Đà Nẵng hết ùn tắc với nút giao thông 3 tầng, hầm chui cả trăm tỷ ?
Hiện TP.Đà Nẵng đã có hơn 800.000 xe gắn máy và hơn 61.000 ô tô khiến hiện tượng ùn tắc cục bộ trên địa bàn thành phố ngày càng nghiêm trọng. Hai phương án nút giao thông 3 tầng và hầm chui hàng trăm tỷ đã được trình lên lãnh đạo thành phố.
Ngày 11.10, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (Ban QLDAHTGT) đã trình phương án xây dựng nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý.
Theo đó, để giải quyết nạn ách tắc liên tục tại nút giao thông này, Ban QLDAHTGT đã đưa ra phương án xây dựng nút giao thông có quy mô ba tầng với tầng trên cùng bố trí cầu vượt thép trên đường 2.9 dài 203m, tầng mặt đất làm vòng xoay và tầng dưới cùng bố trí hầm chui trên đường Duy Tân kéo dài hầm qua nút Duy Tân – Núi Thành và nút Duy Tân – Bạch Đằng nối dài (dài 750m).
Phối cảnh nút giao thông 3 tầng cầu Trần Thị Lý từ hướng đường 2.9. Ảnh: Đình Thiên
Theo Ban QLDACTGT, với phương án thiết kế trên thì thành phố sẽ không phải tốn kinh phí giải phóng mặt bằng mà chỉ xén một phần vỉa hè. Việc xây dựng cầu vượt và hầm chui trong tổng thể nút giao ba tầng giúp tách biệt các luồng xe đi thẳng khỏi nút giao. Đây là các hướng xe có lưu lượng rất lớn, chiếm gần 70% tổng lưu lượng xe qua nút giao. 30% lưu lượng xe còn lại di chuyển trên tầng mặt đất theo vòng xoay.
Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng còn cho hay, về nút giao thông phía Tây cầu Rồng, đơn vị tư vấn thiết kế đã trình bày 3 phương án. Trong đó, phương án 1 sẽ làm hầm chui 2 chiều dọc theo đường Bạch Đằng kết hợp đầu tư đường Hoàng Văn Thụ nối dài ra đường Bạch Đằng với tổng kinh phí dự kiến 218 tỷ đồng, phương án sẽ làm 2 hầm chui song song (1 theo hướng Bạch Đằng – 2.9, 1 theo hướng Trần Phú – Triệu Nữ Vương) với tổng kinh phí dự kiến khoảng 276 tỷ đồng và phương án 3 sẽ làm nút giao thông cùng mức di chuyển theo hình xuyến mở rộng và cải tạo cảnh quan trong lòng nút với kinh phí dự kiến cho giao thông khoảng 20 tỷ, phần giải tỏa là 1.100 tỷ đồng.
Phối cảnh nút giao thông phía Tây cầu Thị Thị Lý-Đà Nẵng nhìn từ trên cao. Ảnh: Đình Thiên
Đại tá Lê Ngọc, Trưởng Phòng CSGT Công an TP.Đà Nẵng cho biết, việc ùn tắc trên địa bàn trung tâm thành phố đang ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân lớn là do phương tiện giao thông tăng quá nhanh, khách du lịch đông trong khi hạ tầng khu vực trung tâm không đáp ứng kịp.
Video đang HOT
Theo thống kê của PCSGT Công an TP.Đà Nẵng, hiện Đà Nẵng đã có hơn 61.000 ô tô, dự báo đến năm 2020 sẽ lên đến 100.000 ô tô, số lượng xe gắn máy đã lên tới 807.000 xe gắn máy. Ngoài ra, toàn TP.Đà Nẵng đang có 436 đơn vị kinh doanh vận tải khách với 1.810 xe chở khách.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị liên quan, lãnh đạo UBNd TP. Đà Nẵng kết luận, vào cuối tháng 11, UBND thành phố sẽ nghe các đơn vị báo cáo lại để chốt phương án tổng thể của 2 nút giao thông này, làm cơ sở báo cáo tại Kỳ họp HĐND, dự kiến vào khoảng tháng 1.2018, để xin chủ trương bố trí nguồn vốn và kịp khởi công vào khoảng cuối năm 2018 hoặc đầu năm 2019.
