Đà Nẵng khánh thành nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế
Được sự thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải, ngày 29/3, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng nút giao thông khác mức Ngã ba Huế nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975-29/3/2015).
Theo lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, việc hoàn thành xây dựng nút giao thông lập thể hình xuyến hoàn chỉnh Ngã Ba Huế sẽ góp phần giảm thiểu ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng du lịch, thương mại và dịch vụ cho Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung Tây Nguyên nói chung.
Đây còn là một công trình kiến trúc đẹp, đặt tại vị trí cửa ngõ của thành phố, xứng đáng với kỳ vọng của người dân Đà Nẵng và sẽ là công trình mang tính biểu tượng của thành phố, khẳng định vị thế của thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế-chính trị-văn hóa- xã hội của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Tổng chiều dài cầu được xây dựng là hơn 1.700m, trong đó gần 9.000m cọc khoan nhồi đã được thi công; gần 6.400 tấn thép, hơn 35.000m3 bê tông đã được thi công cho hạng mục dầm, mố trụ.
Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Công ty cổ phần Tư Vấn Đầu tư và Xây dựng Giao thông vận tải là đơn vị đã được hội đồng kiến trúc-quy hoạch thành phố Đà Nẵng thống nhất lựa chọn phương án kiến trúc thi tuyển để triển khai và lập dự án.
Phương án kiến trúc được phê duyệt của nút giao thông Ngã ba Huế trên văn hóa của người Chăm cổ xưa trên vùng đất Đà Nẵng.
Ý tưởng kiến trúc tổng thể của nút giao Ngã ba Huế gồm trụ tháp hình parabol và vòng xuyến tròn bao quanh, hình dáng cách điệu cho biểu tượng Linga và Yoni của thần Silva (chúa tể của muôn loài), tượng trưng cho sức sống và sức sáng tạo mãnh liệt của nhân loại.
Video đang HOT
Nút giao thông Ngã ba Huế là nút lập thể hình xuyến hoàn chỉnh kết hợp với cầu vượt gồm ba tầng: tầng mặt đất cho các nhánh rẽ với đường bộ không giao với đường sắt; cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến trên cao với các nhánh rẽ; cầu vượt tầng 2 cho các hướng ưu tiên từ Huế về Trung tâm thành phố và ngược lại.
Ngay sau khi khánh thành, nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế chính thức được đưa vào khai thác, sử dụng và sẽ được lưu thông trên ba tuyến chính là Điện Biên Phủ, Tôn Đức Thắng và Trường Chinh.
Riêng nhánh thứ tư đi về hướng Tây Bắc được Bộ Giao thông Vận tải bổ sung sau này (nối từ vòng xuyến đến đường Nguyễn Như Hạnh) sẽ được hoàn thành vào cuối tháng 4/2015 để nối vào Dự án trúc 1 Tây Bắc.
Ngay sau Lễ khánh thành nút giao thông khác mức, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Trục 1 Tây Bắc, do Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư, kết nối với dự án nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế thông qua nhánh thứ 4, bắt đầu từ đường Nguyễn Như Hạnh đến Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 30/6.
Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức Ngã ba Huế được Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương đầu tư theo hình thức Xây dựng-Chuyển giao (hợp đồng BT) tại Công văn số 3956/VPCP-KTN ngày 17/5/2013 nhằm triển khai kế hoạch lập lại trật tự an toàn hành lang đường sắt đã được phê duyệt tại Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007.
Dự án được khởi công ngày từ 28/9/2013 với tổng mức đầu tư hơn 2.050 tỷ đồng./.
Theo Vietnam
Chiêm ngưỡng cầu vượt 3 tầng lớn nhất Việt Nam
Sáng 29.3, Bộ GTVT, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức khánh thành dự án Nút giao thông khác mức ngã ba Huế. Đây là công trình chào mừng 40 năm giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975-29.3.2015), do Trung Nam Group làm chủ đầu tư.
Cầu vượt về đêm với nhiều sắc màu quyến rũ, tươi trẻ
Khi xây dựng Nút giao thông khác mức ngã Ba Huế (hay còn gọi Cầu vượt ngã ba Huế), đội ngũ thiết kế đã lấy cảm hứng từ hình tượng Linga và Yoni - biểu tượng của đồng bào Chăm, mang ý nghĩa cho sức sống mãnh liệt của loài người để thiết kế nhịp cầu vòng xuyến; đồng thời kết hợp ý tưởng về điệu múa Chăm huyền ảo vào nhịp cầu chính.
Đây cũng là nhịp kết nối toàn bộ các đường dẫn lên cầu tạo nên nét độc đáo cho cầu vượt ngã ba Huế - cầu vượt 3 tầng đầu tiên và lớn nhất VN hiện nay, gợi hình ảnh về một cửa ngõ mà ở đó dòng chảy cuộc sống không bao giờ ngơi nghỉ, để đưa Đà Nẵng vươn lên tầm cao mới.
Với phương án phân luồng giao thông khoa học, cầu vượt ngã ba Huế đã giải quyết được tất cả bất cập tồn tại bấy lâu nay ở khu vực này. Cụ thể, tầng mặt đất dành cho các nhánh rẽ đường bộ không giao với đường sắt (cho phép tất cả các loại xe cơ giới lưu thông theo hướng đi vào và ra khỏi thành phố).
Cầu vượt tầng 1 là vòng xuyến tròn trên cao đường kính 150m với các nhánh rẽ phân luồng cho xe cơ giới được phép lưu thông 2 làn trong, làn ngoài cùng dành cho các loại xe thô sơ.
Đặc biệt, điểm nhấn kiến trúc cho cả công trình là trụ tháp Linga cao 65m với hệ cầu dây văng parabol nằm giữa vòng xuyến tròn Yoni. Đây là tầng dành cho các loại xe cơ giới (được lưu thông cả làn trong và làn ngoài) lưu thông từ tỉnh Thừa Thiên-Huế vào TP.Đà Nẵng và ngược lại.
Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 2.000 tỉ đồng, thời gian thi công kỷ lục 16 tháng.
Thanh Niên Online giới thiệu một số hình ảnh về cầu vượt độc đáo và đẹp nhất Việt Nam hiện tại:
Toàn cảnh Cầu vượt ngã ba Huế
Trụ tháp cao 65m - biểu tượng Linga
Đông đảo người dân tham dự lễ khánh thành cầu vượt 3 tầng lớn nhất Việt Nam
Hữu Trà (thực hiện)
Ảnh: Hữu Trà - Trung Nam Group cung cấp
Theo Thanhnien
Người dân Đà Nẵng kéo đến ngắm cầu vượt 1.800 tỷ đồng Cầu vượt 3 tầng, dài 2 km ở Đà Nẵng đã hoàn thiện. Trước khi đưa vào sử dụng, chủ đầu tư cho phép người dân đến tham quan, chiêm ngưỡng. Sau 18 tháng thi công, công trình cầu vượt 3 tầng Ngã Ba Huế (TP Đà Nẵng) chính thức khánh thành vào ngày 29/3. Ngày 24 - 27/3, Tập đoàn Trung Nam...