Đà Nẵng: Nguồn nước sinh hoạt lại bị nhiễm mặn
Liên tiếp nhiều ngày qua, người dân ở TP. Đà Nẵng liên tục phản ánh về tình trạng nước sinh hoạt của họ có màu vàng đục, lắng nhiều cặn bẩn…
Cửa thu nước trên sông Cầu Đỏ hiện đã bị nhiễm mặn (ảnh: Báo Thanh niên).
Trước những phản ánh của người dân, Báo Công an nhân dân cho biết, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng đã trực tiếp thị sát, kiểm tra tình hình bơm nước phòng mặn tại trạm bơm An Trạch. Tại đây, ngoài việc chỉ đạo thực hiện một số biện pháp khẩn trương khắc phục tình trạng nhiễm mặn, lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện một số công việc nhằm bảo đảm việc cấp nước an toàn cho nhân dân thành phố.
Theo đó, thời gian gần đây, một số người dân ở các quận Thanh Khê, Cẩm Lệ phản ánh, nước sinh hoạt có hiện tượng cặn bẩn, có màu đục và có độ lợ trong nước. Ông Hồ Hương – Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) cho biết, nguyên nhân là do hiện tượng triều cường đã làm lượng nước tại cửa thu nước Cầu Đỏ bị nhiễm mặn nặng.
Ông Hương cũng cho biết, độ mặn đo được tại cửa thu Cầu Đỏ trên 1.270mg/l. Các máy bơm tại trạm An Trạch hoạt động rất tích cực hết công suất nhưng cũng chỉ có thể làm giảm độ mặn xuống còn 254mg/l.
Theo Báo điện tử VOV.VN, tình trạng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn TP. Đà Nẵng xảy ra nhiễm mặn ngay từ những ngày đầu tháng 2/2019, xâm nhập mặn tái diễn trên sông Cầu Đỏ. Diễn biến độ mặn quan trắc được tại cửa thu nước Cầu Đỏ cho thấy độ mặn trong những ngày qua ở mức báo động. Mới đây, độ mặn cao nhất ghi nhận được vào cuối ngày 16/2 đã lên đến hơn 1.640 mg/l, vượt mức cho phép khai thác nước mặt trên sông Cầu Đỏ.
Báo này cũng dẫn lời ông Phan Lưu – Giám đốc Xí nghiệp sản xuất nước, Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng cho biết, giải pháp cấp bách hiện nay là phải bơm nước từ đập dâng An Trạch chuyển về xử lý tại Nhà máy nước Cầu Đỏ. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng của thành phố Đà Nẵng vượt công suất thiết kế của Trạm bơm phòng mặn An Trạch. Do vậy, nguồn nước cấp cho thành phố Đà Nẵng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Được biết, để đảm bảo cấp nước sạch cho người dân thành phố, Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng vận hành 2 máy bơm có công suất 2.200m3/giờ và 1 máy bơm có công suất 3.000m3/giờ đưa nước ngọt từ Trạm bơm phòng mặn An Trạch về Nhà máy nước Cầu Đỏ. Hiện, trữ lượng nước tại đập dâng An Trạch đủ để vận hành máy bơm, nhưng lượng nước thô bơm về Nhà máy nước Cầu Đỏ không đủ. Vì thế, giải pháp hiện nay là đẩy mặn tại sông Cầu Đỏ để khai thác được một phần nguồn nước thô kết hợp với bơm nước từ đập An Trạch về nhằm đủ nước thô phục vụ sản xuất, cấp nước cho người dân thành phố. Đồng thời, đề xuất đề xuất các nhà máy thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia như: thủy điện Sông Bung 4, Đăk Mi 4 xả nước về sông Vu Gia để đẩy mặn.
Video đang HOT
“UBND TP. Đà Nẵng sẽ làm việc với Công ty Thủy điện Đăk Mi và Sông Bung để chia sẻ nguồn nước về sông Vu Gia, đưa về sông Yên theo lịch trình, kế hoạch và nhu cầu của TP. Đà Nẵng. Tại sông Quảng Huế, sẽ phối hợp với tỉnh Quảng Nam nghiên cứu để xây dựng đập ngăn mặn, nhưng có hệ thống van để đáp ứng nhu cầu cấp nước sản xuất cho tỉnh Quảng Nam… ” – Báo Công an nhân dân cho biết thêm.
BM (tổng hợp)
Theo Dansinh
Bí thư Trương Quang Nghĩa: 'Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco'
Tại buổi làm việc với Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) quanh vấn đề thiếu nước trên diện rộng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cảnh báo: "Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco".
Ngày 24/11, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Dawaco.
