Đà Nẵng đón 2 chuyến bay quốc tế và quốc nội đầu tiên “xông đất” năm mới 2023
Sáng nay 1/1/2023, Sở Du lịch Đà Nẵng phối hợp với Vietnam Airlines và Vietjet Air đã tổ chức chào đón 2 chuyến bay đầu tiên với gần 350 hành khách “ xông đất” TP trong năm mới 2023
Lúc 9h sáng 1/1/2023, tại ga đến quốc nội sân bay Đà Nẵng, chuyến bay mang số hiệu VN161 của Vietnam Airlines đã đưa 165 khách từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Tiếp đó, lúc 10h cùng ngày, tại ga đến quốc tế, chuyến bay mang số hiệu VJ879 của Vietjet Air đã đưa hơn 170 hành khách từ Incheon ( Hàn Quốc) đến với TP bên sông Hàn.
Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình tặng hoa cho các vị khách quốc tế đầu tiên trên chuyến bay VJ879 của Vietjet Air “xông đất” TP năm 2023.
Lễ đón hai chuyến bay quốc nội và quốc tế đầu tiên đến với Đà Nẵng trong năm mới 2023 đã được Sở Du lịch TP phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Trung, Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng và đại diện 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air tổ chức trọng thể với các màn biểu diễn múa lân, tặng hoa, quà cho các hành khách.
Dịp này, Vietnam Airlines đã trao tặng 3 vé máy bay hạng thương gia hành trình nội địa cho 3 hành khách trên chuyến bay VN161; đồng thời Vietjet Air cũng trao tặng 3 vé khứ hồi quốc tế cho 3 hành khách trên chuyến bay VJ879 hạ cánh sân bay Đà Nẵng trong ngày đầu năm mới 2023.
Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, trong 2 ngày 31/12/2022 và 1/1/2023 đã có 194 chuyến bay hạ cánh sân bay Đà Nẵng (gồm 118 chuyến bay nội địa và 75 chuyến bay quốc tế), tăng khoảng 10 chuyến mỗi ngày so với ngày bình thường. Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình, việc các chuyến bay đến Đà Nẵng gia tăng trong dịp Tết Dương lịch 2023 mở ra triển vọng một năm tăng trưởng tích cực cho ngành hàng không và du lịch.
Video đang HOT
Hành khách được Vietnam Airlines tặng vé máy bay hạng thương gia trên hành trình nội địa.
Ông cho biết, du lịch qua đường hàng không vẫn là nguồn khách chính của du lịch Đà Nẵng. Các đường bay trực tiếp quốc tế được khai thác trở lại trong thời gian qua đã gia tốc cho sự phục hồi của du lịch Đà Nẵng. Tổng lượt khách đường hàng không đến Đà Nẵng năm 2022 đạt hơn 4,4 triệu lượt. Trong đó, khách nội địa đạt hơn 3,8 triệu lượt, tăng 91,7% so với cùng kỳ năm 2019; khách quốc tế đạt hơn 636 ngàn lượt, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính đến hết tháng 12/2022 có 24 đường bay nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó có 15 đường bay quốc tế trực tiếp được khôi phục và khai thác mới từ Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc) với hơn 4.700 chuyến.
Hàn Quốc vẫn là thị trường quốc tế hàng đầu của du lịch với 4 chặng bay từ Incheon, Busan, Deagu, Muan đến Đà Nẵng tần suất hơn 60 chuyến/tuần. Ngoài ra, sự quay lại mạnh mẽ của các thị trường Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore chủ yếu qua đường hàng không cũng đóng góp đáng kể vào cơ cấu khách quốc tế đến với TP Đà Nẵng.
Du khách Hàn Quốc bày tỏ niềm vui được tặng hoa và quà khi “xông đất” Đà Nẵng năm mới 2023.
Thị trường tiềm năng Ấn Độ lần đầu được khai thác vào năm 2022 với 3 chặng bay trực tiếp từ New Delhi và Mumbai, Ahmedabad do hãng hàng không Vietjet khai thác, dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Lượng khách Ấn Độ lưu trú tại Đà Nẵng trong năm 2022 ước đạt 20.309 lượt khách.
Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, theo cập nhật tổng hợp từ các hãng hàng không, dự kiến trong dịp Tết Dương lịch 2023 từ ngày 30/12 – 2/1/2023 có khoảng 395 chuyến bay nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng với hơn 58 nghìn lượt khách (trong đó có 236 chuyến bay nội địa với khoảng 37 nghìn lượt khách, 159 chuyến bay quốc tế với khoảng 21 nghìn lượt khách).
“Năm 2023 được chọn là “Năm tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”. Với tín hiệu tích cực từ các chuyến bay đến Đà Nẵng vào ngày 1/1/2023 cho thấy kịch bản lạc quan hơn về phục hồi và phát triển các đường bay đến Đà Nẵng, từng bước khôi phục du lịch trong thời gian tới”, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình nhấn mạnh.
Chưa chốt vị trí xây sân bay thứ 2 Hà Nội
Cục Hàng không vừa có báo cáo gửi Bộ GTVT rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sau khi rà soát, Cục Hàng không xác định lại phương án quy hoạch Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030 là 25 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hàng khách/năm; cảng hàng không Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm.
Vẫn chưa xác định vị trí chính xác xây dựng sân bay thứ 2 vùng Thủ đô. Ảnh NGỌC THẮNG
Tùy theo nhu cầu vận tải và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, Bộ GTVT sẽ xem xét, điều tiết, phân bổ các chuyến bay (slot) giữa 2 cảng hàng không, bảo đảm khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng theo quy hoạch; đồng thời tạo động lực hấp dẫn đầu tư phát triển cảng hàng không Chu Lai.
Cục Hàng không cũng cho biết thống nhất cập nhật nội dung "nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa...) trong trường hợp đủ điều kiện" trong dự thảo Quyết định.
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, mục tiêu đến năm 2030 là ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP.HCM (Cảng HKQT Tân Sơn Nhất và Long Thành).
Cụ thể, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo);
Cục kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng HKQT Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 640/QĐ-TTg ngày 28.4.2011 tại H.Tiên Lãng, TP.Hải Phòng.
Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội).
Đáng chú ý, đối với sân bay thứ hai vùng Thủ đô, dự thảo quy hoạch mới nhất chỉ xác định xây dựng tại phía đông nam thủ đô Hà Nội, song vẫn chưa xác định vị trị chính xác.
Trước đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án quy hoạch mạng cảng hàng không - sân bay cấp quốc gia. Quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội được đề cập trong đề án chung sân bay cả nước.
Theo đó, sân bay thứ 2 bước đầu được xác định ở phía đông nam của thủ đô, tuy nhiên chưa có vị trí cụ thể. Việc quy hoạch sân bay thứ 2 nhằm có hướng mở để nghiên cứu xây dựng, nhằm giảm tải cho sân bay Nội Bài sau năm 2050.
Vé máy bay tăng phi mã, quá tải trên trời dưới đất, ai cũng 'mệt cầm canh' Giá vé máy bay dịp hè đang tăng phi mã, nhiều hành khách mua giờ bay sáng sớm hoặc đêm muộn việc đi lại khó khăn hơn nhưng cũng không có giá rẻ. Khách đi lại ở sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) dịp hè tăng mạnh - Ảnh: C.TRUNG Theo ông Nguyễn Nam Tiến, phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế...