Đà Nẵng: Số ca nhiễm sốt xuất huyết tăng cao đột biến
So với cùng kỳ năm 2021, số ca nhiễm sốt xuất huyết tại TP.Đà Nẵng tăng đến 8,9 lần.
Ngày 12.5, UBND TP.Đà Nẵng cho biết trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao, UBND TP đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai mạnh mẽ chống sốt xuất huyết tại các khu vực dân cư.
Theo UBND TP.Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn TP, số trường hợp mắc và ổ dịch nhỏ bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh. Tính từ đầu năm đến ngày 29.4, toàn TP ghi nhận 1.109 trường hợp mắc (tăng 8,9 lần so với cùng kỳ năm 2021), 95 ổ dịch nhỏ (tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm 2021).
Đặc biệt, số ca mắc, ổ dịch nhỏ cao ở một số địa phương có nhiều công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên lưu trú tại các nhà trọ, khu tập thể. Trong đó, số ca mắc trên địa bàn Q.Liên Chiểu chiếm 43,9% ca mắc toàn TP, số ổ dịch nhỏ chiếm 62,1% toàn TP.
Ngành chức năng tuyên truyền người dân chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ảnh CDC ĐÀ NẴNG
Để thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa, với mục tiêu xử lý hiệu quả, giảm số ca mắc, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo tất cả hộ gia đình nguy cơ cao phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy.
Các địa phương, đơn vị cũng phải có biện pháp rà soát, xử lý triệt để các ổ chứa nước, nơi sinh sản của muỗi tại các công trình xây dựng, cơ sở thờ tự tôn giáo, nơi tập kết lốp xe, đồ phế thải… trên địa bàn, nhất là trước, trong và sau các đợt mưa, mùa mưa; có biện pháp xử lý đối với các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, công trình, khu vực trên địa bàn liên tục phát hiện dụng cụ chứa lăng quăng, bọ gậy.
Sở Y tế TP.Đà Nẵng chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân; đảm bảo bệnh nhân được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời, có kế hoạch phân tuyến trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh quá tải bệnh viện…
Sốt xuất huyết gần vào mùa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng tránh
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền qua đường muỗi đốt, do virus Dengue gây nên, xuất hiện ở các quốc gia vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue thường gây thành dịch vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Trong đó đỉnh dịch vào khoảng tháng 8, tháng 9.
Video đang HOT
Hình ảnh bệnh sốt xuất huyết
Hình ảnh các chấm xuất huyết dưới da ở bệnh nhân sốt xuất huyết
Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do virus Dengue lây lan cho người qua đường muỗi đốt. Virus này có 4 type huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Ở Việt Nam có cả 4 type huyết thanh này, có nghĩa là một người đã mắc sốt xuất huyết type 1 (DEN-1) vẫn có thể mắc các type huyết thanh khác.
Muỗi mang virus Dengue khi đốt người, virus từ tuyến nước bọt của muỗi sẽ vào máu người rồi gây bệnh sốt xuất huyết. Có hai loại muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti (muỗi vằn) hoặc muỗi Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Đặc biệt, muỗi vằn đốt, hút máu và truyền virus Dengue cả ban ngày và ban đêm, nhất là sáng sớm và chiều tối.
Triệu chứng sốt xuất huyết qua các giai đoạn
Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 4 giai đoạn
Giai đoạn ủ bệnh: 3 - 10 ngày (có thể kéo dài đến 14 ngày), thường không có triệu chứng.
Giai đoạn sốt: Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục, có thể có cơn rét run kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau mỏi cơ khớp và nhức hai hố mắt. Da xung huyết, thường có chấm xuất huyết dưới da, có thể có chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Giai đoạn nguy hiểm: thường vào ngày thứ 3 -7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã giảm sốt. Có thể có các biểu hiện lừ đừ, phù mi mắt, tràn dịch màng phổi, màng bụng, gan to, có thể đau, có thể có dấu hiệu của xuất huyết niêm mạc và các tạng.
