Đà Nẵng dự định xây cảng Liên Chiểu gần 7.400 tỷ đồng
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị chuyên môn nghiên cứu, tiếp thu hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cảng Liên Chiểu.
Theo đó, nếu được phê duyệt và thông qua, cảng Liên Chiểu sẽ có mức đầu tư lên tới gần 7.400 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu tăng cao về vận chuyển hàng hóa, đảm bảo phát triển bền vững kinh tế xã hội của TP Đà Nẵng và trong khu vực, giảm tải cho khu bến Tiên Sa và Sơn Trà, giảm áp lực giao thông đường bộ đi qua nội đô TP.
Cụ thể, cảng Liên Chiểu sẽ được xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung với tổng mức đầu tư cho hợp phần này lên tới 3.426,3 tỷ đồng để phát triển 2 bến ban đầu, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 TEUs; đảm bảo thông qua lượng hàng từ 3,5-5 triệu tấn/năm và phát triển các bến tiếp theo theo quy hoạch.
Các hạng mục xây dựng đi kèm bao gồm kè chắn sóng (dài 820m) và đê chắn sóng (dài 350m) đảm bảo thời gian khai thác cảng trên 300 ngày/năm; luồng tàu dài khoảng 7,2km, rộng 160m; cao độ đáy nạo vét -14m, hệ thống báo hiệu hàng hải; làm đường bộ giao thông kết nối với cảng; các hạ tầng kỹ thuật như mặt bằng khu vực hạ tầng công cộng dùng chung, điện, cấp nước và công trình phụ trợ…
Hình thức đầu tư cho phần cơ sở hạ tầng dùng chung được Đà Nẵng xác định từ ngân sách Nhà nước theo Luật Đầu tư công trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương là 2.993,3 tỷ đồng (gồm 500 tỷ đồng từ nguồn 10% dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước để thực hiện trong giai đoạn 2019-2020) và nguồn vốn ngân sách địa phương là 433 tỷ đồng được bố trí để thực hiện trong giai đoạn sau năm 2020.
Đáng lưu ý, TP Đà Nẵng cũng tính toán đến việc kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp là 3.951,8 tỷ đồng để xây dựng thêm 2 bến gồm một bến container, một bến hàng tổng hợp có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 TEUs và các hạ tầng kỹ thuật, thiết bị khai thác trên bến đảm bảo khai thác lượng hàng thông qua từ 3,5-5 triệu tấn/năm trong giai đoạn đầu.
Video đang HOT
Theo N.Y.
Công an nhân dân
Các dự án BT phải báo cáo trước ngày 30/8
Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ phải gửi báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các dự án BT về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30/8.
Trong công văn số 5589/BKHĐT- QLĐ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa gửi tới các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các dự án BT (Xây dựng - chuyển giao) gửi về Bộ này trước ngày 30/8.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 10/5/2018, Chính phủ đã có Nghị quyết số 54/NQ - CP thông qua các chính sách của đề nghị xây dựng dự án Luật Đầu tư công theo hình thức PPP, đồng thời yêu cầu xây dựng, hoàn thiện và trình Quốc hội dự án Luật tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019) và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8 (dự kiến tháng 12/2019).
Như vậy, tiến độ xây dựng Luật được Chính phủ giao là rất gấp. Nhằm tạo cơ sở hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị các bộ, ngành và địa phương tổng hợp tình hình thực hiện dự án BT (Xây dựng - chuyển giao) do mình là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng theo đề cương được bộ hướng dẫn.
"Trong báo cáo này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được đề nghị cung cấp kết quả triển khai dự án BT (đánh giá, nhận xét về tác động của việc thực hiện dự án BT đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đối với việc giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước); các hình thức lựa chọn nhà đầu tư, hình thức thanh toán (tiền hoặc quỹ đất); các khó khăn vướng mắc", công văn của Bộ nêu rõ.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần nêu quan điểm của mình về việc duy trì loại hợp đồng BT trong hình thức đầu tư PPP để cơ quan soạn thảo tổng hợp, đề xuất định hướng xây dựng Luật trong thời gian tới.
Mới đây, Bộ Tài chính cũng có văn bản đề nghị rà soát việc chấp thuận chủ trương sử dụng tài sản công (quỹ đất) để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BT.
Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định trong Luật Quản lý sử dụng tài sản công, từ ngày 1/1/2018 đã không còn áp dụng quy định tại Quyết định số 23/2015 của Thủ tướng. Quyết định này cho phép thanh toán bằng quỹ đất cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hợp đồng BT.
Từ năm 2017, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức này và đến nay nghị định đó chưa được ban hành.
Vì vậy, để xử lý các vấn đề liên quan trong thời gian một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công chưa được ký ban hành, Bộ Tài chính đã đề nghị Chính phủ tạm dừng việc xem xét, quyết định sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư kể từ ngày 1/1/2018 cho đến khi nghị định trên có hiệu lực thi hành.
Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương... về việc xử lý một số vấn đề chuyển tiếp trong quản lý, sử dụng tài sản công này từ ngày 28/3/2018.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề nghị UBND TP Hà Nội rà soát lại việc chấp thuận chủ trương sử dụng quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện các dự án BT trên địa bàn.
TP.HCM siết chặt các dự án BT
Theo Trí thức trẻ
Tiền phong
CTCK lỗ lũy kế hơn 50% vốn điều lệ vẫn được phép thực hiện giao dịch ký quỹ Nghị định số 151/2018/NĐ-CP cắt giảm điều kiện "không có lỗ lũy kế bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ" đối với công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện giao dịch ký quỹ. CTCK lỗ lũy kế hơn 50% vốn điều lệ vẫn được phép thực hiện giao dịch ký quỹ Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2018/NĐ-CP sửa đổi,...