Đà Nẵng sẽ có bệnh viện nhi trung ương được đầu tư hơn 100 triệu USD
Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ vừa ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đất hơn 30.000 m2 ở khu công nghiệp An Đồn (Q.Sơn Trà) để làm bệnh viện nhi trung ương.
Tại Khoa Hồi sức nhi, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng – Ảnh: An Dy
Mức đầu tư của TP.Đà Nẵng dành cho công trình này lên đến hơn 100 triệu USD (hơn 2.300 tỉ đồng), với quy mô ban đầu là 500 giường.
Dự kiến tại đây còn có một trung tâm đào tạo bác sĩ chuyên khoa nhi do Cộng hòa Czech hỗ trợ. Dự kiến dự án khởi công giai đoạn 1 vào tháng 3.2020 và khánh thành, đi vào hoạt động năm 2022. Đây là chủ trương của Bộ Y tế trong nỗ lực xã hội hóa lĩnh vực y tế.
Video đang HOT
Theo thanhnien
Đà Nẵng chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng
Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.
Hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh này bùng phát.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại bệnh viện.
Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.
Chị Nguyễn Thị Thu Mơ, ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có con mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện này cho biết: "Con em nhập viện hôm thứ 6 đến nay, sốt và nổi hột cho ở nhà điều trị 2 ngày không đỡ phải nhập viện. Bây giờ thì nốt ban đỡ rồi mà sốt chưa hẳn."
Mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tiếp nhận, điều trị 70- 80 ca bệnh tay chân miệng.
Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng tăng cường các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Phó khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng thì đối với những trẻ mắc bệnh này thường thấy sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da... Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
"Mỗi năm ở Đà Nẵng có 2 đỉnh điểm bệnh tay chân miệng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10, số lượng bệnh tăng cao hơn bình thường. Công tác thu dung và điều trị thì có xu hướng vẫn tăng. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào nặng biến chứng tử vong. Hiện tại, số giường bệnh trong khoa vẫn đảm bảo mỗi cháu 1 giường", bác sĩ Thịnh nói.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận gần 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 200 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngành y tế đã thành lập các đội cấp cứu, chống dịch lưu động để kịp thời ứng phó tình huống dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Ông Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết: "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thành lập các đội phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt hóa chất để xử lý môi trường. Cấp chủ động cho các đơn vị và các bệnh viện có thu dung điều trị bệnh này để tiến hành xử lý sát khuẩn môi trường. Hiện nay, Trung tâm cũng đã có văn bản gửi cho các trung tâm các quận, huyện phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo, các bậc phụ huynh, các hộ gia đình, các trường lưu ý vấn đề ăn uống đảm bảo vệ sinh"./.
Theo VOV
Đà Nẵng: Tập huấn 24 kỹ thuật sơ cấp cứu nâng cao Trong 8 ngày (từ ngày 16-23/9), tại Đà Nẵng, Hội Chữ thập đỏ thành phố Đà Nẵng và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Khánh Hòa tổ chức khóa "Tập huấn cho tập huấn viên sơ cấp cứu Chữ thập đỏ về 24 kỹ thuật sơ cấp cứu nâng cao" (Chủ đề 1) có 16 thành viên tham dự. Các học viên đang dự...