Đà Nẵng khuyến cáo cán bộ không “lướt” Facebook trong giờ làm việc
Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không sử dụng mạng xã hội (đặc biệt là Facebook) cho mục đích cá nhân trong giờ làm việc.
Ngày 25/10, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, phường, xã và các cơ quan chủ quản trang thông tin điện tử tổng hợp về việc tăng cường quản lý hoạt động các trang thông tin điện tử.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng về việc tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên sử dụng internet, mạng xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các sở, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường triển khai nội dung văn bản này đến đơn vị trực thuộc, cán bộ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị trong việc sử dung internet, mạng xã hội bằng các hình thức phù hợp.
Đà Nẵng khuyến cáo cán bộ, công chức không sử dụng Facebook trong giờ làm việc
Cụ thể, khuyến cáo đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không sử dụng mạng xã hội (đặc biệt là Facebook) cho mục đích cá nhân trong giờ làm việc; việc khai thác các thông tin trên mạng cần tiếp cận, khai thác những thông tin chính thống trên hệ thống báo chí, trang thông tin điện tử chính thức của Việt Nam; không cung cấp, chia sẻ những thông tin không phù hợp, gây mất ổn định tình hình, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng diễn đàn để kích động, nói xấu các tổ chức, tập thể, cá nhân theo các quy định tại Điều 5 và Điêu 26 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.
Sở Thông tin – Truyền thông Đà Nẵng cũng lưu ý, theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Nghị định 72/2013/NĐ-CP, facebook cá nhân là trang thông tin điện tử cá nhân. Do vậy, cá nhân tạo lập trang thông tin điện tử cá nhân có quyền chia sẻ những thông tin không vi phạm các quy định về hành vi bị cấm tại Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP trên trang thông tin điện tử cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các thông tin được đăng tải, chia sẻ, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Văn bản cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ quản trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội rà soát, hiệu chỉnh và khắc phục những vấn đề liên quan hoạt động trang thông tin điện tử do cơ quan, đơn vị quản lý theo các quy định tại Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng xã hội và Thông tư 09/2014/TT-BTTTT ngày 19/8/2014 của Bộ thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội, nhằm đảm bảo hoạt động cung cấp nội dung thông tin trên mạng tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Video đang HOT
TPHCM: Nghiêm cấm cán bộ, công chức hút thuốc nơi công sở
Ngoài việc không được hút nơi công sở, cán bộ, công chức còn bị cấm sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực và không được phép đánh bài dưới mọi hình thức.
Đó là nội dung đáng chú ý trong chỉ thị về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các cấp tại TP vừa được UBND TPHCM ban hành.
TPHCM nghiêm cấm hút thuốc nơi công sở (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cán bộ, công chức phải nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; không sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng.
Đồng thời, TPHCM nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp như các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, đăng ký kinh doanh, xuất nhập cảnh, thuế, hải quan, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khám chữa bệnh… Đơn vị để xảy ra sai phạm thì người đứng đầu sẽ bị xử lý trách nhiệm.
UBND TPHCM cũng yêu cầu các sở – ngành, quận – huyện, khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế để tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các vấn đề xã hội quan tâm.
Quốc Anh
Khánh Hồng
Theo Dantri
Tuổi nghỉ hưu nữ có thể tăng lên 58 hoặc 60
Bộ Lao động đang cân nhắc phương án tăng tuổi nghỉ hưu của nam từ 60 lên 62, nữ từ 55 lên 58 hoặc 60.
Ngày 11/10, ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết cơ quan này đang cân nhắc các phương án tăng tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức, trước khi đưa nội dung này vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật lao động.
Dự kiến có hai phương án, tăng từ 60 lên 62 đối với nam và tăng từ 55 lên 58 hoặc từ 55 lên 60 đối với nữ. Việc tăng tuổi nghỉ hưu nhằm ứng phó với già hóa dân số, sử dụng tốt nguồn nhân lực và cân đối quỹ lương hưu.
"Việc này phải cân nhắc kỹ, tính từng bước để rút dần khoảng cách giữa nam và nữ. Phương án tăng tuổi hưu của nữ từ 55 lên 60 và từ 60 lên 62 đối với nam trước đây từng đưa ra Quốc hội nhưng không được đồng ý ", thứ trưởng nói và nhấn mạnh các phương án trên là chưa chính thức, Bộ sẽ tiếp tục tham khảo chuyên gia, các đơn vị liên quan rồi mới đưa vào dự thảo Luật để lấy ý kiến.
Dự kiến tuổi nghỉ hưu của nữ sẽ tăng cao nhất là 5 tuổi. Ảnh minh họa: Hoàng Phương.
Gần đây, đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động nhận được sự quan tâm của dư luận, nhiều ý kiến bày tỏ băn khoăn, lo lắng về sức khoẻ của cán bộ, số lao động thất nghiệp, cơ hội của người trẻ và tình trạng "tham quyền cố vị" có thể xảy ra.
Xung quanh vấn đề trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (người phát ngôn Chính phủ) xác nhận Bộ Lao động đang nghiên cứu, lấy ý kiến về nâng tuổi nghỉ hưu. Theo ông Dũng, việc nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động là xu thế tất yếu và được nhiều quốc gia thực hiện. Tuổi nghỉ hưu ở nước ta đã được quy định và duy trì từ lâu, đến nay đã có nhiều yếu tố thay đổi, trong đó có sức khoẻ và tuổi thọ của người dân được nâng lên (trên 73 tuổi).
Theo người phát ngôn Chính phủ, việc nâng tuổi nghỉ hưu cần được xem xét một cách tổng thể, phù hợp với tuổi thọ trung bình và điều kiện kinh tế-xã hội; bảo đảm việc làm, thu nhập của người lao động đang làm việc và người bước vào độ tuổi lao động; bảo đảm an sinh xã hội, chế độ hưu trí...
Ngoài ra, vấn đề nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động liên quan đến lực lượng lao động xã hội, quyền lợi của người lao động và có tác động xã hội rộng lớn, nên phải nghiên cứu, phân tích kỹ với nhiều phương án, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
Hiện tuổi nghỉ hưu là nam đủ 60 và nữ đủ 55. Những trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... được nghỉ trước thời hạn. Theo thống kê của Bộ Lao động, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam đang tăng nhanh, từ 6,9% dân số năm 1979 lên 10,5% hiện nay. Dự kiến đến 2050, Việt Nam có khoảng 10 triệu người cao tuổi. Với chính sách hiện hành thì dự báo tới năm 2050, quỹ lương hưu, tử tuất sẽ bắt đầu mất cân đối và không đủ chi trả các chế độ từ năm 2051.
Hoàng Phương
Theo VNE
"Cán bộ tiếp dân trước hết phải chai mặt" Theo ông Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, cán bộ tiếp dân trước hết phải chai mặt. Thứ hai là bình tĩnh, sáng suốt, nhẹ nhàng, mềm mỏng. Sáng nay (4/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2016....