Đà Nẵng sẽ đối thoại với người ăn xin
Trước tình trạng biến tướng và tái diễn nạn xin ăn trên địa bàn, thành phố Đà Nẵng đã lên phương án đối thoại với người ăn xin, bán hàng rong…
Ngày 23/2, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đà Nẵng có cuộc họp triển khai công tác chấn chỉnh tình trạng lang thang xin ăn có dấu hiệu bùng phát. Từ ngày 1/3 đến 30/4, Đà Nẵng sẽ tổ chức đợt cao điểm ngăn chặn tình trạng biến tướng xin ăn, lang thang đánh giày, bán hàng rong, chèo kéo khách trên địa bàn, tập trung ở các quận nội thành.
UBND Đà Nẵng sẽ tổ chức gặp mặt, đối thoại với những người trong diện này hiện sinh sống trên địa bàn để thuyết phục họ tự giác châp hanh quy đinh cua thanh phô, động viên người không có hộ khẩu Đà Nẵng về lại địa phương…
Ngoài ra, thành phố sẽ siết chặt việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại các nhà trọ, nhà cho thuê..; lập danh sách số người lưu trú và hoạt động trên từng địa bàn trọng điểm để tập trung kiểm tra, giám sát.
Đà Nẵng sẽ đối thoại với người bán hàng rong, thu nhập không ổn định để chấn chỉnh tình trạng nhiều người làm nghề này chèo kéo xin tiền khách. Ảnh: Nguyễn Đông
“Không có người lang thang ăn xin” là một trong năm tiêu chí được Đà Nẵng phấn đấu trong nhiều năm nay. Thành phố từng cho lập đường dây nóng, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân phát hiện người ăn xin báo cho lực lượng chức năng đến xử lý. Mỗi người dân khi phát hiện, báo tin được thưởng nóng 200.000 đồng.
Video đang HOT
Kết quả từ năm 2005 đến nay, Đà Nẵng đã phát hiện, thu gom gần 1.000 lượt người lang thang xin ăn. Trong đó khoảng 40% đưa về quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng, số còn lại được đưa về địa phương. Với các biện pháp mạnh, thành phố không còn người ăn xin.
Tuy nhiên, gần đây tình trạng này tái diễn. Họ đa phần đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế…, mượn cớ bán hàng rong, đánh giầy, bán vé số để xin tiền của khách. Tại nhiều chùa lớn còn xuất hiện nhóm người già yếu, tàn tật hoặc giả tàn tật để ăn xin.
Ban đêm, những người này thuê phòng trọ tại các khu vực ngoại thành để tránh bị cơ quan chức năng phát hiện nên việc quản lý nhà trọ, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng của thành phố gặp nhiều khó khăn.
Theo VNExpress
Dịch hoạt hình "đen" cũng như luyện ngoại ngữ?
Khi tôi tỏ ý lo ngại về khả năng gặp rắc rối với luật pháp, H. trấn an: "Không cần lo! Bạn chỉ dịch thì chỉ coi như luyện ngoại ngữ thôi. Chẳng luật nào cấm người ta tự dịch tự đọc cả. Việc chỉnh sửa và upload đều sẽ do các thành viên khác lo. Admin và máy chủ đều ở nước ngoài." Ngoài ra, "chẳng ai rỗi hơi đi tìm về tận máy tính của từng người một để bắt tội đâu".
H. còn cho biết, một diễn đàn lớn như b**pl****.com thì khó khăn hơn vì cần kinh phí lớn để duy trì máy chủ, ban quản trị phải có nhiều người đảm nhiệm nhiều vị trí, còn với những nhóm fansub ít thành viên như B.s. thì đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần lực lượng quản trị ở nước ngoài và đăng kí một tên miền quốc tế rẻ tiền trả phí hàng tháng là có thể "ung dung" hoạt động mà không lo ngại rủi ro.
Người quản trị và máy chủ đặt ở nước ngoài, có nhiều thành viên tham gia để chia nhỏ trách nhiệm - đây dường như là cách hoạt động chung của các trang web xxx để tránh né luật pháp. Sự tự tin của những kẻ này liệu có cơ sở? Và có thật tôi không phạm tội nếu chỉ tham gia việc dịch phụ đề?
Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, giảng viên Khoa Luật Hình sự trường Đại học Luật Hà Nội, thì nếu cho rằng chỉ cần ở nước ngoài là thoát khỏi pháp luật hình sự Việt Nam - là có hiểu biết chưa đầy đủ về hiệu lực của Bộ luật Hình sự.
