Đà Nẵng mua bảo hiểm cho cây xanh công cộng
Nhằm giảm thiệt hại khi xảy ra sự cố với cây xanh công cộng, chính quyền Đà Nẵng đang tính chuyện mua bảo hiểm.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa có băn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, rà soát, tổng hợp số lượng cây và chủng loại cần mua bảo hiểm để làm cơ sở bố trí kinh phí mua bảo hiểm an toàn cây xanh đô thị.
Việc mua bảo hiểm nhằm giảm thiệt hại khi có sự cố với cây xanh công cộng do Nhà nước quản lý. Hàng năm, Đà Nẵng sẽ xem xét, bố trí kinh phí để đơn vị thực hiện dịch vụ cây xanh mua bảo hiểm.
Mỗi năm Đà Nẵng có hàng ngàn cây xanh gãy, đổ trong bão. Việc mua bảo hiểm sẽ giảm được thiệt hại cho cây xanh do Nhà nước quản lý. Ảnh minh họa: Nguyễn Đông.
Theo thống kê, Đà Nẵng hiện có 88.000 cây bóng mát do Công ty công viên cây xanh thành phố quản lý. Tất cả cây xanh đều được đánh số và có “lý lịch” về vị trí, chủng loại, thời gian trồng… và được quản lý bằng công nghệ GIS.
Đà Nẵng cũng vừa phê duyệt danh mục 23 loại cây khuyến khích trồng, 39 loại hạn chế trồng và 9 loại cấm trồng trên đường phố. Theo đó, những loại cây cấm trồng trên đường phố là cô ca cảnh, đùng đình, gòn, lòng mức các loại, me keo, thông thiên, trúc đào, trứng cá, vông đồng. Đây được cho là cây có độc tố, có chất gây nghiện hoặc có đặc điểm gây nguy hiểm cho con người (có gai sắc nhọn, hoa quả, hạt… làm ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe con người và vệ sinh môi trường).
Ngoài yêu cầu các tổ chức, cá nhân không được phép trồng mới các cây thuộc danh mục cấm trồng, chính quyền Đà Nẵng cũng giao các đơn vị quản lý cây xanh đô thị lập kế hoạch thay thế dần những cây cấm trồng đang có trên địa bàn.
Video đang HOT
Nguyễn Đông
Theo VNE
Nghi án kẻ giấu mặt bức tử cây xanh có chủ đích tại TP.HCM
Thông tin nhiều cây xanh lâu năm tại TP.HCM vốn dễ sống, tán lá xum xuê, xanh mát, dễ thích nghi với môi trường, nhưng đột nhiên... chết, khiến người dân băn khoăn, khó hiểu...
Dùng hóa chất giết cây?
Theo tìm hiểu của PV báo Người đưa tin, khu vực xảy ra hiện tượng cây xanh chết tập trung ở những tuyến đường trung tâm thành phố, có mật độ lưu thông xe cộ cao, có nhiều biển quảng cáo... là đường Cách mạng tháng Tám (quận 1), đường Trường Sơn (quận Tân Bình), đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2), đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp).
Ghi nhận tại đường Cách mạng tháng Tám, hai cây sọ khỉ (còn gọi là cây xà cừ) bị chết không rõ nguyên nhân. Theo ông Lê Văn Ph. (45 tuổi), người dân sống tại tòa chung cư trong khu vực này không giấu nổi bức xúc: "Người dân không ai dại gì đi hại chết cây. Ở giữa khu vực trung tâm thành phố này, bóng mát từ cây xanh rất đáng quý, có tác dụng làm mát không khí, tạo không gian sống lý tưởng cho người dân. Thế nhưng, chẳng hiểu sao cây bỗng lăn đùng ra chết, thực sự không biết cách nào cứu cho chúng sống trở lại".