Giai đoạn hồi phục: Sau 24 - 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm. Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, ăn ngủ khá hơn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng sức khỏe, thậm chí tử vong.
Biến chứng đầu tiên là sốc do mất máu, thoát huyết tương. Nếu tình trạng này kéo dài, dịch huyết tương có thể ứ đọng trong màng não qua các thành mạch, gây phù não và các hội chứng về thần kinh, dẫn đến hôn mê. Thoát huyết tương có thể bị tràn, xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp, nếu không được cấp cứu thì tính mạng có thể bị đe dọa.
Biến chứng thứ hai là tụt huyết áp đột ngột do mất máu và thoát huyết tương. Nếu không xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể xuất huyết não, rất dễ vong.
Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết có thể bị suy tim do chảy máu liên tục, tim không đủ máu tuần hoàn. Khi tim không đủ sức bơm máu, cộng với dịch huyết tương xuất huyết sẽ khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng. Thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu, lâu dần gây suy thận cấp.
Sốt xuất huyết cũng có thể dẫn đến 2 biến chứng về mắt là mù đột ngột do xuất huyết võng mạc, hoặc xuất huyết trong dịch kính mắt (một loại chất nhầy trong nhãn cầu giúp nhìn rõ mọi vật). Khi bị xuất huyết, lớp dịch này sẽ bị che phủ và hòa tan khiến người bệnh gần như mù mắt.
Với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết khiến bà bầu sốt cao, nhịp tim thai đập nhanh hơn, ảnh hưởng đến thai nhi. Bà bầu cũng có nguy cơ giảm tiểu cầu dẫn đến hiện tượng chảy máu. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sảy thai.
Với trẻ em mắc sốt xuất huyết, nguy cơ tụt huyết áp, mất nước càng lớn do tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ thường cao hơn người trưởng thành. Người cao tuổi có sẵn bệnh nền như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan dễ khiến tình trạng bệnh biến chuyển nặng hơn khi mắc sốt xuất huyết.
Muỗi vằn Aedes đốt người gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có lây không?
Bệnh sốt xuất huyết không lây qua dịch tiết nước bọt hay đường hô hấp, vì vậy việc tiếp xúc với người bệnh sẽ không lây bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt. Muỗi hút máu người mắc bệnh hoặc người nhiễm virus Dengue không triệu chứng, sau đó lại đốt người khỏe mạnh thì sẽ truyền virus cho người lành.
Trong ổ dịch sốt xuất huyết, cứ 1 trường hợp mắc bệnh điển hình thì có hàng chục trường hợp mang virus tiềm ẩn, không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng là nguồn bệnh để lây cho người khác. Khi vào mùa dịch, bạn khó có thể chắc chắn mình không nằm trong ổ dịch hoặc người xung quanh không mang virus tiềm ẩn. Do đó, cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị từ 7-10 ngày, tính từ ngày sốt đầu tiên.
Người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm và tư vấn kế hoạch điều trị, theo dõi, chăm sóc ngoại trú. Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..), nước cháo loãng với muối.
Khi người bệnh sốt, có thể lau người bằng nước ấm, uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Tuyệt đối không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.
Báo cho nhân viên y tế khi có các dấu hiệu cháy máu như: chảy máu mũi, chân răng, đi cầu phân đen, tri giác lơ mơ... để có hướng xử trí kịp thời.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết
Để phòng bệnh sốt xuất huyết, tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
Cụ thể, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách: đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá hoặc mê zô (Mesocyclops: sinh vật giáp xác nhỏ ăn bọ gậy) vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy; rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa.
Phòng chống muỗi đốt bằng cách: mặc quần áo dài tay; ngủ trong màn kể cả ban ngày; dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...; dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi; cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
Bên cạnh đó, cần tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
'Rơi đúng' chu kỳ sốt xuất huyết, phân biệt với sốt do COVID ở trẻ thế nào? ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai cho biết, bệnh sốt xuất huyết và COVID-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý theo dõi sát sao, tránh để trẻ rơi vào tình huống nguy kịch. Đã có 14.700 ca...