Đà Nẵng hoãn phiên tòa công dân kiện Chủ tịch UBND thành phố
Phiên tòa xét xử vụ án hành chính một số công dân kiện Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng được dự kiến diễn ra vào chiều nay (16.11) đã tạm hoãn.
Sáng 16.11, Tòa án nhân dân TP.Đà Nẵng cho hay, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hành chính khởi kiện Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng và UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đã tạm hoãn.
“Chúng tôi nhận được đơn đề nghị hoãn phiên tòa của UBND huyện Hòa Vang. Vì đây là phiên thứ nhất khi một bên có đơn nên chúng tôi tạm hoãn, khi có lịch xử phiên thứ hai chúng tôi sẽ thông tin lại”, đại diện Tòa án nhân dân TP.Đà Nẵng nói.
Trước đó như Dân Việt đã đưa tin, Tòa án nhân dân TP.Đà Nẵng đã có quyết mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai vụ án hành chính về việc “Yêu cầu hủy quyết định hành chính” vào 14h chiều hôm nay (16.11).
Cụ thể, người khởi kiện là ông Trần Công Vinh (SN.1968, trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã khởi kiện Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng. Ngoài ra, ông Trần Công Vinh cũng khởi kiện UBND huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Một số hộ dân khởi kiện Chủ tịch UBND Đà Nẵng và UBND huyện Hòa Vang. Ảnh: Đình Thiên
Ông Trần Công Vinh khởi kiện để yêu cầu hủy một phần Quyết định số 4004/QĐ-UBND ngày 20.07.2017 và Quyết định số 5255/QĐ ngày 19.9.2017 của Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng về việc phê duyệt hỗ trợ và bố trí tái định cư đối với các hộ thuộc diện giải tỏa dự án Nhà máy sản xuất dăm mảnh gỗ nguyên liệu giấy Đồng Nai.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ông Trần Công Vinh cho rằng, UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) thu hồi đất trái luật và khởi kiện để yêu cầu hủy bỏ Quyết định số 2437 và 2438 /QĐ-UBND ngày 21.09.2017 của UBND huyện Hòa Vang về việc thu hồi đất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong khu vực đất giải tỏa dự án Nhà máy sản xuất dăm mảnh gỗ nguyên liệu giấy Đồng Nai.
Sau khi Tòa án nhân dân Đà Nẵng ra thông báo đưa vụ án ra xét xử, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã ủy quyền cho ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Đà Nẵng làm người đại diện.
Được biết, trong vụ án hành chính này còn có 5 cá nhân có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan khác gồm ông Trần Công Hùng (SN1957, trú huyện Hòa Vang), ông Trần Công Quá (SN 1959, trú quận Hải Châu), bà Trần Thị Bửu (SN 1963, trú quận Thanh Khê), ông Trần Công Toại (SN 1963, trú quận 10, TP.Hồ Chí Minh) và bà Trần Thị Bá (SN 1964, trú quận Liên Chiểu).
Theo Danviet
Thời cơ lớn của gỗ cao su
Với trên 80% sản lượng cao su được xuất khẩu (XK), Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về XK cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, đang có sự lãng phí lớn bởi tổng lượng cao su thô xuất đi nhiều, nhưng giá trị mang về thấp. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh chế biến sâu, trong đó có các sản phẩm gỗ từ cây cao su cần phải được tính đến.
Tiềm năng lớn nhưng chưa tận dụng
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngành cao su Việt Nam hiện có 3 nhóm sản phẩm chính: Nguyên liệu cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su, gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su.
"Với đặc tính đàn hồi, chống thấm, chống cháy và chống nhiệt, mủ cao su thiên nhiên là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, trong đó sản xuất lốp xe tiêu thụ khoảng 70% tổng sản lượng cao su thiên nhiên" - TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia của Tổ chức Forest Trends, nhấn mạnh.
Chế biến gỗ xuất khẩu từ gỗ cao su tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai). Ảnh: VÂN NAM
Cùng với cao su thiên nhiên, gỗ từ cây cao su đang trở thành nguyên liệu chính cho ngành gỗ, không chỉ cho chế biến XK mà cả thị trường nội địa. Trong năm 2017, kim ngạch XK của 3 nhóm hàng trên mang về cho nước ta gần 6,2 tỷ USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2017, XK cao su thiên nhiên mang về 2,25 tỷ USD, tăng trên 34% so với năm 2016; trong đó XK gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ cao su đạt kim ngạch 1,74 tỷ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2016.