Báo cáo trước Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Nguyễn Trường Ảnh (Chủ tịch HĐQT Dawaco) thừa nhận, Dawaco đã chủ quan, không lường trước được tình trạng nhiễm mặn tại sông Cầu Đỏ ngay trong mùa mưa lũ. Dawaco chưa kịp thời ứng phó với sự cố bơm, cho dù sự cố xảy ra trong đợt mặn, dẫn đến không có máy bơm dự phòng từ ngày 3 đến 9/11.
"Khi xảy ra tình trạng thiếu nước, chúng tôi đã thông tin đến khách hàng quá trễ, chưa thông báo kịp thời bằng tin nhắn cho từng khách hàng nên không nhận được sự thông cảm của khách hàng", ông Ảnh nói.
Tại buổi làm việc với Dawaco, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh: "Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco. Phải có cơ chế truất quyền điều hành của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của đơn vị cung cấp nước và thay thế bằng người có năng lực".
Sau khi lắng nghe trình bày của đại diện Dawaco, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa ngay lập tức nhấn mạnh: "Nếu không can thiệp, người dân sẽ thành con tin của Dawaco. Phải có cơ chế truất quyền điều hành của tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT của đơn vị cung cấp nước và thay thế bằng người có năng lực".
Ngoài ra, ông Trương Quang Nghĩa cũng đề nghị UBND thành phố đưa ra mô hình chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm toàn diện về Dawaco là Sở Xây dựng. Theo ông Nghĩa, Sở Nội vụ không nên quản lý con người ở Dawaco.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Sở KH&ĐT Đà Nẵng cũng khẳng định phương án đầu tư công đối với nhà máy nước Hòa Liên (công suất 120.000 m3/ngày đêm) là khả thi.
Cũng tại buổi làm việc, đại diện Sở KH&ĐT Đà Nẵng cũng khẳng định phương án đầu tư công đối với nhà máy nước Hòa Liên (công suất 120.000 m3/ngày đêm) là khả thi.
"Quan điểm của Sở KH&ĐT là giao cho một BQL dự án đứng ra tổ chức đấu thầu. Thời gian xây dựng dự án khoảng 25 tháng. Sau đó là đấu thầu chọn đơn vị vận hành và việc này phải làm song song với quá trình xây dựng để kịp thời vận hành ngay sau khi xây dựng xong", lãnh đạo Sở KH&ĐT nói.
Trong khi đó, ông Đặng Việt Dũng (Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) cho rằng bằng mọi giá đến cuối năm 2020 phải đưa nhà máy nước Hòa Liên vào hoạt động, nếu không thành phố sẽ lại lâm vào tình cảnh thiếu nước.
Trước đó, như VTC News đưa tin, những ngày đầu tháng 11, hàng trăm người dân ở Đà Nẵng ngao ngán vì nước do Dawaco cung cấp rất yếu và thường xuyên lâm vào tình cảnh mất nước.
Ngày 13/11, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã đề nghị cơ quan chức năng xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra tình trạng thiếu nước sạch, cần chấn chỉnh, đề xuất hình thức xử lý trách nhiệm.
Ngày 15/11 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Châu Trần Vĩnh (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước) đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan đến tình hình thiếu nước trên diện rộng ở Đà Nẵng.
Ngày 15/11, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường do ông Châu Trần Vĩnh (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước) đã có buổi làm việc với các công ty khai thác công trình thủy lợi, các nhà máy nước, đại diện các nhà máy thủy điện tại hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng để nắm bắt thực trạng cấp nước cho người dân TP Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh nhận định rằng nguy cơ rất cao xảy ra hạn hán trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn. Vì vậy, 4 hồ chứa lớn phải hết sức lưu ý.
Liên quan đến việc quản lý vận hành hệ thống nhà máy nước của Dawaco, ông Vĩnh cho hay: "Chúng tôi đã có một buổi đi khảo sát thực tế liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước cho nhà máy nước Cầu Đỏ nói riêng cũng như đảm bảo nguồn nước hạ lưu sông Vu Gia.
Hai đợt nhà máy nước thiếu nước do nhiễm mặn cao, liên quan đến giải pháp vận hành của nhà máy. Nhà máy nước cần có giải pháp để nâng cao hiệu quả vận hành, đảm bảo nguồn nước được cấp liên tục và ổn định. Đặc biệt phải ưu tiên cao nhất nước sinh hoạt cho người dân".
THANH BA
Theo VTC
Vì sao nhiều khu vực ở Đà Nẵng thiếu nước sạch trầm trọng? Sở Xây dựng Đà Nẵng thông tin về tình hình thiếu nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP. Đà Nẵng và đưa ra một số giải pháp khắc phục. Ngày 8/11, Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, đơn vị này vừa ban hành thông báo với nội dung liên quan đến tình hình thiếu nước sinh hoạt ở TP. Đà Nẵng...