Đà Nẵng: Lắp camera phạt “nguội” vi phạm giao thông
Sắp tới Đà Nẵng sẽ tiến hành xử phạt hành vi vi phạm giao thông qua hình ảnh. Nhiều người dân thắc mắc, hệ thống camera sẽ được lắp đặt tại các vị trí nào và quá trình xử phạt ra sao?
Ông Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh thanh tra Thanh tra Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng cho biết, hiện thành phố đang triển khai lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại 60 trụ đèn và tại các trụ đèn đó đều lắp đặt carama quan sát. Từ carama sẽ truyền hình ảnh về Trung tâm Điều hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng.
Trong quá trình quan sát, tổ quan sát phát hiện người tham gia giao thông vi phạm sẽ báo cho lực lượng chức năng đến xử lý nóng tại chỗ. Đối với những trường hợp lực chức năng không đến kịp, người vi phạm giao thông đã rời khỏi hiện trường, sẽ phạt nguội bằng cách gửi thư về địa phương mời chủ phương tiện, người vi phạm giao thông đến làm việc, tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền.
Đà Nẵng sẽ xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh
Video đang HOT
Tác dụng của việc xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh là để người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành luật; người vi phạm sẽ bị xử lý mọi lúc, mọi nơi, kể cả khi không có lực lượng xử phạt trực tiếp.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng chia sẻ băn khoăn, đối với những trường hợp đi xe không chính chủ, người vi phạm giao thông đã thay đổi địa chỉ cư trú hoặc những trường hợp ngoại tỉnh, việc xử lý vi phạm qua hình ảnh sẽ mất nhiều thời gian.
Theo Dantri
CSGT lên tiếng về clip xin lỗi dân
Đại tá Đào Vĩnh Thắng - Trưởng phòngCSGTHà Nộicho biết: "Hiện tại tôi chưa thấy có báo cáo từ đội trưởng các phòng giao thông về sự việc này. Tôi sẽ đề nghị ban thanh tra kiểm tra đoạn clip chiến sĩ CSGT xin lỗi người điều khiển phương tiện".
Theo ông Thắng, vấn đề này cần phải có sự báo cáo cụ thể từ các đội trưởng ở các phòng giao thông. Sau đó, ban thanh tra sẽ vào cuộc điều tra để đánh giá mức độ sai phạm rồi mới tiến hành quyết định xử phạt như thế nào?
Ông Thắng nói thêm: "Nếu đúng như nội dung đoạn clip trên mạng phản ánh thì người chiến sĩ CSGT đã sai khi dừng xe xử phạt người tham gia giao thông không vi phạm. Vị chiến sĩ đó cần phải đi tập huấn lại các quy trình quy định xử phạt người vi phạm giao thông".
Chiến sĩ CSGT được cho là Đinh Văn Tuấn, mang số hiệu 661398 trong đoạn clip (Ảnh cắt từ clip).
Trước đó, vào hôm 20/4, trên mạng internet xuất hiện đoạn clip dài khoảng 55 giây, diễn tả sự việc được cho là nằm tại ngã tư Đại lộ Thăng Long rẽ ra Khuất Duy Tiến (Hà Nội).
Theo clip này, người tham gia giao thông đã vi phạm lỗi rẽ sang đường khác không đúng luật. Sau đó, người vi phạm này thắc mắc: "Biển có hiệu lệnh hơn hay vạch kẻ đường có hiệu lệnh hơn". Đồng thời, anh ta khẳng địng rằng mình chạy đúng luật.
Ngoài ra, người chiến sĩ CSGT khi bắt lỗi vi phạm đã không chào đúng hiệu lệnh. Khi bị người vi phạm nhắc nhở anh này mới chào theo đúng hiệu lệnh.
"Lần này là lần thứ ba tôi bị bắt ở đây, tôi rất khó chịu. Tôi đã nhắc ở đây rất là nhiều lần rồi mà các anh vẫn thực hiện như vậy, các anh vẫn cố tình bắt lỗi rẽ từ đường cao tốc ra, mặc dù là có biển rẽ đàng hoàng", người bị yêu cầu dừng xe cho biết thêm.
Trước những thắc mắc đó của người bị yêu cầu dừng xe, một chiến sĩ CSGT khác đã phải đứng ra nói lời xin lỗi trước người đàn ông này.
Trung tá Nguyễn Ngọc Mễ, nguyên là Đội trưởng Đội CSGT số 6 - Phòng CSGT Công an TP Hà Nội nói: "Hiện tại tôi không làm Đội trưởng đội CSGT số 6 nữa nhưng mấy hôm trước tôi có nhận được phản ánh của anh em ở nơi công tác cũ về sự việc này".
"Các chiến sĩ phản ánh lại với tôi là do lúc đó trời tối, ánh đèn phản chiếu cho nên có sự nhầm lẫn và chiến sĩ CSGT mới yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe chứ chưa tiến hành xử phạt. Đây là do yếu tố ngoại cảnh nên sai và bị nhắc nhở rồi cho đi là chuyện bình thường chứ không phải là sự việc mang tính chất tiêu cực", Trung tá Mễ chia sẻ.
Được biết, hiện tại Phòng CSGT Hà Nội đang nỗ lực gây dựng hình ảnh người chiến sĩ CSGT thân thiện trong mắt người dân. Để thực hiện điều này, Phòng CSGT Hà Nội đã đề ra 8 bước thực hiện. Một trong những bước đó là đưa các chiến sĩ CSGT nữ ra điều tiết ở những chốt giao thông "nóng" trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa các chiến sĩ CSGT bụng phệ, ngoại hình thấp bé vào làm việc tại văn phòng.
Dạy CSGT biết xin lỗi trước khi xử phạt
Ngày 9/4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TPHCM cho biết, từ ngày 8-15/4, PC67 đã và đang tổ chức nhiều lớp tập huấn về "văn hóa ứng xử, đạo đức tác phong của cán bộ chiến sĩ CSGT" trong quá trình thi hành công vụ.
Theo PC67, một trong những nội dung cơ bản trong đợt tập huấn quan trọng này là nhằm xây dựng hình ảnh giao tiếp, ứng xử có văn hóa của CSGT với người dân trong khi thi hành công vụ.
GS.TS Vũ Gia Hiền, người tham gia giảng dạy lớp tập huấn cho biết: "Tôi đã từng khảo sát các chốt, điểm có CSGT làm nhiệm vụ, thấy CSGT rất ít cười, xin lỗi người dân trước khi xử phạt vi phạm hành chính".
Thượng tá Trần Thanh Trà- Trưởng phòng PC67- cho biết: "Mục đích lớp tập huấn lần này là hướng đến xây dựng hình ảnh người cán bộ chiến sĩ CSGT đẹp, tức là khi xử lý vi phạm, đầu tiên phải chào, xin lỗi người dân, rồi công bố hình ảnh vi phạm, giải thích cặn kẻ các lỗi vi phạm đó để người dân biết và hiểu".
Theo vietbao
Dư luận chưa đồng thuận phạt đánh người gây tai nạn giao thông Mới đây, bộ GTVT vừa công bố Dự thảo lần 3 nghị định mới, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, sẽ phạt từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người gây tai nạn giao thông. Không phải là "cứu...