Đà Nẵng giới thiệu 7 đại dự án đến nhà đầu tư trong và ngoài nước
Đà Nẵng giới thiệu loạt đại dự án đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong khuôn khổ Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng năm 2022.
Tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022 ngày 25/6 do Thành ủy và UBND TP Đà Nẵng tổ chức, lãnh đạo TP Đà Nẵng giới thiệu loạt 7 dự án lớn đến các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu, xúc tiến đầu tư.
7 đại dự án gồm: Dự án Cảng Liên Chiểu; Dự án Khu phức hợp Trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp; Dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng; Dự án Trung tâm thương mại quốc tế; Dự án bệnh viện quốc tế; Dự án Viện dưỡng lão và Dự án Trường liên cấp quốc tế.
Cụ thể, Dự án Cảng Liên Chiểu là một trong 3 cảng biển nước sâu của Việt Nam, được quy hoạch là cảng đặc biệt với quy mô tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000 đến 8.000 TEU.
Dự án gồm 2 hợp phần, gồm Hợp phần A với kinh phí đầu tư trên 3.400 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và thành phố, dự kiến khởi công tháng 9/2022.
Vị trí quy hoạch dự án Cảng Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Video đang HOT
Hợp phần B (giai đoạn khởi động) với tổng diện tích 44ha, quy mô 2 cầu cảng (750m) được kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn tư nhân. Doanh nghiệp đầu tư sẽ được hưởng đầy đủ ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu và các loại thuế khác.
Dự án Khu phức hợp Trung tâm tài chính, thương mại, vui chơi giải trí, casino và chung cư cao cấp được định hướng phát triển tại 4 lô đất đường Võ Văn Kiệt và 1 lô đất giáp đường Võ Nguyên Giáp và đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
Đây sẽ là khu lõi trung tâm tài chính với tổng diện tích 8,4ha. Mô hình Trung tâm tài chính quốc tế Đà Nẵng được phát triển theo hướng là một trung tâm tài chính hải ngoại (offshore), trung tâm công nghệ tài chính (fintech) và cung cấp các dịch vụ phụ trợ hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm tài chính (như kiểm toán, kế toán, dịch vụ xếp hạng và dịch vụ thông tin, dịch vụ pháp lý, trọng tài.
Cùng đó là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển; khu vui chơi giải trí, du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn, hội nghị quốc tế, trung tâm mua sắm cao cấp, và cửa hàng miễn thuế, kinh doanh bất động sản nhà ở cao cấp.
Dự án tiếp theo Đà Nẵng giới thiệu đến các nhà đầu tư là Dự án Không gian sáng tạo Đà Nẵng (tổng diện tích 17,26ha, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ).
Mục tiêu quy hoạch Dự án gồm các chức năng khu nghiên cứu và phát triển, khu sản xuất sản phẩm phần mềm và công nghệ thông tin, trung tâm lưu trữ dữ liệu, công trình thương mại, dịch vụ giải trí và nhà ở cho chuyên gia theo tiêu chuẩn quốc tế.
Dự án thứ tư là Trung tâm Thương mại quốc tế được Đà Nẵng kêu gọi đầu tư với định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của cả nước.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án tại 3 vị trí, gồm: Khu đất thương mại dịch vụ phía Đông Nam ký túc xá sinh viên (khoảng 2ha thuộc quận Liên Chiểu), Khu đất thuộc Khu liên hợp thể thao Hòa Xuân, Cẩm Lệ, diện tích khoảng 24ha và Khu đất có diện tích gần 1ha (thuộc dự án vệt 200m đường nối từ cầu Sông Hàn ra biển, quận Sơn Trà).
Dự án bệnh viện quốc tế được Đà Nẵng quy hoạch khu đất tại phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà với diện tích gần 1ha để phát triển cơ sở y tế chất lượng cao. Hiện Đà Nẵng đang khẩn trương triển khai thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất và dự kiến tổ chức đấu giá cuối năm 2022.
Các nhà đầu tư tìm hiểu thực tế, nghe giới thiệu về dự án Cảng Liên Chiểu trong sáng 25/6.
Đà Nẵng cũng giới thiệu, mời gọi các nhà đầu tư váo Dự án Viện dưỡng lão tại phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ với diện tích khoảng 1,1ha. Khu đất đã được giải phóng mặt bằng và phê duyệt phương án đấu giá. Hiện nay, các đơn vị đang tích cực triển khai thủ tục tiếp theo và dự kiến tổ chức đấu giá trong Quý III/2022.
