch vẫn phức tạp sau 17 ngày giãn cách xã hội, TP HCM yêu cầu người dân không ra ngoài sau 18h, tạm dừng tất cả hoạt động, trừ cấp cứu và điều phối dịch bệnh.
Đến tối 25/7, TP HCM ghi nhận hơn 60.000 ca nhiễm kể từ đợt dịch thứ tư bùng phát cách đây gần 3 tháng. Riêng những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, thành phố ghi nhận 46.892 ca nhiễm; trung bình mỗi ngày phát hiện 2.931 ca bệnh, phần lớn tại khu phong tỏa, khu cách ly.
"Tình hình diễn biến phức tạp, khó lường có nguyên nhân từ việc không thực hiện nghiêm giãn cách từ chính người dân và kiểm soát của cơ quan chức năng", Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong nói tại Hội nghị Thành ủy TP HCM tối 25/7.
Để siết chặt giãn cách, người đứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu từ hôm nay, mọi người dân phải thực hiện nghiêm "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình"; không được ra khỏi nhà sau 18h, trừ các trường hợp cấp cứu hoặc theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh.
Cơ quan chức năng xử phạt nhiều người ra đường không có lý do chính đáng trên đường Hoàng Minh Giám (quận Gò Vấp) hôm 10/7. Ảnh: Quỳnh Trần.
Lực lượng công an, quân sự, chính quyền địa phương phải tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 và phải kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định tại khu dân cư, trên đường phố và xử lý thật nghiêm các trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống đối người thi hành công vụ.
Chủ tịch TP HCM cũng khẳng định sẽ xử lý thật nghiêm trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị nếu có thái độ thờ ơ, buông lỏng lãnh đạo, chậm giải quyết phản ánh của người dân, dẫn đến dịch lây lan tại nơi mình quản lý.
Đến tối 24/7, hơn 1.300 người tình nguyện đăng ký tham gia chống dịch tại TP HCM, hưởng ứng lời hiệu triệu từ Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Trong số người đăng ký tình nguyện có gần 300 bác sĩ, 200 dược sĩ, gần 700 người công tác trong các ngành nghề khác. Độ tuổi tình nguyện viên đa dạng, gồm 47 người dưới 20 tuổi, 1.197 người 20-50 tuổi, 94 người trên 50 tuổi. Họ chủ yếu sinh sống tại TP HCM, một số ít ở khu vực ngoại thành.
Dự kiến hôm nay Sở Y tế thành phố sẽ phân bổ tình nguyện viên đến các cơ sở điều trị và quận, huyện có nhu cầu về nhân lực phòng, chống dịch.
Bình Dương - vùng dịch lớn thứ hai ở phía Nam hôm qua cũng ghi nhận 1.249 ca nhiễm, nâng tổng số ca mắc ở tỉnh này lên hơn 8.000. Địa phương này đang thiết lập bệnh viện dã chiến với quy mô 6.000 giường trên 30.000 m2 nhà xưởng trong khu công nghiệp Thới Hòa, thị xã Bến Cát để làm nơi điều trị các bệnh nhân Covid-19.
Công nhân đang làm việc, sớm đưa trang thiết bị vào lắp đặt để chuyển đổi công năng nhà xưởng. Ảnh : Bộ Y tế cung cấp.
Ông Dương Chí Nam, Cục phó Cục Quản lý môi trường Y tế, đánh giá đây là bệnh viện dã chiến có quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Đây sẽ là Bệnh viện dã chiến số 2 Bình Dương. Trong đó có 200-300 giường hỗ trợ máy thở với 250 người gồm y, bác sĩ và đội ngũ hậu cần hỗ trợ.
"Bệnh viện dã chiến này sẽ là nơi điều trị tầng 2, tức thu dung các bệnh nhân trung bình và nặng, trường hợp rất nặng sẽ được chuyển sang Bệnh viện dã chiến Becamex Bình Dương", ông Nam nói.
Trong khi đó, TP Hà Nội đã bước sang ngày thứ ba thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Hiện Thủ đô ghi nhận 903 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư. Tối qua, chính quyền thành phố đã cách ly Bệnh viện Phổi Hà Nội sau khi phát hiện 14 trường hợp dương tính nCoV gồm 10 bệnh nhân, 3 nhân viên y tế, một người nhà bệnh nhân, tại khoa Nội 3. Hiện, các ca này chưa rõ nguồn lây.
Barie cách ly dựng trước cổng Bệnh viện Phổi Hà Nội, tối 25/7. Ảnh: Tất Định
Trong ngày thứ hai giãn cách, tình trạng ùn tắc kéo dài ở chốt kiểm soát ở cửa ngõ Thủ đô đã không còn, hầu hết xe qua chốt đều chở hàng thiết yếu. Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới ùn ứ ở các chốt kiểm soát của Hà Nội trong ngày hôm qua do thành phố ra chỉ thị lúc nửa đêm, thực hiện ngay khi trời sáng khiến hầu hết tài xế "không kịp trở tay".
Tại Đà Nẵng , từ ngày 4/5 đến nay, Bộ Y tế công bố 627 ca mắc Covid-19. Địa phương này hôm qua ghi nhận thêm 26 ca dương tính nCoV, trong đó có 4 người kinh doanh cá tại cảng Thọ Quang. Vì vậy, chính quyền Đà Nẵng đã quyết định đóng cửa cảng cá này một tuần để phòng, chống dịch.
Đây là cảng cá lớn nhất và là điểm trung chuyển hải sản khơi xa của hầu hết ngư dân miền Trung. Hải sản khi về bờ sẽ được tiểu thương, bình quân 1.000 người, từ nhiều nơi đến mua bán và vận chuyển về các địa phương.
Trong ngày 25/7, cả nước ghi nhận 7.525 ca nhiễm (giảm 1.700 ca so với hôm qua) tại 36 tỉnh thành, chủ yếu ở TP HCM (4.555), Bình Dương (1.249), Tây Ninh (313). Trong đó, 6.009 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 788 ca), 1.516 ca đang điều tra dịch tễ (giảm 912 ca).
Tro cốt người qua đời vì Covid-19 ở TP.HCM chưa có người nhận được tạm thờ tại chùa Long Hoa GHPGVN TP.HCM chọn chùa Long Hoa làm nơi thờ tạm tro cốt của người dân qua đời vì Covid-19 chưa có thân nhân tiếp nhận, hoặc thân nhân đang ở trong các khu phong tỏa, cách ly, điều trị. Ảnh minh họa Ngày 8.8, Thượng tọa Thích Tâm Hải (Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM) cho báo Thanh Niên cho...