Đà Nẵng: Nâng chuẩn hộ nghèo là cách thoát nghèo bền vững
Nâng chuẩn hộ nghèo được xem là khâu đột phá của thành phố Đà Nẵng trong thực hiện chính sách giảm nghèo.
Năm 2015, thành phố Đà Nẵng cơ bản xóa hết hộ nghèo, về đích sớm 2 năm so với kế hoạch. Không dừng lại kết quả này, Đà Nẵng quyết định nâng mức chuẩn thu nhập hộ nghèo cao hơn quy định chung của cả nước, đồng thời thực hiện nhiều chính sách đột phá trong giai đoạn tiếp theo với mục tiêu thoát nghèo bền vững.
Lãnh đạo Q. Hải Châu – Đà Nẵng phối hợp với DN trên địa bàn hỗ trợ xây nhà cho người nghèo (ảnh: CAND)
Gia đình bà Hoàng Thị Mỹ, ở tổ 106, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu là điển hình của sự vươn lên thoát nghèo ở thành phố Đà Nẵng. Năm 2004, chồng bà Mỹ đột ngột qua đời vì bệnh ung thư để lại bà và 3 đứa con nhỏ cùng khoản nợ hàng chục triệu đồng. Bà Mỹ làm thuê, làm mướn đủ nghề, bất kể sớm khuya nhưng phận nghèo luôn bám riết gia đình.
Năm 2013, địa phương hỗ trợ cho bà bộ tủ, bàn ghế và 30 triệu đồng làm vốn để bán hàng ăn uống. Sáng, bà Mỹ bán bánh mỳ, nước uống; chiều bán thức ăn nhanh. Bà con trong khu phố đến quán ăn “ủng hộ” bà Mỹ. Ba đứa con của bà, một buổi đi học, buổi ở nhà phụ mẹ bán quán. Nhờ khéo tay, nấu ăn ngon, quán bà Mỹ ngày một đông khách.
Bây giờ, mỗi ngày bà kiếm được từ 250 đến 300.000 đồng, gia đình đã thoát khỏi nghèo đói. Niềm vui lớn của bà Mỹ là 3 đứa con đều học giỏi, nhận được học bổng của nhiều tổ chức quốc tế. Riêng đứa con gái đầu đang du học tại Nhật Bản. Bà Mỹ cho biết, nhờ dành dụm bao năm nay, bà đã cất được ngôi nhà kiên cố và mua sắm nhiều tiện nghi trong gia đình.
Video đang HOT
Qua 2 năm thực hiện Đề án giảm nghèo, thành phố Đà Nẵng đã vận động được hơn 1.400 tỷ đồng, giúp đỡ hơn 23.000 hộ thoát nghèo, về đích trước 2 năm so với mục tiêu đặt ra. Thành công của Đà Nẵng trong công tác giảm nghèo là nắm sát hoàn cảnh từng hộ nghèo.
Ông Nguyễn Đăng Hải, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cho rằng, thông qua đối thoại, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể biết được bà con cần gì để hỗ trợ. Người nghèo cần nhà ở thì hỗ trợ tiền làm nhà, chưa có nghề hoặc nâng cao tay nghề thì đào tạo, cần sinh kế làm ăn thì hỗ trợ sinh kế, người đau ốm thường xuyên thì cấp thẻ bảo hiểm y tế…
Ông Nguyễn Đăng Hải cho biết: “Chính sự linh hoạt trong cách làm và biết huy động sự hỗ trợ từ mọi nguồn lực đã giúp công tác giảm nghèo thành công. Riêng với Mặt trận, tiếp tục vận động cuộc vận động Ngày vì người nghèo. Một năm, bình quân các cấp Mặt trận thành phố vận động khoảng 20 tỷ đồng vào Quỹ vì người nghèo. Các tổ chức chính trị – xã hội vận động vào Quỹ an sinh xã hội gấp 10 lần như vậy, vận động vào các mục tiêu an sinh xã hội để thực hiện”.
Không thỏa mãn với kết quả đạt được, thành phố Đà Nẵng quyết định nâng mức chuẩn thu nhập hộ nghèo cao hơn mức quy định chung của cả nước. Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo mới ở Đà Nẵng có thu nhập 1,1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1,3 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Trong khi đó, chuẩn hộ nghèo của cả nước hiện nay là có thu nhập 700.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở thành thị.
Theo chuẩn mới này, Đà Nẵng phấn đấu mỗi năm hỗ trợ từ 400 đến 600 hộ thoát nghèo, đến năm 2020 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn mới. Để đạt mục tiêu này, thành phố Đà Nẵng tiếp tục áp dụng nhiều chính sách đột phá như: Nâng mức hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tối đa 35 triệu đồng, sửa chữa tối đa 20 triệu đồng; giảm 60% tiền thuê nhà khi thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; giảm 50% tiền sử dụng đất; vận động các tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh phong trào giúp đỡ nhau nguồn vốn phát triển kinh tế để thoát nghèo.
Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, đây là chỉ tiêu rất cao, là thách thức lớn, đòi hỏi thành phố phải tập trung huy động mọi nguồn lực mới đạt được. Phải xem giảm nghèo là bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Muốn giảm nghèo thực sự, muốn giảm nghèo đa chiều phải dùng tổng lực nguồn xã hội. Không chỉ nguồn lực tập trung cho hộ nghèo mà phải có nguồn lực đầu tư cho an sinh xã hội, phải đảm bảo thoát nghèo thực chất, thoát nghèo bền vững.
Nâng chuẩn hộ nghèo được xem là khâu đột phá của thành phố Đà Nẵng trong thực hiện chính sách giảm nghèo. Điều quan trọng là Đà Nẵng loại bỏ tư tưởng “giấu nghèo” vì chạy theo căn bệnh thành tích. Bởi trên thực tế không ít địa phương vì áp lực “giảm nghèo”, áp đặt chỉ tiêu mà nhiều hộ chịu oan loại khỏi danh sách hộ nghèo. Hoặc nhiều hộ sớm tái nghèo do sự hỗ trợ, chăm lo chưa đến nơi đến chốn.
Đà Nẵng điều chỉnh chuẩn mức hộ nghèo cũng là cách để thoát nghèo bền vững../.
Đình Thiệu
Theo_VOV
Quốc hội duyệt chi 240.000 tỉ đồng để giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Với 88,26% đại biểu tán thành, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 với khoảng 240.000 tỉ đồng.
Atiso đỏ là loại cây dược liệu đang được coi là mũi nhọn xóa đói giảm nghèo tại Cát Bà - Ảnh: Lê Tân
Trong giai đoạn 2016-2020, các chương trình mục tiêu quốc gia gồm có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớivà Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị. Chương trình cũng hướng tới xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh, trật tự được giữ vững...
Mục tiêu cụ thể được đặt ra với chương trình này là đến năm 2020, số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Chương trình giảm nghèo bền vững có mục tiêu thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo giai đoạn 2016-2020.
Mục tiêu cụ thể của chương trình này là góp phần giảm tỉ lệ nghèo cả nước bình quân 1,0%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Về kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỉ đồng. Trong đó ngân sách trung ương là 63.155,6 tỉ đồng, ngân sách địa phương: 130.000 tỉ đồng.
Với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 46.161 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương: 41.449 tỉ đồng, ngân sách địa phương: 4.712 tỉ đồng.
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Sớm điều chỉnh chính sách cho vay với hộ nghèo - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trực tuyến sơ kết sáu năm (2009-2014) triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo. Thủ tướng cho rằng việc thực hiện nghị quyết trên...