Đà Nẵng muốn thúc đẩy thương mại và du lịch với các đối tác Nam Phi
Đoàn công tác của Thành ủy Đà Nẵng, do Phó Bí thư thường trực Thành ủy Võ Công Trí dẫn đầu, đã có chuyến công tác tại Nam Phi nhằm quảng bá và xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác.
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN)
Trong buổi làm việc ngày 28/9, với Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí đã thông báo các thành tựu về phát triển kinh tế- xã hội của thành phố trong năm 2017 và 8 tháng qua.
Tại cuộc gặp, Phó Bí thư thường trực Thành ủy đề nghị Đại sứ quán Việt Nam làm cầu nối giúp Đà Nẵng thiết lập quan hệ với các doanh nghiệp và các địa phương tại Nam Phi, tương tự như thành phố đã thiết lập mối quan hệ thành công và hiệu quả với 40 địa phương tại 14 quốc gia trên thế giới.
Về phần mình, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng cam kết sẽ cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại đại sứ quán và các cơ quan đại diện nỗ lực hết mình trong việc làm đầu mối thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại giữa Đà Nẵng và Nam Phi – một trong những nhiệm vụ trụ cột của công tác ngoại giao kinh tế hiện nay.
Liên quan đến các biện pháp cụ thể, Đại sứ Vũ Văn Dũng tham mưu Đà Nẵng cần có kế hoạch mời các đoàn doanh nghiệp Nam Phi đến khảo sát cơ hội hợp tác tại Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng – một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế nhanh cùng môi trường đầu tư thông thoáng và tiềm năng nhất cả nước.
Về xúc tiến du lịch, Đại sứ Vũ Văn Dũng cho biết mỗi năm có khoảng 5.000 khách du lịch Nam Phi đến Việt Nam và con số này có chiều hướng ngày càng tăng.
Đại sứ đề nghị Đà Nẵng cần chuẩn bị tốt hơn trong việc đón các khách du lịch từ Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung vì đây là đối tượng khách có những nhu cầu tương đối đặc thù, đặc biệt về ẩm thực.
Cùng trong chuyến công tác tại Nam Phi, thông qua giới thiệu của Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi, đoàn công tác của Thành ủy Đà Nẵng đã làm việc với đại diện của Bộ Công Thương Nam Phi, do ông Medileke Ramushu, Vụ trưởng Vụ Quan hệ song phương châu Á, Tổng cục Phát triển kinh tế và thương mại quốc tế dẫn đầu; gặp gỡ, trao đổi với Phòng Thương mại và công nghiệp Johannesburg (JCCI) do Chủ tịch JCCI Herman Breedt dẫn đầu.
Video đang HOT
Trong các buổi gặp gỡ, trao đổi, đoàn công tác của Thành ủy Đà Nẵng đã giới thiệu khái quát về thành phố Đà Nẵng, tình hình kinh tế-xã hội của địa phương có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
Đây là chuyến công tác đầu tiên của Thành ủy Đà Nẵng với các đối tác tại Nam Phi, đại diện của Thành ủy Đà Nẵng đề nghị phía đối tác Nam Phi hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác và du lịch giữa Đà Nẵng với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân Nam Phi.
Thành phố Đà Nẵng sẵn sàng đón tiếp các đoàn công tác của Bộ Công Thương cũng như JCCI và các đối tác để đẩy mạnh hợp tác giữa hai bên như đã phối hợp với Đại sứ quán Nam Phi tại Hà Nội thời gian qua.
Đại diện của Bộ Công Thương Nam Phi đánh giá cao tiềm năng phát triển của Đà Nẵng, cho rằng hai nước có tiềm năng lớn về dân số trẻ, số lượng khách du lịch ngày một tăng cũng như các sản phẩm nông nghiệp, trái cây có thể bổ sung lẫn nhau và bày tỏ hy vọng có cơ hội tham gia cụ thể hóa xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới.
Chủ tịch JCCI Herman Breedt đánh giá cao ý tưởng của đoàn công tác Thành ủy Đà Nẵng trong tìm kiếm đối tác, cho rằng JCCI với gần 4.000 hội viên trong đó có khoảng 400 hội viên hoạt động trên lĩnh vực du lịch sẽ có cơ hội trở thành đối tác tiềm năng với Đà Nẵng.
Đoàn công tác của Thành ủy Đà Nẵng và đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Johannesburg (JCCI) chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Đình Lượng/TTXVN)
JCCI sẵn sàng hỗ trợ Đà Nẵng trong giới thiệu đối tác trên các lĩnh vực cụ thể, tổ chức hội thảo quảng bá, xúc tiến thương mại, đầu tư, hợp tác, du lịch tại Đà Nẵng hoặc tại Nam Phi.
