Đà Nẵng sẽ xóa hàng loạt quán hải sản ven biển
Lãnh đạo Đà Nẵng buộc tháo dỡ ít nhất 23 nhà hàng, quán nhậu ven biển không có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép tạm đã hết hạn.
Ngày 27-5, ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng , cho hay đơn vị vừa có báo cáo liên quan các công trình nhà hàng, quán tạm trên địa bàn TP. Qua rà soát trên địa bàn quận Sơn Trà , Sở Xây dựng cho hay đến nay còn 55 hàng quán dạng này, trong đó 38 công trình có giấy phép xây dựng (GPXD) tạm (còn hạn sử dụng là 32 công trình, hết hạn sáu công trình), 17 công trình không có GPXD.
Hàng loạt quán nhậu không phép
Ghi nhận thực tế của PV, các công trình nói trên hầu hết là quán nhậu nằm trên tuyến đường ven biển sầm uất Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp. Hầu hết các hàng quán đều xây dựng tạm và dần dần được nâng cấp, xây kiên cố khu bếp, khu vệ sinh, các bể chứa hải sản tươi sống… và đều không có bãi đậu xe.
Trong số 17 hàng quán không phép, có nhiều quán ăn hải sản nổi tiếng tại Đà Nẵng như Bà Cường, Thanh Mập, Thơ Ý, Bà Thôi 3… nằm trên hai phường Mân Thái, Thọ Quang. Các quán ăn này thu hút lượng người dân, du khách đến rất đông, xe cộ đậu kín hai bên đường mỗi buổi chiều.
Ngoài việc không có GPXD, đa số nhà hàng, quán tạm này đều xây dựng lấn chiếm phần diện tích khoảng lùi 4 m (diện tích đậu xe) phía trước để làm trụ sắt, bạt kéo phục vụ kinh doanh, gây mất mỹ quan đô thị.
Từ kết quả rà soát, Sở Xây dựng đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận Sơn Trà có kế hoạch yêu cầu chủ đầu tư tự tháo dỡ trước ngày 22-8 đối với các công trình xây dựng không phép hoặc hết thời hạn giấy phép tạm. Trường hợp chủ đầu tư không tự tháo dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ.
Nhiều quán hải sản nổi tiếng ven biển Đà Nẵng không có giấy phép xây dựng. Ảnh: TẤN VIỆT
Phường nói quận cho tồn tại
Trao đổi với PV, ông Phạm Văn Thơ, chủ quán Thơ Ý (phường Mân Thái), thừa nhận quán của ông xây dựng không phép từ năm 2010. Cụ thể, thời điểm đó thấy đất trống bỏ hoang, ông Thơ tự làm quán tạm rồi buôn bán.
“Sau đó phường xuống đuổi, họ nói mình mở quán mà không xin phép. Quy tắc đô thị quận xuống kiểm tra nhưng rồi họ cũng du di cho, có phạt hành chính thôi. Đến năm 2011 đất này có chủ, trên phường khuyến khích mình thương lượng thuê lại từ chủ đất và tiếp tục bán. Cách đây vài năm phường, quận cũng có nói đi xin giấy phép mà mình cũng chưa xin được vì xin khó quá” – ông Thơ nói.
Video đang HOT
Chủ quán Thơ Ý cũng bày tỏ quán hoạt động có đóng thuế đàng hoàng, tạo công ăn việc làm cho nhân viên. “Chính quyền nên tạo điều kiện để mình bổ sung hồ sơ, còn làm ngặt quá thì mình nghỉ thôi chứ biết sao” – ông Thơ nói.
Trả lời câu hỏi vì sao để cho các quán nhậu không GPXD tồn tại thời gian dài, ông Nguyễn Lâm Hà, Chủ tịch UBND phường Mân Thái, cho hay các quán đều xây từ năm 2008 đến 2010 khi ông Hà chưa về phường. “Vừa rồi rà soát lại, tôi có xin ý kiến nên để cho họ tồn tại vì nếu cưỡng chế, tháo dỡ sẽ thành bãi đất trống ô nhiễm môi trường. Nếu để họ tồn tại thì địa phương thu được ngân sách, đồng thời đảm bảo được bộ mặt đô thị nên để họ tồn tại và đề nghị họ khắc phục những tồn tại theo yêu cầu của TP” – ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, phường Mân Thái đã kiến nghị lên quận như trên và quận cũng thống nhất chủ trương để cho họ tồn tại.