Dự án lớn thứ 7 được Đà Nẵng giới thiệu là Dự án Trường liên cấp quốc tế với định hướng tạo lập môi trường sống lý tưởng không chỉ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân thành phố mà còn phục vụ nhu cầu giáo dục chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế cho con em chuyên gia.
Đà Nẵng: Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản
Chiều 24/6, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đã tiếp và làm việc với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio về mối quan hệ giữa thành phố Đà Nẵng với các địa phương của Nhật Bản trong thời gian qua; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển, thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Đà Nẵng.
Tại buổi làm việc, Đại sứ Yamada Takio đánh giá cao sự phát triển của thành phố Đà Nẵng những năm qua, đồng thời khẳng định Đà Nẵng đang là điểm đến thu hút đầu tư hấp dẫn. Hiện tại đã có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư thành công và hoạt động tốt tại thành phố Đà Nẵng như: Tập đoàn nghỉ dưỡng Mikazuki, Công ty TNHH Fujikin International... Trong thời gian tới, khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và thành phố Đà Nẵng sẽ ngày một phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực IT, lĩnh vực mà lãnh đạo thành phố đang rất quan tâm. Đại sứ Yamada Takio kỳ vọng thành phố Đà Nẵng và các địa phương, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ có nhiều sự hợp tác thành công hơn nữa trong tương lai.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, thời gian qua, Đại sứ Yamada Takio đã quan tâm, giới thiệu các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như quốc tế.
Năm 2022, Đà Nẵng sẽ hoàn thành đường vành đai bao quanh thành phố, mở ra dư địa lớn để phát triển, kết nối với hạ tầng giao thông quốc gia. Thành phố cũng đã cấp chủ trương đầu tư xây dựng Nhà ga hàng hoá trong lĩnh vực hàng không, thúc đẩy việc mở rộng sân bay quốc tế Đà Nẵng. Cũng trong năm nay, Đà Nẵng dự kiến khởi công phần hạ tầng dùng chung của Cảng Liên Chiểu, thúc đẩy phát triển lĩnh vực logistics để hoàn chỉnh cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng hy vọng thời gian tới, Đại sứ Yamada Takio sẽ tiếp tục là cầu nối quan trọng trong sự phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, địa phương Nhật Bản với thành phố Đà Nẵng. Trước mắt, Đà Nẵng mong muốn sớm xúc tiến nối lại 7 đường bay từ Nhật Bản đến Đà Nẵng, góp phần thu hút lượng khách du lịch Nhật Bản quay trở lại thành phố sau thời gian dịch bệnh COVID-19.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (bên phải) tặng phẩm lưu niệm cho ngài Đại sứ Nhật Bản Yamada Takio.
Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã ký kết thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác chính thức với 4 thành phố của Nhật Bản, bao gồm Kawasaki (2012), Yokohama (2013), Sakai (2019) và Kisarazu (7/2019). Ngoài ra, thành phố còn có quan hệ hợp tác với hơn 15 tỉnh, thành phố của Nhật Bản. Những năm qua, các địa phương Nhật Bản đã cùng thành phố Đà Nẵng triển khai các chương trình hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội...
Sau gần 25 năm kể từ khi doanh nghiệp đầu tiên của Nhật thiết lập xí nghiệp liên doanh tại Đà Nẵng (Acecook Vietnam, năm 1993), đến nay đã có tổng số 216 doanh nghiệp, văn phòng đại diện, dự án của các công ty Nhật Bản đóng trên địa bàn thành phố. Nhật Bản cũng là quốc gia đứng thứ nhất về tổng số dự án, doanh nghiệp đầu tư vào thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn đầu tư lên đến 932 triệu USD, xếp đầu tiên trong hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Đà Nẵng. Các dự án FDI tập trung chủ yếu là lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị, chế biến, IT, dịch vụ và du lịch. Đến nay, hoạt động của doanh nghiệp giúp tạo việc làm cho khoảng hơn 40.000 lao động.
Khám phá hệ thống hạ tầng tiện ích tại Phương Đông Vân Đồn Phương Đông Vân Đồn duy trì sức "nóng" trên thị trường và "ghi điểm" với khách hàng nhờ được đầu tư phát triển hơn 500 tiện ích không ngừng hoàn thiện, sinh sôi. Tiên phong bắt nhịp xu hướng Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, nhu cầu nghỉ dưỡng - mua sắm - vui chơi giải trí chiếm tới...