Đà Nẵng: Kiểm điểm, đánh giá lại thiếu sót trong phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 3/5, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng đã họp thảo luận, rà soát, đánh giá về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại buổi họp.
Theo báo cáo Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm 2021 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 72 ca bệnh COVID-19 là các trường hợp công dân Việt Nam nhập cảnh về nước. Tính đến hết ngày 2/5, Đà Nẵng đang thực hiện cách ly y tế 2.625 trường hợp; Bệnh viện Phổi Đà Nẵng điều trị 39 bệnh nhân COVID-19, cách ly 15 trường hợp đã công bố khỏi bệnh. Tại cơ sở y tế dang thực hiện cách ly tập trung 104 người (32 trường hợp là F1 liên quan đến bệnh nhân Hà Nam, 72 trường hợp là F1 liên quan đến chuyên gia Trung Quốc). Trong đó, 104/104 trường hợp này đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với COVID-19.
Từ chiều tối 1/5 đến hết ngày 2/5, ngành Y tế thành phố Đà Nẵng đã tiếp tục truy vết, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm 72 trường hợp tiếp xúc gần với hai người Trung Quốc, kết quả cả 72 người đều âm tính với SARS-CoV-2. Hiện các trường hợp này đang được cách ly y tế tập trung, theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, hiện nay, bệnh nhân COVID-19 là người nhập cảnh vào Đà Nẵng liên tục được ghi nhận,, trong đó từ đầu năm đến nay là 72 bệnh nhân, riêng từ 30/3 đến nay là 61 bệnh nhân. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng liên tục tiếp nhận, thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 gây áp lực rất lớn cho các đội ngũ làm nhiệm vụ chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Bên cạnh đó, số lượng công dân Việt Nam nhập cảnh về nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng lớn, gây khó khăn trong công tác quản lý cách ly. Bên cạnh đó hiện nay, một số địa phương trên cả nước ghi nhận ca mắc tại cộng đồng, tình trạng nhập cảnh trái phép tại một số tỉnh, thành. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng thu hút một số lượng lớn du khách, người lao động, học sinh, sinh viên đến du lịch, làm việc, học tập, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh xuất hiện và lây lan tại thành phố.
Ngoài ra, hiện Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 không quy định cách ly tiếp tục 14 ngày sau khi hoàn thành cách ly tập trung, mà quy định theo dõi sức khỏe 14 ngày và yêu cầu người hoàn thành cách ly tập trung thực hiện quy tắc 5K, gây khó khăn trong quá trình bảo đảm an toàn, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 sau khi người nhập cảnh hoàn thành cách ly tập trung.
Video đang HOT
Bà Yến cho biết, trên thực tế chưa có địa phương nào đến tiếp nhận người hoàn thành cách ly; khó có thể bố trí phương tiện vận chuyển riêng có người giám sát, vì nhiều người hoàn thành cách ly lưu trú tại các địa điểm khác nhau, người hoàn thành cách ly khi thông báo cho đơn vị vận chuyển cũng không được bố trí chỗ ngồi phù hợp. Cùng với đó, đơn vị chức năng khó có thể giám sát người hoàn thành cách ly có thực hiện đúng cam kết hay không.
Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến kiến nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nâng cao mức độ cảnh giác lên mức tối đa, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, các điều kiện, phương án, kế hoạch để sẵn sàng đáp ứng kịp thời, phù hợp với các tình huống các dịch bệnh; tiếp tục áp dụng quy định cách ly tại nhà, nơi lưu trú đối với người đến Đà Nẵng từ các xã, phường trên cả nước có ca mắc cộng đồng, cách ly tập trung đối với người đến Đà Nẵng từ khu vực phong tỏa, ổ dịch hoặc khu vực áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng; kích hoạt Khu ký túc xá phía Tây ngay trong ngày 3/5/2021 để sẵn sàng tiếp nhận, cách ly các trường hợp F1 và các trường hợp liên quan khác…
Giám đốc Sở Y tế đề xuất UBND thành phố tiếp tục ban hành văn bản dừng một số hoạt động tập trung đông người, có tính tiếp xúc lớn như massage, xông hơi, các hoạt động tôn giáo tập trung trên 30 người; hoạt động tắm biển; quán bia, quán rượu… Quy định cụ thể số người cụ thể trong 1 đám cưới, hiếu, hỷ, đám tang, các sự kiện tập trung đông người; giảm quy mô đến mức tối đa, chỉ được tổ chức các hoạt động dưới 300 người và phải đảm bảo giãn cách, đeo khẩu trang trong suốt quá trình tham dự, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc, đo thân nhiệt, lập danh sách người tham dự và có phương án xử lý tình huống phát hiện người nghi ngờ, mắc bệnh, truy yết các trường hợp liên quan; dừng tiếp nhận các chuyến bay đưa công dân nhập cảnh từ nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng.