TS phân tích, đối với người mang quốc tịch Việt Nam có hành vi phạm tội ở nước ngoài, cho dù hành vi đó pháp luật nước sở tại không cấm, nhưng pháp luật Việt Nam coi là tội phạm và có đầy đủ bằng chứng thì người đó hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị bắt giữ khi về Việt Nam. Nói một cách khác, "công dân Việt Nam phải chấp hành pháp luật Việt Nam ở tất cả các nước trên thế giới."
Cuối năm 2009, các thành viên quản trị trang web đen mocxi.com đã phải ra tòa chịu tội
Đối với người không phải là công dân Việt Nam, ở nước ngoài thực hiện một hành vi mà pháp luật Việt Nam coi là tội phạm, nhưng pháp luật nước sở tại cho phép thì đúng là người đó không thể bị xử lý bởi pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều khả năng số đối tượng này chiếm tỉ lệ không nhiều trong lực lượng quản trị của các trang web xxx, và thường là các thành viên quản trị cao nhất.
Nếu chỉ tham gia vào việc chuyển ngữ phụ đề là không có tội - điều này cũng là sai.
Theo pháp luật Việt Nam, sản phẩm văn hóa có nội dung đồi trụy, khiêu dâm được quy định là những sản phẩm trong đó có những hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khiêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc... Mà ngôn ngữ thì có thể được thể hiện bằng chữ viết, văn bản. Như vậy là bản thân phụ đề phim hoạt hình hentai (thể hiện ngôn ngữ khiêu dâm) cũng đã là một loại văn hóa phẩm đồi trụy.
TS Lê Đăng Doanh giải thích, một người tự mình làm ra một sản phẩm có tính chất khiêu dâm với mục đích chiêm ngưỡng, thưởng thức một mình thì không phải là tội, nhưng khi người đó cố tình đem truyền bá và phổ biến nó cho người khác thì đã phạm vào tội truyền bá VHP đồi trụy. Điều này cũng đúng đối với hành vi dịch phụ đề cho phim đen.
Cụ thể trong trường hợp này, nếu một người biết rõ phim và phụ đề đều là VHP đồi trụy nhưng vẫn dịch và tung lên mạng thì hành vi đó có thể bị coi là tội phạm. Nếu người đó biết rõ phụ đề mình dịch sẽ được người khác đưa lên mạng cùng phim đen nhưng vẫn hợp tác thực hiện, thì đó là hành vi đồng phạm trong việc truyền bá VHP đồi trụy.
Tuy nhiên, TS cũng cho biết, việc xử lý pháp luật đối với hành vi chuyển ngữ và phát tán phim đen phụ đề tiếng Việt cũng như các hành vi truyền bá VHP đồi trụy hiện nay có thể gặp nhiều khó khăn, bởi "Ranh giới giữa phạm tội và không phạm tội rất mong manh và tùy thuộc vào cách đánh giá của các cơ quan thực thi pháp luật."
Để kết luận hành vi của đối tượng có cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hay không, cần phải xác định được đối tượng sản xuất ở quy mô nào, truyền bá bao nhiêu và cho bao nhiêu người. Ở điểm này thì pháp luật hiện nay chưa quy định rõ. Mặt khác, hậu quả hành vi này gây ra là rất khó đánh giá. Do đó, các vụ việc liên quan đến tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy từ trước đến nay chủ yếu là xử phạt hành chính, rất ít vụ bị xử lý hình sự.
Theo TS Lê Đăng Doanh, điều mấu chốt trong việc ngăn chặn và xử lý hành vi dịch phụ đề và phát tán phim khiêu dâm là thu thập đầy đủ bằng chứng về sự tham gia của các đối tượng vào hành vi này, cùng với việc xác định rõ ràng mức độ tác hại tới cộng đồng làm cơ sở điều tra và luận tội.
Pháp luật có nhiều điểm chưa bắt kịp với tốc độ biến tướng của văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi thị hiếu tầm thường của một bộ phận cư dân mạng và nhận thức lệch lạc của một số đông người đang góp phần làm cho những yếu tố ngoại lai độc hại thâm nhập vào cộng đồng.
Hentai phụ đề Việt ngữ chỉ là một làn sóng trong vô vàn làn sóng văn hóa độc hại đang xô tới. Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc, tự bản thân mỗi người nên có nhận thức đúng đắn để phim đen không còn chỗ đứng.
Theo ANTD
Truy tìm những kẻ đem tiếng Việt đưa vào hoạt hình "đen" Để làm xong phụ đề cho một tập phim hoạt hình hentai phải tốn khá nhiều công sức, vậy mà nhóm B.s. đã tung lên mạng tới hơn 200 bộ hentai phụ đề Việt ngữ. Tạo một cái tên Yahoo "bù nhìn", tôi lân la xin kết bạn và gửi tin nhắn cho nickname hentaigod... (gọi tắt là H.), thành viên của một...