Trước đó, từ ngày 23-24/9 vừa qua, tại Qatar, đoàn công tác đã làm việc với Tổng giám đốc điều hành Hãng hàng không Qatar Airways Akbar Al Baker nhằm cụ thể hóa nội dung hợp tác giữa hãng và thành phố Đà Nẵng.
Theo kết quả đàm phán, từ 19/12 tới, Hãng Qatar Airways sẽ mở đường bay thẳng từ Doha của Qatar tới Đà Nẵng của Việt Nam, với tần suất 4 chuyến/tuần, sử dụng máy bay B787 Dreamliner.
Dự kiến, các chuyến bay của hãng Qatar Airways sẽ dừng đỗ tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng từ 20 giờ ngày hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau.
Hãng Qatar Airways sẽ hỗ trợ quảng bá, xúc tiến du lịch, đầu tư và thương mại của Đà Nẵng trên các phương tiện truyền thông của hãng trong thời gian một tháng kể từ thời điểm chuyến bay được mở; phối hợp và hỗ trợ tổ chức các đoàn du lịch trang trại (farm-trip), chuyến công tác của đoàn truyền thông (press-trip) từ các thị trường tiềm năng châu Âu, Trung Đông đến Đà Nẵng và xây dựng kế hoạch truyền thông cho đường bay.
Hiện Sân bay quốc tế Đà Nẵng có tần suất 200 chuyến/ngày, trong đó có 50 chuyến bay quốc tế. Khách ngoại quốc đến Đà Nẵng qua đường hàng không hiện chủ yếu đến từ các nước Đông Á, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu.
Do Doha là điểm trung chuyển lớn của khách quốc tế nên việc mở đường bay thẳng Doha-Đà Nẵng được hy vọng sẽ thu hút thêm đầu tư, thương mại, hợp tác và du lịch từ Trung Đông-châu Phi, Mỹ, châu Âu đến với thành phố Đà Nẵng./.
Theo vietnamplus
Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi Vũ Văn Dũng và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Võ Công Trí chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Phi Hùng/TTXVN)
Tạm dừng nhập khẩu thịt heo từ Hungary và Ba Lan vì dịch tả châu Phi
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chỉ đạo từ ngày 20/9 tạm dừng nhập khẩu thịt heo từ Hungary và Ba Lan vào Việt Nam cho đến khi có công bố an toàn.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa gửi công văn cho Đại sứ quán Hungary và Ba Lan về việc sẽ tạm dừng nhập khẩu thịt heo và các sản phẩm thịt heo có nguồn gốc từ các tỉnh của hai quốc gia này.
Nguyên nhân là tại Hungary và Ba Lan đang xảy ra bệnh dịch tả heo châu Phi (ASF).
Bộ NN&PTNN chỉ đạo dừng nhập khẩu thịt heo và sản phẩm từ thịt heo tại hai nước có dịch tả heo châu Phi - Hungary và Ba Lan. Ảnh: China Daily.
Theo thông tin từ Tổ chức Thú Y thế giới (OIE), từ đầu năm 2018 đến nay, Hungary đã xảy ra bệnh ASF trên heo rừng tại 2 tỉnh Heves và Szabolcs-Szatmar-Bereg làm chết 17 con và tiêu hủy 1 con heo. Tại Ba Lan là trên 315 con heo rừng và 162 con heo nuôi ở 5 tỉnh Warminsko-Mazurskie, Podkarpackie, Podlaskie Mazowieckie, Lubelskie.
Bộ NN&PTNT lý giải việc tạm dừng nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh dịch ASF, bảo đảm an toàn dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Theo đó, việc tạm dừng nhập khẩu sẽ bắt đầu từ ngày 20/9 cho đến khi Hungary và Ba Lan công bố an toàn ASF theo quy định của Tổ chức Thú Y thế giới.
Với những lô hàng thịt heo và sản phẩm thịt heo có nguồn gốc từ các tỉnh đang có dịch nhưng đã rời cảng trước ngày 20/9 và đang trên đường từ Hungary, Ba Lan đến Việt Nam vẫn được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, Bộ yêu cầu cơ quan thú y tổ chức kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nhất là bệnh ASF.
Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng có văn bản gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố giám sát chặt chẽ các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh dịch này nhập cảnh vào Việt Nam.
Đơn vị này cũng yêu cầu các cơ quan tăng cường công tác chống buôn lậu, nhằm ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm với hành vi vận chuyển trái phép, nhập lậu heo và sản phẩm từ heo.
Theo Tổng cục Hải quan, có 12 quốc gia có dịch tả heo châu Phi gồm Trung Quốc, Nga, Ba Lan, Czech, Hungary, Latvia, Moldova, Phần Lan, Romania, Nam Phi, Ukraine, Zambia.
Phúc Minh
Theo Zing
Giám sát chặt cửa khẩu, đường mòn để ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát chặt chẽ tại cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển xuất phát từ các nước có bệnh dịch tả lợn Châu Phi nhập cảnh vào Việt Nam. Ngày 14-9, ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng...