Đà Nẵng đậy sông ô nhiễm: Quản lý nói ngược khoa học
Dự án xây sàn bê tông lấp sông Phú Lộc bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học, gây ảnh hưởng đến cảnh quan.
Quá nhiều sai sót?
Chia sẻ với Đất Việt, về dự án ” Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc”, ôngTô Văn Hùng – Phó Chủ tịch Hội KTS TP Đà Nẵng cho biết: “Dự án này không thể chấp nhận được bởi nó bộc lộ quá nhiều sai sót, không khoa học mà chắc chắn rằng nếu hiện thức hóa thì hậu quả rất nghiêm trọng”.
Bên cạnh đó, ông Hùng chỉ rõ: “ Thứ nhất ngay từ tên gọi, dự án “Cải tạo môi trường kênh thoát nước sông Phú Lộc” là hoàn toàn sai, bởi từ xưa đến nay bất kỳ người dân Đà Nẵng nào cũng điều biết đây là sông Phú Lộc. Việc dự án tự ý đổi tên sông thành kênh đã là sự xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử.
Ngay cả nếu thật sự Phú Lộc là kênh cũng không thể ứng xử với nó một cách thô bạo như vậy. Bài học từ việc cải tạo Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè của TPHCM, được xã hội hoan nghênh, từ một con kênh ô nhiễm trầm trọng nay đã có thể nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lội.
Hay dự cải tạo suối Cheonggyecheon, nguyên tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã xóa bỏ con đường cao tốc được xây dựng ngay trên dòng suối Cheonggyecheon trước đây bị ô nhiễm, dự án gây nhiều tranh cải, tiêu tốn 900 triệu đô và là một trong những thành công giúp thị trưởng Seoul Lee Myung-bak trở thành tổng thống. Ngày nay, suối Cheonggyecheon đã được khôi phục, trở thành kỳ quan của thủ đô Seoul là bài học đắt giá cho mọi quốc gia phát triển.
Thứ hai, dự án cho rằng nguyên nhân ô nhiễm là do 2 nguyên nhân: nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sông Phú Lộc và tình trạng gây mất vệ sinh do chính người dân sinh sống dọc 2 bên bờ của dòng sông. Tuy nhiên, hiện nay thành phố đang triển khai dự án nâng cấp trạm xử lý nước thải sông Phú Lộc cùng với hệ thống kè chắn sóng tại vị trí cửa sông.
Nếu các công trình này được triển khai đúng với các yêu cầu và tiêu chí của dự án thì chắc chắn rằng, nguyên nhân thứ nhất sẽ được khắc phục khi nước thải ra sông đã qua xử lý và nước sông lưu thông tốt do hết tình trạng bồi lắng cửa sông.
Video đang HOT
Không nên xây dựng sàn bê tông lấp sông Phú Lộc
Thứ ba, với lý do không còn quỹ đất nên lắp mặt sông để tạo công viên phục vụ nhu cầu vui chơi, rèn luyện sức khỏe cho người dân nơi đây thì quả là sự ngớ ngẩn đến không tưởng.
Với mức đầu tư 128 tỷ cho khuôn viên có quy mô 1,4ha như vậy liệu có thật sự kinh tế hay không? Đặc biệt khu vực này là nơi đón gió trực tiếp từ biển và là nơi chịu tác động gió bão lớn nhất hằng năm, vậy thì với hệ thống cây xanh trồng trên 1 lớp đất dày từ 0,5-1m được đổ trên lớp nền bê tông mặt sông liệu có thể tồn tại được mấy mùa mưa bão?
Thứ tư, việc lắp mặt sông sẽ là nguyên nhân hủy hoại hệ sinh thái sông Phú Lộc. Một trong những nguyên tắc cơ bản khi triển khai các dự án cảnh quan thì phải đảm bảo duy trì ổn định, đảm bảo tính đa dạng của hệ sinh thái.
Việc ngăn chặn ánh sáng mặt trời sẽ hủy diệt toàn bộ hệ sinh vật trong nước, góp phần tạo nên mùi hôi thối từ các sinh vật chết, càng nguy hiểm hơn khi bề mặt không thông thoáng và không có quá trình đối lưu không khí.
