Đà Nẵng: Giá rau, củ, quả tăng cao, nông dân phấn khởi
Những ngày gần đây, giá rau, củ, quả thực phẩm tại các chợ trên địa bàn TP.Đà Nẵng luôn ở mức “ nóng” và tăng cao. Điều này giúp cho bà con nông dân trồng rau rất phấn khởi và tăng cường chống nắng để có sản phẩm bán ra thị trường.
Nguồn cung khan hiếm
Tại Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), 50 hộ dân trồng rau đang bị ảnh hưởng sản xuất do nắng nóng kéo dài, khô hạn. Các ruộng rau ngắn ngày như: rau cải, rau muống, rau dền… dù được chăm sóc thường xuyên nhưng sản lượng vẫn giảm mạnh.
Nông dân chăm chỉ làm cỏ, bón phân, tưới nước thường xuyên để cho sản lượng rau cao.
Bà Nguyễn Thị Miều (trú thôn Túy Loan Tây, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) chia sẻ: “Thời tiết nắng ráo thì thuận lợi nâng cao năng suất rau củ quả, nhưng nắng cháy da như mùa này thì người cũng chết huống gì rau. Dù cung cấp nước tưới 2-3 lần/ngày nhưng rau vẫn chết một phần và chậm phát triển. Tôi trồng cải thì không mọc, rau dền vì nắng quá nên chậm lớn, bí đao cũng không ra trái. Dẫn đến năng suất chung giảm, không đủ cung ứng cho thị trường”.
Nắng nóng kéo dài, lại thêm nguồn nước nhiễm mặn khiến 5ha đất canh tác của HTX rau an toàn La Hường (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) bị bỏ hoang, nông dân không thèm xuống giống. Nhiều loại rau quả chủ lực như: rau muống, bồ ngót, mồng tơi, bí đao, mướp cũng chết khô vì nước nhiễm mặn. Dẫn đến sản lượng chung giảm 50% so với trước, bà con ôm lỗ nặng.
Video đang HOT
Tại các chợ dân sinh, sức tiêu thụ rau, củ, quả rất mạnh với giá bán tăng lên từng ngày.
Chị Hạnh, nông dân tại HTX La Hường than thở: “Rau củ quả vì nắng nóng quá mà phát triển chậm, thậm chí không nảy nở, hư thối. Nếu trồng xen canh bí đao, mướp hoặc bầu với rau màu thì năng suất không đảm bảo. Do đó, rau củ quả mùa nắng nóng hao hụt sản lượng lớn, khan hiếm hàng, thêm một số loại không trồng được như: xà lách, rau húng, rau quế, khổ qua… nên giá bán cao hơn mọi khi”.
Chị Trần Thị Thủy, nông dân tại vườn rau thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) tâm sự, năm nay thời tiết nắng hạn nên trồng rau khó khăn, đất xấu, đa số bà con đều chuyển sang trồng bắp, sắn, mè khiến nguồn cung bị hao hụt lớn. Nhiều thương lái, khách quen đến tận vườn đặt mua rau mà nông dân không đủ hàng để bán.
Giá rau quả tăng cao, nông dân phấn khởi
Một công nhân sơ chế và đóng gói rau tại HTX rau sạch Túy Loan nói: “Vì thời tiết nắng nóng kéo dài nên rau màu cũng khó phát triển, sản lượng giảm mạnh so với trước. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lại rất cao nhưng nguồn rau tại chỗ không đủ cung ứng cho thị trường. Hiện tại, HTX thu mua rau của nông dân với giá cao, 7.000 đồng/bó rau cải, rau muống, mồng tơi; 5.000 đồng/bó rau dền; bí đao 8.000 đồng/kg”.
Một số rau quả khan hiếm có giá cả tăng vọt như: khổ qua, đậu tây, xà lách, rau gia vị các loại… nhưng nhà nông trên địa bàn TP.Đà Nẵng lại không có hàng để bán.
Ông Bùi Dũng, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan cho biết, Phòng NN&PTNN huyện Hòa Vang hỗ trợ 10 giếng khoan nước cho gần 50 hộ dân có đủ nước tưới. Điều này giúp bà con tích cực sản xuất, kết hợp làm cỏ, bón phân, cải tạo đất để duy trì năng suất. Tuy trồng rau mùa nắng hạn vất vả, nhưng giá cả lại cao, bà con phấn khởi khi thu lãi từ 150.000-300.000 đồng/ngày.
Nông dân chọn trồng các loại rau ngắn ngày, chịu hạn như: rau muống, rau dền, rau lang để cố gắng bám trụ sản xuất.
“Chỉ cần có đủ nước tưới thì hai sào mướp của tôi trúng đậm. Nhiều vùng trồng rau trọng điểm khác như Túy Loan, La Hường đều bị ảnh hưởng bởi thời tiết khắc nghiệt nên nguồn rau nhìn chung bị thiếu hụt. Nếu khách hỏi mua thì tôi bán mướp giá 10.000 đồng/kg, còn thương lái thu mua tại vườn với giá 15.000-18.000 đồng/kg (cao gấp đôi so với vụ trước)…”, ông Tám, nông dân tại vườn rau thôn Thạch Nham Tây (xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) hứng khởi nói.
Do nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành tăng lên qua từng ngày, tăng từ 2.000-5.000 đồng.