Theo Danviet
Cửa ngõ trung tâm Đà Nẵng ùn tắc vì hầm chui chậm tiến độ
Công trình hầm vượt nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương bị chậm tiến độ, khiến người dân mệt mỏi vì tắc đường.
Nhiều tháng qua, nút giao thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) luôn ùn tắc vào giờ cao điểm do thi công nút hầm chui.
Dự án có mức đầu tư 118 tỷ đồng, với chiều dài hầm chui hơn 430 m, trong đó hầm kín dài 80 m, hầm hở dài 180 m và hơn 170 m đường dẫn.
Khởi công tháng 12/2016, theo hợp đồng thời gian thi công hầm chui là một năm. Chính quyền Đà Nẵng yêu cầu nhà thầu phải hoàn thành công trình vào tháng 9/2017 để đưa vào sử dụng trước APEC. Đến nay công trình vẫn ngổn ngang. Cảnh sát giao thông phải có mặt vào giờ cao điểm để phân luồng.
Do quá nhiều phương tiện nên dù đã phân luồng vẫn không tránh được cảnh ùn tắc kéo dài. Trung bình để qua được nút giao thông này, người đi đường phải mất khoảng 15 phút.
Nhường đường để thi công dự án, người dân từ ngoại ô vào trung tâm thành phố phải chen chúc trên đường Lê Duy Đình. Con đường này được chuyển sang một chiều song vẫn thường xuyên ùn ứ.
Dắt xe hàng trăm mét mới thoát ra khỏi đoạn ùn tắc, cụ ông đi xe đạp được công an hướng dẫn cách đi về nhà nhanh nhất.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh khi kiểm tra thực tế đã đồng ý gia hạn công trình đến 15/10. Mới đây ông Lê Văn Trung, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cho biết công trình tiếp tục được lùi đến 30/10.
Công trình lấn chiếm đến một nửa làn đường. Đại diện Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng cho biết, nhà thầu chậm tiến độ do gặp nhiều khó khăn, như: mực nước ngầm dâng cao, địa chất phức tạp, mặt bằng hẹp không thể tổ chức đồng thời nhiều mũi thi công, lượng xe lớn nên khó đảm bảo tổ chức giao thông...
Nhiều người đi vào đường Võ Văn Tần để ra đường Lê Độ với hy vọng sẽ giảm tắc đường, nhưng quá nhiều phương tiện khiến ngã ba đường nhiều thời điểm bị kẹt cứng.
Một số cảnh sát cho biết, do thường xuyên hít khói bụi khi làm nhiệm vụ ở đây nên mắc bệnh về đường hô hấp, phải thường xuyên uống thuốc.
Trong lúc kẹt xe, nhiều người leo cả lên vỉa hè. Tuy nhiên một số người đã chạy ngược chiều, khiến đường càng thêm tắc nghẽn.
Gần 19h, dòng xe vẫn nối đuôi nhau. Người dân phản ánh, tại nút giao thông đang thi công, ngoài những tấm tôn che và vài biển chỉ dẫn đường đi, đơn vị thi công không lắp đèn cảnh báo đường xấu, trong khi mặt đường nhiều ổ gà, gây nguy hiểm.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Ba hầm bộ hành nứt toác, vắng người qua lại ở Sài Gòn Cụm hầm bộ hành tại nút giao thông Bình Thuận (huyện Bình Chánh, TP HCM) xuống cấp trầm trọng và vắng người qua lại nhiều năm nay. Tại nút giao thông Bình Thuận (Quốc lộ 1 giao với đại lộ Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh) có ba hầm chui dành cho người đi bộ đã hoạt động hơn năm năm nay, đang...