Đà Nẵng gửi “tối hậu thư” đến Mường Thanh
Đà Nẵng yêu cầu Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên có báo cáo nội dung cụ thể đề xuất tự thực hiện biện pháp khắc phục quả công trình vi phạm trong tháng 11 này.
UBND TP Đà Nẵng vừa có báo cáo việc xử lý sai phạm công trình Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (quận Ngũ Hành Sơn).
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành các quyết định cưỡng chế, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc chủ đầu tư tháo dỡ các hạng mục công trình vi phạm theo quy định.
Trên cơ sở đó, UBND quận Ngũ Hành Sơn đã thực hiện ban hành Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 24/9/2020 phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu thi công phá dỡ; ban hành Kế hoạch số 554/KH-UBND ngày 05/3/2021 về việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ phần công trình vi phạm trật tự xây dựng của công trình và triển khai một số nội dung liên quan đến việc tổ chức cưỡng chế.
Tổ hợp khách sạn Mường Thanh và căn hộ cao cấp Sơn Trà (Ảnh: Khánh Hồng).
Trong quá trình triển khai thực hiện, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên (chủ đầu tư công trình) có các văn bản đề nghị tự triển khai thực hiện khắc phục hậu quả đối với các hạng mục, phần công trình vi phạm.
Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, UBND quận Ngũ Hành Sơn có công văn gửi Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên nêu: “Qua xem xét việc tự nguyện thi hành của doanh nghiệp, UBND quận Ngũ Hành Sơn tạm ngừng thực hiện kế hoạch tổ chức cưỡng chế để doanh nghiệp tự thực hiện việc khắc phục hậu quả theo quy định”.
Video đang HOT
Để có cơ sở kiểm tra, đánh giá phương án đề xuất của doanh nghiệp, Sở Xây dựng đã có nhiều công văn gửi doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên đề nghị cung cấp hồ sơ, làm rõ một số thông tin đề xuất và chịu trách nhiệm về pháp lý, tính chính xác của hồ sơ để xuất này.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ và giải trình, làm rõ các nội dung liên quan đến phương án trên. Bên cạnh đó, về tiến độ tự thực hiện tháo dỡ theo đề xuất của doanh nghiệp, đến nay đã hết thời hạn nhưng doanh nghiệp không có báo cáo tình hình triển khai thực hiện.
Từ những nội dung trên, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND TP Đà Nẵng ban hành công văn ngày 9/11 gửi doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên.
Theo đó, yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo cụ thể về nội dung đề xuất việc tự thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có thời hạn thực hiện cụ thể đối với các nội dung đề xuất, cam kết; đồng thời cung cấp đầy đủ các hồ sơ có liên quan đến phương án đề xuất, gửi về UBND TP Đà Nẵng, Sở Xây dựng chậm nhất trong tháng 11/2021.
Quá thời hạn nêu trên, nếu doanh nghiệp không có báo cáo, các cơ quan chức năng sẽ triển khai việc cưỡng chế công trình vi phạm theo quyết định và kế hoạch đã ban hành.
'Có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch khác trong cộng đồng'
Bộ trưởng Bộ Y tế dự đoán thời gian tới số ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng và có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch khác trong cộng đồng.
Sáng 15-5, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính cùng Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 có buổi làm việc với Bộ Y tế để bàn một số vấn đề liên quan đến dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ "toàn dân đang trông chờ chúng ta, lực lượng nòng cốt chống dịch", yêu cầu các đại biểu thảo luận tập trung, chất lượng, hiệu quả, có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ hơn để Bộ Y tế và ngành y tế thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá 3 nội dung chính.
Thứ nhất, những thành quả nổi bật, những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của ngành trong thời gian qua, các nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhất là nguyên nhân chủ quan, các bài học kinh nghiệm.
Thứ hai, các giải pháp đột phá để phát triển ngành y tế trong thời gian tới.
Thứ ba, công tác phòng chống COVID-19 thời gian qua, đề xuất các giải pháp để phòng chống dịch hiệu quả, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, trước mắt là chuẩn bị tốt cho cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.
Thủ tướng làm việc với Bộ Y tế: Quyết định những vấn đề cấp bách để phòng chống dịch hiệu quả hơn. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Báo cáo Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu rõ các nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới, nhất là công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ông cũng trình Thủ tướng một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế nhận định, số lượng các ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng, tuy nhiên các ca mắc mới đều xác định được nguồn lây là từ các ổ dịch trước đó, đã được cách ly tập trung thông qua truy vết F1. Số ca mắc có thể tiếp tục xuất hiện do còn nhiều F1 đang tiếp tục được truy vết, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Bên cạnh đó, có thể tiếp tục ghi nhận các ổ dịch trong cộng đồng tại một số địa phương khác, nhất là các địa phương có tập trung đông người trong dịp nghỉ lễ vừa qua do nguồn lây bệnh chưa phát hiện được hoặc từ nguồn nhập cảnh chưa được phát hiện.
Về năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2, hiện ở mức gần 66.000 mẫu/ngày. Trường hợp cần thiết có thể tăng cường công suất lên từ 1,5 đến 2 lần và tối đa có thể đạt 290.000 mẫu/ngày. Nếu làm xét nghiệm gộp 10 mẫu thì có thể đạt 2,9 triệu mẫu/ngày.
Tính đến ngày 13-5, cả nước đã thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR được trên 3 triệu mẫu, tương đương gần 4 triệu người được xét nghiệm, xác định 3.710 người dương tính.
Để kịp thời đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết đang sử dụng chiến lược xét nghiệm kết hợp giữa các kỹ thuật xét nghiệm khác nhau.
Đến ngày 13-5, cả nước đã triển khai tiêm được 969.730/917.600 liều vaccine phân bổ, đạt tỷ lệ 106% (vaccine cung cấp được đóng lọ 5,5-6ml, có thể tiêm tối đa 12 liều - 0,5ml mỗi liều).
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang xây dựng Đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 và bố trí nguồn lực thực hiện.
Về vấn vaccine, người đứng đầu ngành y tế cho biết Việt Nam đang nỗ lực tiếp cận các nguồn cung vaccine qua nhiều kênh khác nhau. Làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất vaccine, các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, đại sứ Việt Nam ở nước ngoài.
"Việt Nam hiện có 4 đơn vị đang nỗ lực nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, trong đó có 2 vaccine đang trong giai đoạn thử lâm sàng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Nếu nghiên cứu thành công, dự kiến năm 2022 mới có thể sản xuất, cung ứng" - ông Long báo cáo.
Hơn 10 ngày ghi nhận ca COVID-19, Đà Nẵng vẫn chưa xác định được nguồn lây Từ ngày ghi nhận ca COVID-19 đầu tiên, đến nay đã hơn 10 ngày, Đà Nẵng hiện chưa xác định được nguồn lây. Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, từ ngày ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên (3/5) đến nay số ca dương tính với nCoV đã lên đến 115 nhưng Đà Nẵng vẫn chưa xác...