Tại chợ đầu mối Hòa Cường ( phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), các gian hàng rau củ quả luôn tấp nập người mua bán. Lượng rau tại đây được nhập chủ yếu từ các vùng trồng rau sạch ở Đà Nẵng và Quảng Nam. Bên cạnh đó, vì nguồn rau quả tại địa phương khan hiếm nên thương lái phải nhập thêm hàng từ Gia Lai, Lâm Đồng, Nghệ An… nhằm đảm bảo cung ứng đủ cho thị trường.
Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg…
Chị Kim Ánh, tiểu thương bán rau tại chợ đầu mối cho biết: “Vì nắng nóng nên nông dân khó trồng rau và sản lượng giảm mạnh, không đủ cung cấp cho thị trường. Ngoài nguồn rau thu mua từ Điện Dương (Quảng Nam), tôi còn phải nhập thêm từ các mối khác mới đủ bán. Hiện nay, cải ngọt dao động từ 10.000-15.000 đồng/kg, khổ qua từ 20.000-30.000 đồng/kg, xà lách 55.000 đồng/kg, mồng tơi 8.000 đồng/bó, bắp su 14.000 đồng/kg, đậu tây 20.000 đồng/kg…
Khảo sát tại các chợ dân sinh khác như chợ Hòa Khánh (quận Liên Chiểu), chợ Túy Loan (huyện Hòa Vang), rau củ quả được nhập về từ chợ đầu mối Hòa Cường và một số vùng sản xuất nhỏ lẻ khác. Các tiểu thương cho hay, nắng hạn khó trồng rau, nguồn hàng khan hiếm nên giá thành nhích lên qua từng ngày: khổ qua 20.000 đồng/kg (tăng 3.000-5.000 đồng), cải ngọt 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng), xà lách 55.000 đồng/kg (tăng 15.000-20.000 đồng), rau mồng tơi 10.000 đồng/bó (tăng 2.000-3.000 đồng).
Phú Yên: Hàng chục ngàn hecta cây trồng "khát" nước, nguy cơ mất trắng
Nắng nóng kéo dài suốt nhiều tháng qua khiến hàng ngàn hecta cây trồng tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên "khát" nước, nguy cơ mất trắng.
Thời điểm này, đến xã Ea Chang, huyện Sơn Hòa một màu xám ngắt bao phủ do nhiều loại cây trồng khô cháy. Mí Ve ở xã Ea Chang cho biết, nhà Mí có gần 1 hecta đất nông nghiệp, từ đầu năm đến nay đã xuống giống 1 lần mía, 1 lần mè, nhưng vẫn không có một cây nào mọc lên khỏi mặt đất vì từ cuối năm ngoái đến nay, trên địa bàn xã không có một cơn mưa.
"Tiền giống mất hết, chả còn gì. Đến cỏ cũng chết hết chứ nói gì đến cây trồng. Đồng bào ở đây ai cũng khổ, người nào cũng vậy", chị Mí Ve nói.
Nắng nóng khiến đồng khô cỏ cháy, cây mía mọc không lên khỏi mặt đất
Hàng ngàn hecta cây trồng khác như mía, sắn trên địa bàn huyện Sơn Hòa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhiều hộ dân cho biết, thời tiết nắng nóng, nước ao, hồ trơ đáy nên cho dù đã nỗ lực tìm mọi nguồn nước để cứu cây trồng nhưng vẫn không đủ tưới.
Huyện Sơn Hòa có 22.000 hecta đất nông nghiệp, trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Thế nhưng, đến thời điểm hiện nay chưa tới 10% diện tích đất được xuống giống. Một số diện tích mía trồng được 3 tháng tuổi tiếp tục chết khô.
Dự báo năm nay, nắng nóng có thể xảy ra 7- 9 đợt và có khả năng xuất hiện 3 đến 5 đợt nắng nóng kéo dài. Tình hình thiếu nước, khô hạn là rất lớn. Do đó, công tác tưới vụ hè thu năm nay gặp nhiều khó khăn, nhất là các vùng có công trình thủy lợi nhỏ, ở xa nơi tưới, cuối nguồn nước. Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho biết, sẽ tổ chức các đoàn khảo sát đánh giá về thực trạng nguồn nước để có giải pháp phù hợp.
Nắng nóng, cây giống chờ mưa để xuống giống
"Trên cơ sở tập hợp đánh giá, nhu cầu cấp nước sinh hoạt cũng như trên cơ sở quy hoạch cấp nước vùng, chúng tôi cân đối trước hết là nước sinh hoạt, thứ 2 là nước tưới tiêu để cân đối cây trồng trong dài hạn. Ví dụ như đất lúa, vùng nào giữ bao nhiêu và chuyển bao nhiêu để đảm bảo nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống kênh mương ngầm chuyển sang đường ống để thuận lợi trong duy tu, bảo dưỡng và an toàn", ông Trần Hữu Thế cho biết thêm.
Miền Bắc mưa to suốt 3 ngày, chấm dứt nắng nóng gay gắt Trong 3 ngày tới, miền Bắc có mưa dông diện rộng, các tỉnh vùng núi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày qua. Từ hôm qua (1/7) do chịu ảnh hưởng của rãnh thấp trục Tây Bắc - Đông Nam, một số tỉnh trung du và vùng núi miền Bắc...