Việc XK thô với nguyên liệu chủ yếu từ các vùng cao su tiểu điền không được kiểm soát đã khiến cao su Việt Nam bị ép giá.
"Một số báo cáo của Sở NNPTNT cho biết, tình trạng chất lượng cao su tiểu điền thấp một phần có sự pha trộn tạp chất vào mủ, nhằm nâng lượng bán. Sự pha trộn tạp chất đã khiến chất lượng thấp, ảnh hưởng đến uy tín của cao su Việt Nam. Vì vậy, cần định hướng XK sản phẩm cao su chế biến, giảm dần XK thô, từng bước nâng cao giá trị của ngành cao su" - TS Tô Xuân Phúc nhấn mạnh.
Cần đẩy mạnh liên kết
Chế biến các sản phẩm từ gỗ cao su đang được coi là một trong những hướng đi nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành. Tuy nhiên, hiện nay dường như giữa các công ty chế biến gỗ và các doanh nghiệp trồng cao su chưa tìm được tiếng nói chung.
Ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) cho biết, hiện tại giữa hai bên gần như chưa có sự liên thông, do vậy giá trị cộng hưởng giữa hai bên là không có, các bên đang hoàn toàn làm việc độc lập.
"Sự liên kết và phối hợp đang là mong muốn lớn nhất của BIFA. Chúng tôi cần ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh bởi hiện nay chúng tôi sử dụng nhiều nhất là gỗ cao su. Nếu có sự liên kết, các công ty cung cấp gỗ cao su thực sự biết chúng tôi cần gì và gặp khó khăn gì khi" - ông Hiệp nói.
Cũng theo ông Hiệp, ngành cao su rất đặc biệt và có lợi thế lớn, tận dụng không bỏ bất kỳ cái gì, từ cao su thiên nhiên, sản phẩm mủ cao su và gỗ. Ngành cao su đang có lợi thế vô cùng lớn, nhưng làm sao biến lợi thế này thành hiện thực thì ngành cao su phải biết người mua là ai và cần gì. Điều đáng ghi nhận là, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang tạo ra nhiều cơ hội cho ngành gỗ.
Ông Hiệp cho biết, các doanh nghiệp của Mỹ rất thích đồ gỗ của Việt Nam nhưng Mỹ là một thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn rõ ràng, họ muốn doanh nghiệp phải hiểu văn hóa của họ.
"Nếu chúng ta không có liên kết chuỗi về nguyên liệu thì sẽ không tận dụng hết các cơ hội, trong khi nguyên liệu hiện chiếm 45% giá thành sản phẩm. Rất nhiều doanh nghiệp gỗ tại Bình Dương sử dụng gỗ cao su và gỗ tràm để làm hàng xuất khẩu, việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước chính là giữ lại giá trị của ngành gỗ" - ông Hiệp nói.
Ông Hoàng Ích Tuân - Giám đốc thu mua của Công ty TP TEKCOM, cho biết, mỗi năm công ty sử dụng khoảng 140.000 -150.000m3 gỗ nguyên liệu, trong đó trên 65% là gỗ cao su dạng xẻ và ván bóc. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu không ổn định, do vậy các doanh nghiệp không dám ký hợp đồng dài hạn với các đối tác.
Trước những cơ hội lớn của ngành chế biến gỗ cao su, theo ông Trần Minh - Trưởng ban Công nghiệp, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, để đón nhận cơ hội từ chiến tranh thương mại thì gỗ cao su nhất thiết phải có chứng chỉ rừng bền vững. Tập đoàn đang hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, với các công ty tư vấn quốc tế để trong năm nay rừng cao su sẽ có chứng chỉ. Cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019 sẽ có chứng chỉ rừng bền vững (FSC) đối với gỗ cao su để cung cấp cho các nhà máy ở Việt Nam.
Trong thời gian tới lượng gỗ cao su thanh lý ra thị trường sẽ giảm, khi nào gỗ cao su tiểu điền và đại điền đến chu kỳ thanh lý thì sản lượng cung cấp ra thị trường mới ổn định và phục hồi.
Theo Danviet
Khuyến khích cán bộ "nhường ghế", Đà Nẵng tự tin có lựa chọn tốt hơn Chiều 12.7, Hội đồng Nhân dân (HĐND) TP.Đà Nẵng đã tán thành thông qua quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý tự nguyện thôi việc để bố trí cán bộ. Điều này đồng nghĩa với việc, có khoảng 316 cán bộ, lãnh đạo dự kiến sẽ nằm trong diện động viên "nhường...