Đà Nẵng: Những ngành nghề nào được hoạt động trở lại từ ngày 23/4?
Khuya 22/4, UBND TP.Đà Nẵng đã có văn bản liên quan đến việc cho phép hàng loạt ngành nghề được hoạt động trở lại.
Khuya 22/4, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng vừa ký ban hành văn bản liên quan các nội dung về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, UBND TP.Đà Nẵng quyết định tiếp tục tạm dừng các hoạt động từ ngày 23/4 gồm: Các hoạt động tại các khu vui chơi giải trí tập trung, khu, điểm du lịch, hoạt động các tuyến xe buýt nội đô, liên tỉnh Đà Nẵng – Quảng Nam và Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế; xe du lịch điện, vận tải khách thủy nội địa. Đồng thời yêu cầu tiếp tục dừng các nghi lễ tôn giáo tập trung trên 20 người tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự và hoạt động vũ trường, karaoke, bar, pub, lễ hội, rạp chiếu phim, massage, tham quan bảo tàng và di tích, trò chơi điện tử, trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, casino, thư viện, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi và giải trí trong nhà. Kể các các hoạt động thể dục thể hình, khiêu vũ thể thao, bi-a, yoga, bể bơi cũng tiếp tục tạm dừng hoạt động.
Ngoài ra, UBND TP.Đà Nẵng cũng quyết định cho phép các hoạt động sau đây được phép hoạt động kể từ ngày 23/4, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc về giãn cách, giữ khoảng cách giữa người với người, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc, không tập trung đông người và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo đúng quy định: Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, hoạt động xe du lịch, xe hợp đồng, xe taxi nhưng chỉ được phép vận chuyển 50% số lượng khách theo số lượng ghế ngồi của xe và các hoạt động tắm biển nhưng phải đảm bảo không tập trung đông người tại cùng một thời điểm. Đồng thời, khuyến khích chủ các cơ sở, cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống thực hiện bán mang đi, bán trực tuyến. Trong trường hợp bán tại chỗ thì phải thực hiện bố trí đảm bảo khoảng cách 2 mét giữa khách hàng, người phục vụ…
Video đang HOT
Từ ngày 23/4, nhiều ngành nghề ở Đà Nẵng được hoạt động trở lại nhưng phải tuân thủ quy định phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Đình Thiên
Trong văn bản vừa ban hành, UBND TP.Đà Nẵng cũng yêu cầu tất cả công chức, viên chức, cán bộ, người lao động tại các đơn vị, cơ quan, địa phương tổ chức làm việc bình thường. Đối với hoạt động giáo dục thì Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường và có kế hoạch cho học sinh, học viên, các trường, trung tâm từ lớp 1 đến lớp 12, học viên các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, dạy thêm-học thêm… đi học lại từ ngày 4/5; học sinh mầm non đi học lại từ ngày 11/5…
Đối với việc cách ly công dân từ các địa phương có dịch, UBND TP.Đà Nẵng cũng tạm dừng việc tổ chức cách ly công dân từ TP.Hà Nội và TP.HCM kể từ ngày 23/4 nhưng phải hướng dẫn thực hiện tự theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Để đảm bảo dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, UBND TP.Đà Nẵng tiếp tục duy trì hoạt động kiểm soát, giám sát y tế tại sân bay, cảng biển, ga tàu. Đồng thời yêu cầu UBND các quận, huyện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát công nhân ở các khu lao động, đặc biệt ở các khu nhà trọ, người lao động tự do, người yếu thế, học sinh, sinh viên trên địa bàn để kịp thời phát hiện các trường hợp có nguy cơ và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp.
Đình Thiên
Chấn chỉnh quy trình duy tu đường sắt sau vụ ô tô đâm nhân viên gác chắn
Cục Đường sắt VN yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn trong quá trình duy tu, sửa chữa đường sắt sau vụ ô tô đâm nhân viên gác chắn ở Đà Nẵng.
Cục Đường sắt VN yêu cầu chấn chỉnh công tác an toàn sau tai nạn ô tô đâm nhân viên gác chắn ở Đà Nẵng
Cục Đường sắt VN cho biết, trước thông tin xảy ra tai nạn ô tô đâm gãy chân nhân viên gác chắn đang làm vệ sinh trên mặt đường ngang Km795 290 tuyến đường sắt Bắc - Nam (xã Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) vào sáng 27/12, đơn vị này đã có văn bản yêu cầu các đơn vị đường sắt rà soát, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn khi duy tu, bảo trì, tác nghiệp.
Cụ thể, đối với Tổng công ty Đường sắt VN, phải trực tiếp tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo ATGT đường sắt khi thi công, bảo trì kết cấu hạ tầng công trình đường sắt trên các tuyến đường sắt quốc gia. Trong mọi trường hợp phải tổ chức cắm biển phòng vệ thi công theo quy định nhằm tránh các trường hợp tương tự như trên xảy ra, đồng thời đảm bảo ATGT đường sắt dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2019.
Tổng công ty Đường sắt VN cũng cần tổng kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu thi công, các ban quản lý dự án và tư vấn giám sát thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo ATGT đường sắt trong quá trình thi công, tập kết vật liệu, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. Chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương để có biện pháp ngăn ngừa các hành vi lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt và các hành vi tiềm ẩn có nguy cơ mất ATGT đường sắt.
Đối với các công ty cổ phần đường sắt bảo trì cầu đường và các công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt, Cục Đường sắt VN yêu cầu người đứng đầu các đơn vị phải tổ chức và trực tiếp kiểm tra công tác đảm bảo ATGT khi thi công hoặc khi bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt trong phạm vi quản lý. Đồng thời, kiểm tra và có biện pháp xử lý khắc phục ngay các tồn tại nguy cơ tiềm ẩn đến ATGT đường sắt; các hành vi vi phạm quy trình tác nghiệp trong quá trình thi công bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm bảo đảm an toàn thi công, an toàn chạy tàu và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.
"Người đứng đầu đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định pháp luật nếu để xảy ra tai nạn giao thông do lỗi chủ quan của mình gây ra", văn bản nêu rõ.
Theo baogiaothong
Đau đầu tìm phương án "nghỉ" Tết cho con Học sinh được nghỉ Tết dài ngày hơn phụ huynh. Vì vậy câu hỏi đặt ra là gửi con ở đâu trong những ngày này là bài toán đau đầu không chỉ đối với các bậc cha mẹ làm công sở mà với cả phụ huynh làm nghề tự do, kinh doanh hay doanh nghiệp... Thi viết chữ đẹp trong Ngày hội mùa...