Đà Nẵng: Nhà Hàng đầu tiên chịu chi miễn phí tiền taxi cho khách nhậu say sau Nghị định 100
Sau khi Nghị định 100/2019 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, nhiều thực khách tại Đà Nẵng không biết đi ăn nhậu ra sao khi số tiền phạt có thể lên đến 40 triệu đồng.
Qua đó, Nhà Hàng Cá Lửa và Nướng Đà Thành nắm bắt tâm lý khách hàng, phát miễn phí vé đi GrabCar cho khách hàng đến ăn uống tại Nhà Hàng, áp dụng cho 4 người trở lên, đi vòng bán kính 5km và vé GrabBike dành cho mỗi một khách đi riêng lẻ.
Mục đích làm việc này cũng mong muốn giữ chân khách hàng và muốn khách đến nhà hàng sau khi sử dụng rượu, bia sẽ an tâm hơn khi ra về, ở tình trạng có hơi men trong người sẽ vi phạm luật giao thông, gia đình an tâm hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn chủ động liên kết với các tài xế để đưa khách đã sử dụng rượu, bia về tận nhà. Riêng xe của khách tới quán sẽ được nhà hàng bố trí chỗ giữ xe qua đêm để hỗ trợ khách
Được biết, ngày 1/1/2020 Nghị định 100/2019 đã được ban hành, tại Điều 5 của luật này có 13 hành vi bị nghiêm cấm để phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Trong đó, đáng chú ý là hành vi: “Điều khiển phương tiện giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
Như vậy, từ ngày 1/1, việc “Đã uống rượu bia, không lái xe” sẽ chính thức được luật hóa đối với người sử dụng rượu, bia.
Video đang HOT
Theo thodiadathanh.com
Phạt nặng người uống rượu, bia điều khiển xe: Lo ngại gia tăng "chung chi"
"Luật đưa ra với tính nhân văn, sức hiệu triệu với một thông điệp tốt cho xã hội như vậy. Thế nhưng những người tác nghiệp, thực thi pháp luật mà không đàng hoàng thì lại vô tình biến luật thành điều không tốt, ảnh hưởng tới xã hội", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong nhìn nhận khi Nghị định 100 vừa đi vào cuộc sống.
Luật ra đời nhằm từng bước thay đổi hành vi uống rượu, bia. Trong ảnh là lực lượng cảnh sát giao thông Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông Ảnh: Như Ý
Toàn xã hội vào cuộc giám sát
Nghị định 100 của Chính phủ có hiệu lực từ năm 2020 áp dụng mức xử phạt rất cao và phạt tất cả những ai lái xe mà trong máu có nồng độ cồn, dù ít hay nhiều. Từ "ma men", "anh hùng bàn nhậu" đến những người chỉ uống một chén cho vui đều ngã ngửa khi nhìn vào mức xử phạt. Cá nhân ông có đồng tình với những quy định mới đang được áp dụng?
- Việc soạn thảo Nghị định 100 thay thế Nghị định 46 thuộc thẩm quyền của Chính phủ, và tinh thần xử lý nghiêm người sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện giao thông đã được đưa vào luật. Điều này cũng thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ, Quốc hội trong việc phòng chống tác hại rượu bia, ngăn ngừa cho xã hội tai nạn giao thông, nhằm thay đổi hành vi, nhận thức.
Quá trình Chính phủ soạn thảo nghị định, chúng tôi không được tham gia, nhưng mong muốn của Chính phủ là nâng mức hình phạt cao lên để tăng tính răn đe, giảm thiểu tai nạn giao thông và cũng tạo thói quen tốt, qua đó cũng hạn chế những tác hại khác mà nó mang lại. Có thể nói quyết tâm chính trị của Chính phủ rất cao. Điều đó cần thiết và cần được ủng hộ.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong
Tuy nhiên luật nào ra đời và đi vào cuộc sống thì bao giờ cũng có nguy cơ bị lợi dụng và lạm dụng. Nếu không có giám sát thì có thể sẽ trở thành "miếng mồi ngon" để người ta lạm dụng và lợi dụng. Đây cũng là điều đang được dư luận xã hội rất quan tâm và bản thân chúng tôi cũng thấy điều đó. Trước đây quy định phải 0,5 mg/lít nồng độ cồn trong khí thở trở lên mới bị phạt, còn bây giờ cứ có nồng độ cồn trong khí thở là phạt.
- Tôi không biết Chính phủ tổng kết đánh giá việc này như thế nào để có thay đổi đó trong Nghị định 100. Sau này trong quá trình giám sát sẽ phải bàn bạc lại vấn đề này. Bởi như quy định hiện nay, người ta có thể chỉ uống chút rượu, bia khi ăn cơm, thậm chí ăn hoa quả hay uống thuốc với mấy chục loại cũng có thể làm tăng nồng độ cồn. Như thế không khéo cũng bị phạt oan, rồi không khéo lại dễ sinh ra móc ngoặc, chung chi, tôi bỏ cho anh một vài trăm nghìn rồi được đi thay vì xử phạt. Điều này người dân rất quan tâm và tôi cho là rất đúng.
Theo ông, cần phải có giải pháp gì để ngăn chặn được tình trạng chung chi, tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT)?
- Điều này đòi hỏi trách nhiệm của những người tác nghiệp, trực tiếp là CSGT, tôi cho là anh phải làm đàng hoàng và làm tốt.
Hiện nay, có 20 nước áp dụng phương án cứ có nồng độ cồn trong khí thở thì xử phạt, và Nghị định 100 này có hiệu lực thì chúng ta nằm trong nhóm 20 nước đó. Còn lại 80 nước thì mức độ cồn trong khí thở phải đạt đến ngưỡng nào đó người ta mới xử phạt.
Việc này chúng ta cần phải xem xét, nghiên cứu chứ không thể làm "một phát ăn ngay" được. Bởi không khéo dễ dẫn đến bị lạm dụng và lợi dụng, như vậy sẽ phản tác dụng. Luật đưa ra với tính nhân văn, sức hiệu triệu với một thông điệp tốt cho xã hội như vậy, thế nhưng những người tác nghiệp, thực thi pháp luật mà không đàng hoàng thì lại vô tình biến luật thành điều không tốt, ảnh hưởng tới xã hội.
Giám sát về việc này không chỉ riêng Quốc hội, hay cơ quan có thẩm quyền nào, mà cần có sự tham gia giám sát của toàn dân dưới góc độ phản biện xã hội. Nếu thấy lực lượng CSGT làm không đúng, người dân hoàn toàn có thể chụp ảnh, quay phim rồi đưa lên mạng xã hội để cho toàn dân biết ai làm sai, ai vi phạm, ai cố tình lợi dụng, lạm dụng thực thi pháp luật? Nếu xảy ra vi phạm phải xử lý đến nơi đến chốn, và cũng phải thông qua việc này mà làm trong sạch đội ngũ tác nghiệp.
Trong dư luận hiện nay, theo tôi được biết thì lòng tin của người dân với lực lượng CSGT chưa được tốt. Cho nên mấy anh đã ra quân thì phải làm cho tốt, cho công khai minh bạch và cho đàng hoàng. Thực hiện quy định xử lý này phải làm lâu dài, bền vững chứ không phải ra quân vài bữa cho có phong trào, sau đó đâu vào đấy rồi lợi dụng, lạm dụng, làm méo mó chính sách cũng như hình ảnh của người CSGT, như vậy càng không hay.
Giám sát CSGT, thanh tra giao thông không thể chỉ là mong muốn họ làm tốt mà cần có biện pháp cụ thể để đảm bảo hiệu quả, thưa ông?
- Bộ Công an và Chính phủ đã tính toán chế độ lương bổng và những bồi dưỡng ca kíp của lực lượng công an, so với nhiều lĩnh vực khác cũng tương đối tốt. Tuy nhiên ở đây là lo ngại sự lợi dụng và lạm dụng chính sách trục lợi. Đương nhiên sự lo ngại này thì lĩnh vực nào cũng có. Muốn ngăn chặn tình trạng này, dư luận phải lên tiếng, giám sát phản biện xã hội với một quyết tâm nỗ lực cao.
Bên cạnh đó những cán bộ, chiến sĩ vi phạm phải bị xử lý nghiêm minh, chứ không thể vi phạm đầu này lại chuyển sang đầu kia, trạm này chuyển trạm kia, như vậy là không đàng hoàng, người ta không phục. Trục lợi chính sách, ăn đút lót với nhau thì đó cũng là hình thức tham nhũng. Đã vi phạm thì tùy theo mức độ, nếu phát hiện được phải xử lý nghiêm, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự, cho ra khỏi ngành, như vậy mới có thể đem lại lòng tin cho nhân dân và đảm bảo tính răn đe.
Thay đổi hành vi ép rượu, bia
Luật quy định về những hành vi cấm lôi kéo, xúi giục người khác uống rượu bia. Tuy nhiên để xử phạt các hành vi này hoàn toàn không đơn giản, thưa ông?
- Quy định này như một thông điệp để định hướng giúp người dân tự nhận thức và thay đổi hành vi của mình. Bởi lẽ thực tiễn Việt Nam có tình trạng khích bác, xúi giục thậm chí ép buộc nhau uống rượu, bia ghê gớm lắm. Người ta không uống nổi mà vẫn cứ ép người ta uống, dẫn đến những hệ lụy không hay và nó gây hại cho xã hội.
Chẳng hạn khi vào quán nhậu, ở nhà hàng có camera, trường hợp anh ép người ta uống say dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, như đánh nhau gây thương tích, rồi làm mất trật tự công cộng, mà có người tố giác thì sẽ xử lý hành vi đó. Còn xử lý thế nào thì tùy vào mức độ, có thể xử lý hành chính, nếu đặc biệt nghiêm trọng có thể xử lý hình sự. Ngay ở mỗi cơ quan cũng vậy, đồng nghiệp hay ép nhau dẫn đến những chuyện không hay, thì khi kiểm điểm cuối năm, sinh hoạt chi bộ hằng tháng có thể nhắc nhở, phê bình, kỷ luật được rồi.
Khi làm Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có tính đến yếu tố trách nhiệm của người sản xuất, người kinh doanh, rồi người uống rượu, bia cũng phải có trách nhiệm, hay những người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị, những người có thẩm quyền cũng phải nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước. Những trách nhiệm đó có điều thể chế hóa trong luật, có điều được hướng dẫn để thực thi thông qua nghị định, nhưng có những điều như một lời kêu gọi hiệu triệu, một thông điệp để cho xã hội nâng dần nhận thức.
Những hành vi này hiện chưa xử lý ngay được vì chưa có nghị định hướng dẫn, nhưng người dân cũng hiểu ra: "À, mình không nên ép người khác uống rượu bia nữa, vì ép uống là vi phạm pháp luật". Với sản xuất rượu thủ công cũng buộc phải đăng ký để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Những điều này đều phải có văn bản hướng dẫn, rồi dần dần thay đổi thói quen. Nước ta với 54 dân tộc, người sống ở đồng bằng đã vậy còn miền núi, vùng sâu vùng xa, (có nơi "uống rượu thay nước") do đó phải dần dần để thay đổi nhận thức và thay đổi hành vi uống rượu, bia.
Cảm ơn ông!
Theo Thành Nam (thực hiện) (Tiền Phong)
Đà Nẵng: Trồng hoa chậu mini công nghệ cao, kiếm bộn tiền Nhận thấy mô hình trồng hoa chậu mini đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Thái Văn Công (SN 1981, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) đã mạnh dạn đầu tư. Đến nay, trang trại hoa mini công nghệ cao của anh Công được xem là mô hình trồng hoa điển hình nhất tại địa phương. Không khó...