Nói về nguyên nhân hai cây sọ khỉ này bị chết, ông N., một người chạy xe ôm tại khu vực kể lại rằng, sau Tết Nguyên đán 2016 khoảng 10 ngày, trong một lần hẹn chờ khách hàng đi xe ôm trước cổng Liên đoàn Lao động TP., ông phát hiện ở gốc cây sọ khỉ tồn tại hàng chục năm (đường kính khoảng 10m, cao lớn) kế gốc cây có một can nhựa khoảng 3 lít, chứa hóa chất nồng nặc. Sau đó, ông đã báo với nhân viên cây xanh thuộc công viên Tao đàn gần đó tìm cách tẩy rửa hóa chất cho cây.
Tuy nhiên, mấy tháng sau, cây đã chết khô, bây giờ chuẩn bị phải đốn hạ. Cách đó khoảng 10 m, một cây sọ khỉ khác cũng trơ trọi cành lá, đã được cơ quan chức năng cho chặt tỉa cành khô, chỉ còn một ít lá xanh. Có lẽ thời gian không xa nó cũng sẽ chết và phải đốn hạ.
Hai cây sọ khỉ bị sát hại bằng hóa chất trên đường Cách mạng tháng Tám (quận 1) (Anh: Lành Nguyễn)
Tại khu vực đối diện cổng sân bay Tân Sơn Nhất, thuộc địa bàn quận Tân Bình - tuyến đường có mật độ xe cộ dày đặc, nơi được nhiều công ty đặt biển quảng cáo lớn, 6 cây me tây xum xuê lá che mát đoạn đường cũng bỗng dưng chết khô.
Sự việc này ngay lập tức được nhiều người thắc mắc và đặt ra câu hỏi: "Tại sao cùng một tuyến đường, cùng một loại cây trồng là me tây, nhưng chỉ 6 cây khu vực này chết, còn những cây khác ở trên tuyến đường khác vẫn sống tỏa bóng mát? Liệu có phải nguyên nhân do cây bị "đầu độc"".
Theo anh Nguyễn Văn H., nhân viên công ty Môi trường xanh - người có kinh nghiệm chăm sóc cây kiểng thì: "Chúng tôi cũng như nhiều người dân khu vực này đều hiểu, sát thủ của những cây xanh này.
Nếu cơ quan chức năng yêu cầu khai báo chúng tôi cũng sẽ hợp tác. Tuy nhiên, muốn xử lý những kẻ này ngoài lời khai cần có chứng cứ là những hình ảnh cụ thể. Do đó chúng tôi không dám nói khi không tận tay quay được clip. Nếu phát hiện lần nữa, chúng tôi sẽ khai báo và trình những chứng cứ cho cơ quan chức năng xử lý".
Theo anh H., trong quá trình chăm sóc cây kiểng tại đây, anh cùng một số người xe ôm phát hiện đối tượng giả danh nhân viên môi trường, ngang nhiên đi trên những xe tải lớn, dùng dụng cụ chặt, tỉa cây xanh ảnh hưởng đến những biển quảng cáo. Nhiều lần người dân báo chính quyền địa phương lắp đặt camera theo dõi, và từng phát hiện được kẻ phá hoại cây xanh trái phép giao cho địa phương xử lý. Nhưng việc 6 cây me tây bỗng dưng khô héo, có lẽ do chúng bị đầu độc bằng hóa chất độc hại. Nhân viên công ty công viên cây xanh đã chăm sóc bằng việc tưới nước, bón phân và một số biện pháp khác, nhưng có lẽ không thể cứu nổi nữa.
Nghi vấn "sát thủ" giấu mặt
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn S. - nhân viên chăm sóc cây xanh thuộc công ty TNHH MTV Cây xanh TP.HCM thông tin: "Trong quá trình chăm sóc cây xanh, chúng tôi từng nhận diện nhiều cây bị sát hại. Những cây này đều có đặc điểm chung là che khuất bảng quảng cáo của một số công ty quảng cáo lớn tại TP.HCM. Tuy nhiên, để kết luận chính thức "sát thủ" là những người liên quan đến công ty quảng cáo, chúng tôi chưa thể kết luận, vì không thu thập được chứng cứ".
