Đà Nẵng sẽ mở Văn phòng đại diện du lịch tại Trung Quốc
Cho rằng cần có đại diện tại Trung Quốc để quảng bá hình ảnh và thu hút khách du lịch, Đà Nẵng sẽ tiến hành mở Văn phòng đại diện du lịch tại quốc gia này.
Ngày 19.7, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang tiến hành mở văn phòng đại diện du lịch tại Trung Quốc. Theo ông Bình, mục đích mở văn phòng để giúp ngành du lịch có kênh thông tin chuyển tải quảng bá hình ảnh TP.Đà Nẵng, cũng như hỗ trợ tổ chức các sự kiện kết nối doanh nghiệp của thành phố với các thị trường này.
Ông Bình cho hay, hiện nay, các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á đều có các văn phòng đại diện du lịch tại Việt Nam, trong đó Thái Lan có cả văn phòng đại diện ở TP.HCM và Hà Nội.
“Hiện nay, thành phố đã hoàn thành việc mời người đại diện du lịch tại Hàn Quốc. 6 tháng đầu năm, qua báo cáo của người đại diện này, chúng tôi tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích cho việc tập hợp thông tin để quảng bá cho đúng địa chỉ, cụ thể, chuyên nghiệp. Thứ hai, thông qua người đại diện sẽ phổ biến, tuyên truyền pháp luật doanh nghiệp”, ông Bình cho biết.
Vị Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết thêm, theo lộ trình sẽ có 3 bước để mở văn phòng tại Trung Quốc cũng như Tây Âu.
“Thứ nhất sẽ mời người đại diện. Sau đó, khi có điều kiện thuận lợi, chúng tôi sẽ mời một đơn vị hỗ trợ. Tiếp theo đó nếu thuận lợi, chúng ta sẽ mở văn phòng đại diện. Việc Đà Nẵng mở văn phòng đại diện tại nước ngoài không mới bởi hiện đã có văn phòng đại diện tại Nhật Bản”, ông Bình nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng phát biểu tại buổi họp sáng 19.7. Ảnh: Đình Thiên
Theo thống kê từ Sở Du lịch Đà Nẵng, lượng khách Đông Bắc Á đến Đà Nẵng tăng vọt trong thời gian qua, đặc biệt là từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Điều lo ngại là sự nở rộ của các tour du lịch 0 đồng đến thành phố cũng như sự bùng phát tình trạng hướng dẫn viên chui.
Ông Nguyễn Xuân Bình cho biết, đơn vị đang phối hợp với các ngành để siết chặt hoạt động lữ hành, nhất là dẹp bỏ tình trạng hướng dẫn viên Trung Quốc xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam.
“Thực tế, không ai đi du lịch mà không mất đồng nào. Qua đánh giá, một khách du lịch Đông Bắc Á đến Đà Nẵng chi trong tour tối thiểu 4 triệu đồng, ngoài tour tối thiểu 5-6 triệu đồng. Tour này bù đắp chi phí thông qua hoạt động mua sắm”, ông Bình cho biết.
Theo Danviet
"Nói thế còn vi phạm hơn khách Trung Quốc mang bản đồ đường lưỡi bò"
Chiều nay (1.6) phát biểu tại hội trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam có góp ý rất đáng chú ý cho dự án Luật Đo đạc bản đồ. Ông dẫn lại vụ du khách Trung Quốc mặc áo có in hình đường lưỡi bò nhập cảnh vào Cam Ranh, Khánh Hòa.
Đại biểu Nguyễn Việt Thắng (ảnh VPQH).
Đại biểu Nguyễn Việt Thắng cho biết ông đồng tình với các đại biểu phát biểu trước đó, tức là phải thành lập bản đồ hành chính. "Nhưng tôi đề nghị phải có bản đồ hành chính cấp xã. Vấn đề này đã thảo luận ở tổ và lần này cũng có rất nhiều đại biểu đề nghị. Tuy nhiên, trong giải trình cũng không thấy nói tại sao không đưa vào trong dự luật này", đại biểu Thắng nói.
Về hải đồ các tỉnh ven biển, theo đại biểu Thắng dự luật không dùng từng địa phương ven biển mà ta có thể dùng lãnh hải ven biển Việt Nam, bởi vì đó là lãnh thổ chung xuyên suốt từ Bắc đến Nam. "Tại sao đặt từng tỉnh làm gì khi chúng ta có hải đồ vùng lãnh hải các tỉnh ven biển Việt Nam thì sau này chúng ta có chia phần quản lý hành chính trên biển thì làm sau, trước hết phải có hải đồ này", đại biểu Thắng cho biết.
Với quy định thanh tra về đo đạc bản đồ và xử lý vi phạm trong hoạt động đo đạc bản đồ trong dự thảo Luật, theo đại biểu Thắng khi đối chiếu lại không tương thích với một số điều về các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc bản đồ, không thể hiện đầy đủ và rất khó xử lý.
Về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc bản đồ, trong đó có xuất bản bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền biên giới quốc gia. Tuy nhiên, theo đại biểu Thắng trong dự thảo Luật, quy định về thanh tra, xử lý thì không đề cập xử lý việc này. Theo ông cần phải quy định chặt chẽ trong xử lý vi phạm. Ông dẫn ví dụ về vụ du khách Trung Quốc mang trên người bản đồ có đường lưỡi bò vào Cam Ranh, Khánh Hòa. Bản đồ đường lưỡi bò chúng ta phản đối, thế giới không công nhận, Tòa án quốc tế cũng không công nhận.
Tuy nhiên, trong vụ sai phạm của du khách Trung Quốc, người xử lý vi phạm cũng không biết xử lý ra sao. "Theo thông tin trong vụ việc này, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch có giải thích rằng đây là sự cố nhỏ, bình thường và không nên làm ảnh hưởng đến đại cục. Người đi xử lý lại phát biểu thế này còn vi phạm nặng hơn du khách Trung Quốc đeo bản đồ. Vậy vấn đề này cũng phải nên đưa vào luật, nghĩa là người xử lý vi phạm khi làm ảnh hưởng lớn hơn thì cũng phải chịu trách nhiệm", đại biểu Thắng nói.
Trước đó, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu làm việc với Bộ VH-TT-DL về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.
Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch cho biết: Thời gian vừa rồi có những vấn đề được dư luận rất quan tâm như tour du lịch giá rẻ, vấn đề hướng dẫn viên. "Còn cách đây mấy ngày thôi có một tốp 14 khách du lịch Trung Quốc mặc áo phông có đường lưỡi bò. Chúng tôi đã tham mưu cho Bộ xử lý kịp thời", ông Tuấn cho hay.
Theo Tổng cục trưởng, tinh thần xử lý việc này là kịp thời nhưng phải mềm dẻo. "Không để những sự cố nhỏ như thế ảnh hưởng đến đại cục, làm ảnh hưởng đến hợp tác du lịch giữa chúng ta với Trung Quốc cũng như những thị trường trên thế giới", ông Tuấn nói.
Theo Danviet
Nạn nhân vụ tai nạn tàu hỏa kể lại giây phút kinh hoàng "Sau tiếng động lớn là kính vỡ tung tóe, đồ đạc rơi tứ tung, nhiều người la hét hoảng loạn, nhiều người bất tỉnh với các vết thương do va đập..." - đó là những gì mà những nạn nhân trên chuyến tàu SE19 chứng kiến cú va chạm giữa đoàn tàu và chiếc xe tải chở đá. Được biết, đoàn tàu xuất...