Đà Nẵng: Nghiêm cấm thực hiện rao bán nhà ở chưa đủ điều kiện mở bán
Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị liên quan, chủ đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS), cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư theo Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 9/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Các chủ đầu tư có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc và hoàn thành các thủ tục về bán nhà ở hình thành trong tương lai, thủ tục nghiệm thu trước khi bàn giao nhà. Nghiêm cấm thực hiện rao bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện mở bán, trái với các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh BĐS.
Phân định phần sở hữu chung, sở hữu riêng giữa chủ đầu tư và các chủ sở hữu nhà chung cư, không để xảy ra tranh chấp, khiếu nại khi đưa chung cư vào sử dụng.
Trường hợp bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài, phải đảm bảo các thủ tục, giới hạn số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân người nước ngoài được sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành.
UBND các quận, huyện nơi có nhà chung cư có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước tại địa phương trong việc bàn giao hồ sơ nhà chung cư của chủ đầu tư cho Ban quản trị; chỉ đạo UBND phường, xã nơi có nhà chung cư trong việc tổ chức Hội nghị nhà chung cư khi chủ đầu tư đã tổ chức Hội nghị nhà chung cư nhưng không đủ số lượng người tham gia hoặc chủ đầu tư không tổ chức Hội nghị nhà chung cư khi đã đủ điều kiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BXD, Thông tư số 28/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng và các quy định pháp luật có liên quan.
Video đang HOT
Đồng thời, tiếp tục thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý Nhà nước về nhà chung cư; kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư tổ chức Hội nghị nhà chung cư để thành lập Ban quản trị theo Quy chế; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xử lý, giải quyết kịp thời những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn, phối hợp với Sở Xây dựng giải quyết những trường hợp phức tạp kéo dài; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND thành phố xin ý kiến chỉ đạo giải quyết theo quy định.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ, không đúng hạn kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ.
Tiến hành kiểm tra, xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh BĐS, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
Theo Nguyễn Tuấn
Báo xây dựng
Tín dụng bất động sản: Không nên quá lo lắng!
Không ít người vẫn cho rằng, kinh doanh bất động sản (BĐS) là ngành phi sản xuất. Nhưng trên thực tế, BĐS là một sản phẩm đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất và cũng là sản phẩm tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với con người.
Để kinh tế phát triển, cần có nhà máy, văn phòng, cửa hàng;... để tạo ra cơ sở sản xuất - kinh doanh và các điều tiên quyết để có các cơ sở này chính là phải có một sản phẩm BĐS nào đó.
Đối với người tiêu dùng, BĐS là một dạng sản phẩm vừa thiết yếu (ai cũng cần có nhà để ở), vừa xa xỉ (khi nhu cầu BĐS không chỉ để ở mà còn để tận hưởng cuộc sống). Như vậy có thể thấy, BĐS không chỉ là đầu vào thiết yếu của quá trình sản xuất, mà còn là sản phẩm tiêu dùng quan trọng đối với một người tiêu dùng điển hình.
Đồng thời, BĐS còn là phương tiện tích trữ tài sản và là phương tiện chủ yếu để đảm bảo các khoản vay phục vụ các mục đích sản xuất và tiêu dùng khác. Khi giá BĐS tăng lên thì tài sản của người dân tăng lên, người ta có khả năng tiếp cận tín dụng tốt hơn, tiêu dùng và đầu tư sẽ tăng lên, qua đó sẽ hỗ trợ tăng trưởng sản xuất.
Các tổ chức tín dụng đã đáp ứng tốt nhu cầu tín dụng cho
người mua nhà trong năm 2017. Ảnh: Lê Toàn
Mặc dù BĐS là ngành thiết yếu trong nền kinh tế, sự phát triển ổn định của ngành này là động lực quan trọng để phát triển bền vững nền kinh tế nói chung, song cũng tiềm ẩn rủi ro cao khi rất dễ tạo ra các "bong bóng" đầu cơ và có nguy cơ gây đổ vỡ cả nền kinh tế khi các "bong bóng" vỡ.
Do đó, chính sách tiền tệ đối với BĐS không phải là hạn chế tín dụng vào ngành này, mà là phải hỗ trợ để ngành ngày càng phát triển lành mạnh; có các giải pháp kiểm soát chặt chẽ để hạn chế tối đa các nguy cơ gây ra "bong bóng" trên thị trường.
Tuy tăng trưởng kinh tế năm 2016 và 2017 liên tục có tốc độ khả quan, đạt lần lượt 6,21% và 6,81%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh BĐS trong 2 năm này chỉ lần lượt là 4% và 4,07%. Nếu tính cả ngành kinh doanh BĐS và xây dựng thì tốc độ tăng trưởng chung trong năm 2016 và 2017 lần lượt là 7,2% và 6,61%, thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nền kinh tế và chưa cho thấy có dấu hiệu quá nóng nào.
Tín dụng đối với ngành kinh doanh BĐS vào cuối tháng 11/2017 tăng 8,56% so với cuối năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng tín dụng chung toàn hệ thống và chiếm tỷ trọng 6,53%. Tính cả dư nợ cho vay phục vụ đời sống đối với nhu cầu mua nhà, thì tỷ trọng tín dụng đối với phân nhóm này tại thời điểm 30/11/2017 cũng chỉ tăng khoảng 8,65% so với dư nợ tín dụng chung và tăng khoảng 23% so với tháng 1/2017.
Có thể thấy, năm 2017, một mặt hệ thống các tổ chức tín dụng đã đáp ứng được nhu cầu tín dụng để phục vụ nhu cầu nhà ở của người dân, mặt khác vẫn đảm bảo kiểm soát để thị trường BĐS không tăng đột biến, tạo "bong bóng" bất lợi cho nền kinh tế.
Động thái Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời gian giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn từ 50% năm 2017 xuống còn 45% năm 2018 và 40% năm 2019 chính là biện pháp để cân đối hài hoà cả hai mục tiêu nói trên, nhằm hỗ trợ nhu cầu phát triển ổn định, bền vững.
Theo Đầu tư chứng khoán
Tổng dư nợ tín dụng BĐS năm 2017 đạt hơn 471.000 tỷ đồng Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã công bố báo cáo dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS) trong quý IV/2017. Dư nợ tín dụng BĐS đạt trên 471.000 tỷ đồng Cụ thể, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh BĐS đến hết năm 2017 đạt 471.022 tỷ...