Theo ông S, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này, lãnh đạo thành phố cần đưa ra giải pháp căn cơ nhất. Chẳng hạn, quy định không được phép đặt bảng quảng cáo tại những khu vực có cây xanh, hoặc nếu cho công ty quảng cáo đặt thì phải có cơ chế phù hợp. Xét về nguyên nhân khiến 2 cây sọ khỉ ở khu vực đường Cách mạng tháng Tám bỗng dưng chết, ông S. cho rằng, rất khó tìm nguyên nhân.
Bởi khu vực này không có nhiều bảng quảng cáo, càng không phải là nơi tụ tập của nhiều người nghiện, dẫn đến dân bức xúc rồi tìm cách phá hoại. Thế nên, cách bảo vệ tốt nhất hiện nay là tăng cường tuần tra, chăm sóc, tiến hành phối hợp chính quyền địa phương theo dõi qua camera những kẻ phá hoại...
Những cây me xanh bị trơ trọi cành lá nghi do sát hại trên đường Trường Sơn (Anh: Lành Nguyễn)
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phó giám đốc công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho biết: Hiện nay, công ty đang duy tu chăm sóc bảo vệ cho hơn 90.000 cây xanh đường phố. Trong điều kiện hiện nay, mảng xanh cây xanh trong đô thị rất cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như giảm khí CO2, ngăn bụi, giảm tiếng ồn, giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát...
Thời gian gần đây, trong quá trình chăm sóc và tuần tra cây xanh tại TP.HCM, nhân viên công ty cũng phát hiện hiện tượng bất thường tại một số cây xanh. Qua kiểm tra, những cây này có hiện tượng bị đổ hóa chất nồng nặc vào gốc cây dẫn đến cây chết. Theo quy luật tự nhiên, cây xanh cũng là một sinh vật sống, có tuổi thọ, sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình phát triển cây có thể bị suy yếu sâu bệnh và chết. Nhưng một số cây xanh bị chết bất thường thời gian gần đây thường do những nguyên nhân ngoại lực tác động như: Khắc vào vỏ thân cây, đốn hạ, và đổ hóa chất độc hại vào thân cây...
Xâm hại cây xanh xảy ra nhiều và nghiêm trọng Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh, công ty từng phát hiện và phối hợp chính quyền địa phương, giao đối tượng này cho địa phương và báo cáo các cơ quan quản lý chức năng xử lý. Hiện nay, khó khăn là tình trạng xâm hại cây xanh xảy ra khá nhiều và mang tính chất nghiêm trọng. Công ty mất nhiều thời gian, công sức... để xử lý những hậu quả do tình trạng xâm hại cây xanh gây ra. Do tình hình biến đổi khí hậu, có nhiều giông, lốc, mưa lớn thường xuyên xảy ra trên địa bàn cũng làm ảnh hưởng đến hệ thống cây xanh đường phố. Bên cạnh đó, tình trạng xây dựng cơ sở hạ tầng: đào đường và các công trình ngầm làm hư hỏng hệ thống rễ cây dẫn đến cây xanh có nguy cơ mất an toàn, đặc biệt trong mùa mưa bão.
LÀNH NGUYỄN
Theo_Người Đưa Tin
Nhiều cây xanh ở Sài Gòn chết, nghi bị đầu độc Hơn chục cây xanh ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất và các nơi khác bỗng trụi lá rồi chết khô, cơ quan chức năng phát hiện có mùi hóa chất nồng nặng ở gốc. Các cây keo tây bị rụng lá, chết khô trên đường Trường Sơn. Ảnh: A.Q Ngày 22/4, giữa cả trăm cây keo tây xanh tốt chạy dọc...