Trong khi đó, trả lời PV, ông Hoàng Công Thanh, Phó Chủ tịch UBND quận Sơn Trà, cho hay quận đang thực hiện tháo dỡ các hàng quán theo chỉ đạo của TP nhưng cần phải rà soát lại thêm. PV đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý đô thị khi để cho 17 hàng quán tồn tại nhiều năm không GPXD, ông Thanh cho hay đang bận đi kiểm tra thực tế và hẹn trưa 28-5 sẽ trả lời.
Không thể khuyến khích
Trả lời PV về những kiến nghị của chủ hàng quán và lãnh đạo phường Mân Thái cho tồn tại, ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, khẳng định là không được vì đây là quan điểm chung của lãnh đạo TP. “Trước đây, các lô đất trống được cho làm hàng quán tạm để tránh lãng phí. Nhưng xét thấy bây giờ tình hình môi trường, an ninh trật tự quá phức tạp thì không thể khuyến khích” – ông Trung nói.
_________________________________
Trong báo cáo, Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND TP xem xét bãi bỏ việc cấp phép tạm; giao Sở TN&MT kiểm tra việc bảo vệ môi trường của các quán tạm còn thời hạn giấy phép. Qua đó, yêu cầu phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, nếu không thực hiện sẽ buộc dừng kinh doanh.
Theo Tấn Việt
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
Xây dựng 100km đường ven biển, địa phương này đang thu hút hàng loạt "ông lớn" địa ốc
Tuyến đường ven biển từ xã Công Hải (Thuận Bắc) đến xã Cà Ná (Thuận Nam) với chiều dài 106km, luôn thu hút đông du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến Ninh Thuận. Để phát huy tổng thể tiềm năng khu vực ven biển, tỉnh Ninh Thuận đã và đang tiến hành quy hoạch các tuyến đường ven biển, tạo độ dài kết nối thông suốt từ Cam Ranh (Khánh Hoà) đến Mũi Né (Phan Thiết).
Dọc theo tuyến đường ven biển là những địa danh, điểm du lịch đa sắc màu như: Vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái, vườn nho Thái An, bãi biển Ninh Chữ - Bình Sơn, Mũi Dinh, Cà Ná... luôn đem lại cho du khách sự thoải mái khi du hành trên tuyến đường này.
Trong hơn một năm trở lại đây, dọc tuyến đường ven biển này nhiều dự án nghỉ dưỡng, cũng như một số hoạt động du lịch mạo hiểm đang phát triển mạnh, tạo cán cân đối trọng với những vùng khác như Cam Ranh hay Phan Thiết.
Theo tìm hiểu, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra Quyết định số 40/QĐ-UBND phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu vực ven biển phía Nam tỉnh và đã chọn Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn (Bộ Xây dựng) làm Đồ án quy hoạch.
Sau nhiều tháng thực hiện, đến nay đơn vị tư vấn đã nghiên cứu, cơ bản hoàn thành các nội dung đề ra. Theo ý tưởng đề xuất của đơn vị tư vấn, khu vực trên được quy hoạch thành 3 phân khu phát triển chính.
Theo đó, Khu vực phía Nam sông Dinh với tính chất là điểm dân cư, đơn vị tư vấn đề xuất hình thành vùng cảnh quan thiên nhiên gắn kết với không gian đô thị, sản xuất nông nghiệp kết hợp nhà ở sinh thái, quy mô gần 640 ha, mà điểm nhấn là Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf bố trí ở hạ lưu sông Dinh.
Tại xã An Hải và xã Phước Hải, với hiện trạng là sản xuất nông nghiệp gắn với các làng xóm hiện hữu, quy hoạch hướng đến sử dụng không gian sản xuất nông nghiệp như công viên, với tác động ngoại cảnh ít nhất, chi phí thấp nhất, nhưng hiệu quả cao.
Đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy phát triển cho toàn khu vực là Khu đô thị du lịch ven biển, trung tâm ở thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh (Thuận Nam). Giải pháp kiến trúc không gian khu vực này đơn vị tư vấn đưa ra là chú ý đến kết nối chuyển tiếp hài hòa giữa xây mới và hiện trạng, bố cục công trình hạn chế tối thiểu ánh nắng chiếu trực tiếp, kết hợp giữa hướng công trình và các núi, để tạo ra nhịp điệu không gian "đóng mở".
Ý tưởng tổ chức những tuyến phố du lịch dọc theo các trục hướng biển, ven biển, bố trí khoảng lùi không gian tổ chức các hoạt động ngoài trời tăng tính sôi động, sầm uất của đơn vị tư vấn đưa ra đã phác họa đô thị ven biển có đặc thù riêng. Cũng tại khu vực này, sẽ phát triển điện gió, điện mặt trời vừa khai thác tiền năng, lợi thế, vừa tạo được sự khác biệt, thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong triển khai các dự án.
Xuyên suốt các khu vực trong Đồ án quy hoạch, đều có đề cập đến lĩnh vực phát triển du lịch; trong đó, đáng kể là Khu vực cát động phía Bắc mũi Dinh và dải đất ven biển phía Nam mũi Dinh, thuộc xã Phước Dinh và Phước Diêm, quy hoạch tập trung khai thác cảnh quan ven biển và cảnh quan núi để phát triển du lịch. Với hiện trạng chủ yếu là đất đồi núi và cồn cát động, thì tổ chức những điểm dịch vụ du lịch, cáp treo, trượt khám phá rất thích hợp.
Nằm ở ngã ba tam giác của cụm du lịch quốc gia (Mũi Né-Nha Trang-Đà Lạt), cùng với làn sóng đầu tư mới, đặc biệt từ khi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP, đồng ý bổ sung các khu Du lịch Bình Tiên-Vĩnh Hy, Cà Ná-Mũi Dinh vào các khu Du lịch quốc gia thuộc Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Tuyến đường ven biển dài 106km đang được tỉnh Ninh Thuận đầu tư hoàn thiện, giúp kết nối và phát triển du lịch - nghỉ dưỡng.
Đây có thể được xem là "kim chỉ nam" cho tỉnh Ninh Thuận trong quy hoạch, phát triển và đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; là cơ hội cho nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại Ninh Thuận. Chính những cơ hội này, chỉ trong một thời gian rất ngắn nhiều nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước đã tìm đến Ninh Thuận cùng một số dự án nghỉ dưỡng quy mô khá lớn.
Trong năm 2018, nhiều "ông lớn" trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch và nghỉ dưỡng đến Ninh Thuận khảo sát tìm kiếm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực du lịch như Công ty CP Vinpearl, Công ty CP T&T, Công ty Mũi Dinh Ecopark, Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland, Công ty CP Tập đoàn FLC...
Tiêu biểu như mô hình ApartHotel của tổ hợp SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang động thổ mới đây tại Công viên biển Bình Sơn. Lấy cảm hứng từ những thước lục thổ cẩm Chăm, vũ điệu Apsara, tổ hợp SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang do Tập đoàn Crystal Bay cùng các đối tác làm chủ đầu tư được xây dựng trên diện tích hơn 36.000m2. Dự án gồm 3 tòa tháp: Lazurya, Nuvensa và Crystal Holidays với 3.300 phòng hướng biển.
Đại diện cho nhà đầu tư chiến lược tại Ninh Thuận, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch- Tổng giám đốc Tập đoàn Crystal Bay cho rằng Ninh Thuận đang hội tụ các yếu tố thuận lợi để đầu tư phát triển du lịch đồng bộ. Đó là tiềm năng tự nhiên dồi dào, chính sách ưu đãi, có sẵn quỹ đất sạch và không có xung đột đầu tư đi trước. Vùng đất này thích hợp cho các tổ hợp dự án lớn và những trải nghiệm mới lạ chưa đâu có".
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận do tập đoàn Monitor xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ninh Thuận định hướng phát triển kinh tế theo mô hình kinh tế "xanh và sạch", ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao như năng lượng tái tạo, BĐS du lịch - nghỉ dưỡng
Trước đó, trong quý I/2019, UBND tỉnh Ninh Thuận đã trao quyết định chủ trương đầu tư cho 3 dự án du lịch - nghỉ dưỡng, tổ hợp khách sạn, căn hộ du lịch với tổng vốn hơn 5.550 tỷ đồng đầu tư vào tỉnh. Theo cam kết của các nhà đầu tư, các dự án này đều hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2021.
Cụ thể, UBND tỉnh Ninh Thuận đã trao Quyết định số 45/2019/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư Dự án Tổ hợp khách sạn, khu thương mại, căn hộ Du lịch Dubai Tower tại phường Mỹ Hải (TP. Phan Rang-Tháp Chàm) cho Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Dubai, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3.009 tỷ đồng. Quy mô xây dựng gồm 1 tòa nhà 45 tầng và một tòa nhà 39 tầng có kiến trúc công trình hiện đại cao cấp. Tiến độ dự án thực hiện từ quý III/2019 đến quý IV/2022 đưa vào hoạt động kinh doanh;
Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND chủ trương đầu tư cho Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Royal Ninh Thuận cho Công ty TNHH Đầu tư-Phát triển Royal Ninh Thuận tại xã Phước Diêm (Thuận Nam), với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.000 tỷ đồng. Quy mô, gồm một khách sạn 5 sao, với 500 phòng; 100 biệt thự cao cấp và bungalow tiêu chuẩn 5 sao theo mô hình Tháp Chàm; Dự án khởi công tháng 9/2019, tháng 6/2022 đưa vào sử dụng.
Tỉnh cũng trao Quyết định số 16/QĐ-UBND về chủ trương đầu tư cho dự án Khu Resort nghỉ dưỡng cao cấp tiêu chuẩn quốc tế 5 sao kết hợp với tuyến phố thương mại ẩm thực cho Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Ninh Thuận thuộc Tổng công ty Cổ phần Hoàng Sơn tại thị trấn Khánh Hải (Ninh Hải), với tổng vốn đăng ký đầu tư 550 tỷ đồng. Dự án gồm khu khách sạn 5 sao gồm 2 tòa nhà từ 12 đến 15 tầng (200-300 phòng); khu biệt thự gồm 32 căn; Dự kiến khởi công tháng 7/2019, tháng 12/2021 đưa vào sử dụng.
Được biết, một tập đoàn đầu tư BĐS lớn của Singapore vừa đến làm việc với lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận nhằm tìm hiểu thông tin, cơ hội đầu tư với mong muốn rót vốn mạnh vào phát triển khu du lịch Bình Tiên. đây được xem là vùng ven biển cửa ngõ giáp ranh với cam Ranh, kết nối tỉnh Ninh Thuận với khu vực miền Trung và phía Bắc. Dự án khu du lịch Bình Tiên đã "án binh bất động" hơn 10 năm nay và Ninh Thuận đang lên phương án thu hồi để kêu gọi nhà đầu tư mới.
Đánh giá của nhiều nhà đầu tư cho thấy hệ thống hạ tầng du lịch nghỉ dưỡng biển của Ninh Thuận đang dần "thay da đổi thịt". Đến nay, tỉnh đang có 61 dự án về đầu tư về du lịch nghỉ dưỡng, với tổng vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng. Một khi các dự án "khủng" khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ mở rộng không gian du lịch, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, mua sắm...cho du khách-điều hiện nay đang thiếu đối với DL Ninh Thuận.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Nhà, đất 'siêu mỏng, siêu méo' không hợp khối sẽ thu hồi sau 30 ngày Sở Xây dựng yêu cầu xử lý nghiêm, đồng thời thực hiện thu hồi các thửa đất ngoài chỉ giới để sử dụng vào mục đích công cộng nếu việc hợp thửa, hợp khối (sau 30 ngày) không thực hiện. Trước tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo ồ ạt "mọc" lên gây mất mỹ quan đô thị khi thực hiện mở đường...