Đồng thời giao trách nhiệm cho người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về khai báo y tế đối với người lao động khi kết thúc thời gian nghỉ lễ trở lại làm việc; kịp thời phát hiện các trường hợp trở về từ địa phương có dịch, có ca mắc tại cộng đồng để cách ly, can thiệp y tế phù hợp và chịu trách nhiệm nếu để dịch xảy ra tại đơn vị mình quản lý…
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố rà soát, đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ trưởng các đơn vị, ban, ngành, địa phương nghiên cứu chỉ đạo, giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống dịch COVID-19; Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng ra thông báo yêu cầu Bí thư các quận, huyện phải báo cáo về tình hình triển khai công việc liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19 trước 17 giờ chiều hàng ngày. Riêng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố phải thực hiện báo cáo ngày về tình hình triển khai phòng, chống dịch.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng xem xét, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đề nghị của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng. Các cơ quan chức năng phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại thời điểm bầu cử; lập kế hoạch xét nghiệm cho lực lượng phục vụ công tác bầu cử. Ngành y tế cùng các đơn vị liên quan phải khẩn trương truy vết, khoanh vùng các địa điểm mà hai người Trung Quốc đã đi qua; những người có liên quan đến công dân tỉnh Hà Nam phải thực hiện xét nghiệm, công khai F1, F2 để người dân an tâm.
Bí Thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, các cơ quan chức năng, địa phương cần đa dạng hình thức, tăng cường mật độ tuyên truyền; xem xét việc dừng tắm biển, trước mắt cần tăng cường tuyên truyền nhắc nhở người dân xuống biển phải thực hiện giãn cách, mang khẩu trang khi trên bờ…
“Nếu cần thiết phải khởi động lại lực lượng phòng, chống dịch COVID-19 từ tổ dân phố để bổ sung cho lực lượng chuyên trách ở các địa phương, nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân ở nơi công cộng, địa điểm tập trung đông người, nhất là bãi biển về việc chấp hành việc thực hiện quy định 5K của Bộ Y tế”, ông Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh.
Toàn bộ học sinh Hà Nội chính thức nghỉ học từ ngày 4.5
Trao đổi với Lao Động, ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho biết, Sở vừa có công điện khẩn về viẹc tạm dừng cho học sinh các cấp đến trường từ ngày 4.5.2021.
Toàn bộ học sinh ở Hà Nội sẽ dừng đến trường từ 4.5. Ảnh: Sơn Tùng
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thực hiẹn chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nọi tại Công điẹn số 04/CĐ-UBND ngày 29.4.2021 về tăng cường thực hiẹn phòng, chống dịch bẹnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nọi; Công điẹn số 05/CĐ-UBND ngày 2.5.2021 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố sau kỳ nghỉ Lễ 30.4 và 1.5; Công điẹn số 06/CĐ-UBND ngày 3.5.2021 về tạm dừng các hoạt đọng không thiết yếu để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo:
Cho học sinh, học viên các cấp học, bạc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên-chuyên nghiẹp; trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hóa, bồi dưỡng kỹ năng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố tạm dừng đến trường nhằm bảo đảm công tác phòng, chống dịch bẹnh COVID-19 từ ngày 4.5.2021 cho đến khi có thông báo mới của thành phố.
"Trong thời gian học sinh tạm dừng đến trường, các cơ sở giáo dục sẽ chủ động chuyển sang dạy học trực tuyến, đảm bảo chất lượng dạy và học. Với các kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến trước đó, tôi tin các trường sẽ linh hoạt thực hiện và sẽ hoàn thành kế hoạch năm học 2020-2021, vừa đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh"- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết.
Trước đó, theo kế hoạch, từ sáng 3.5, toàn bộ học sinh cấp THCS, THPT của Hà Nội đã trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ.
Theo ghi nhận của Lao Động tại các trường THPT trên địa bàn Hà Nội vào ngày 3.5, học sinh trở lại trường đã thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, không tụ tập dưới -sân trường. Theo bà Bùi Thùy Linh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy (Hà Nội), toàn bộ quy trình chống dịch đã được nhà trường kích hoạt lại. Nhờ kinh nghiệm có được từ những lần phòng dịch trước, nên cả học sinh và giáo viên của trường đều sẵn sàng, chủ động. Nhà trường tạm dừng tổ chức các hoạt động tham quan, dã ngoại, kiểm soát chặt chẽ khách ra - vào trường học; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với các nguy cơ lây lan của dịch, đồng thời chuẩn bị phương án dạy học trực tuyến.
Tại các trường tiểu học, mầm non trên địa bàn Hà Nội, giáo viên cũng đã chuẩn bị cho việc đón học sinh trở lại trường như dọn dẹp, phun khử khuẩn trường lớp.
Cô Nguyễn Thị Đào - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy, Hà Nội)- cho biết, nhà trường đã tiến hành tổng vệ sinh toàn trường, xây dựng kịch bản cụ thể đón học sinh trở lại trường.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quyết định cho học sinh toàn thành phố nghỉ học từ 4.5. Các trường cho biết đã sẵn sàng các phương án để chuyển từ dạy học trực tiếp sang dạy học online, vì mục tiêu đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh.
KHẨN: Tìm người đến quán karaoke, nhà hàng có bệnh nhân COVID-19 Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc vừa phát đi Thông báo khẩn số 01 tìm người đến các địa điểm liên quan đến trường hợp người Trung Quốc nhiễm COVID-19. Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc thông báo người dân đã đến các địa điểm: - Quán karaoke Sunny tại khu đô thị...