Thứ năm, dự án sẽ làm tắc đường thông thương của con sông, ngay tại cửa sông tiếp giáp với Vịnh Đà Nẵng.
Cái sai lớn nhất từ dự án này chính là lối tư duy lệch lạc và thái độ ứng xử thiếu văn minh. Chính vì thế, ông Hùng đặt câu hỏi: “Liệu rằng Đà Nẵng có còn là thành phố đáng sống hay không khi khi không còn sông, không còn núi?
Đồng tình quan điểm, PGS. TS Trần Cát (ĐH Kiến Trúc Đà Nẵng) không tán thành dự án này, bởi theo ông vấn đề bức thiết ở đây là xử lý ô nhiễm từ nước sông Phú Lộc cho người dân, nên dồn kinh phí cho trạm xử lý nước thải Phú Lộc để xử lý triệt để mùi hôi rồi hẵng tính đến việc cải tạo cảnh quan trên bề mặt sông.
Đại diện cho Hội Quy hoạch Đà Nẵng, KTS Hoàng Quang Huy, Chủ tịch Hội cũng cho rằng, dự án này sẽ không thể mang lại hiệu quả, bởi: Vườn hoa và vui chơi trẻ em không thể phát triển bền vững ở vị trí ngay cửa sông, trực diện với vịnh Đà Nẵng và hướng thẳng góc với biển Đông, nơi đón gió, mưa bão và nắng nóng gay gắt vào mùa khô.
Trong khi đó lớp đất đổ trên mặt sàn bê tông cốt thép chỉ có độ dày 0,8 ~ 1,00 m làm sao trồng và phát triển bền vững được “cây rễ cọc, cây tán lớn, cây cổ thụ cao, thấp, lá bàn, lá kim… để tạo thành những mảng rừng chống gió bụi”.
Theo_Báo Đất Việt
Bộ Công Thương cấm nhà máy điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm
Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 3 và Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị để tránh xảy ra các sự cố tương tự ảnh hưởng đến môi trường dân cư.
Bộ Công Thương vừa chính thức thông tin về kết quả kiểm tra tình hình phát tán tro, bụi tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận).
Bộ Công Thương cho biết, từ ngày 2 đến ngày 9.7, tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã xảy ra 3 lần sự cố kẹt đường ống dẫn tro của 4/12 trường của hệ thống lọc bụi tĩnh điện tổ máy 2 dẫn về Silo chứa tro dẫn đến hiện tượng tro bụi phát tán theo khói thải ra môi trường.
Một góc khói bụi "mù trời" do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra trong quá trình thi công.
Ngay khi sự cố xảy ra, công ty đã cho giảm tải tổ máy xuống còn 50% công suất (giảm lượng tro bụi sinh ra trong lò 50% và hiệu suất lọc bụi giảm xuống 85%) và sau đó dừng tổ máy 2, huy động toàn bộ lực lượng để sửa chữa, khắc phục sự cố để đưa lọc bụi tĩnh điện hoạt động trở lại. Đến nay, sự cố đã được khắc phục, thiết bị lọc bụi đến nay đã vận hành bình thường.
Sau khi kiểm tra, Bộ Công Thương đánh giá, tổ máy đã hoạt động ổn định và các thông số về môi trường đều đảm bảo.
Bộ này đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 3 và Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị để tránh xảy ra các sự cố tương tự ảnh hưởng đến môi trường dân cư.
Trước đó, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân Nguyễn Thanh Sang cho biết, liên tục từ các ngày 2 đến ngày 10.7, ống khói của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 liên tục xả khói đen khiến người dân đại phương bức xúc.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương đã ký công văn hỏa tốc gửi cho chủ đầu tư nhà máy và các cơ quan ban ngành yêu cầu phải khắc phục và chấm dứt ngay tình trạng khói đen của nhà máy để tránh có những diễn biến xấu, mất an ninh trật tự tại địa phương như trước đây.
Chính quyền xã Vĩnh Tân hiện vẫn đang liên tục giám sát hoạt động của nhà máy. Nếu tiếp tục xả khói sẽ báo cáo và kiến nghị cấp trên xử lý.
Cũng trong các ngày 14 và 15.4.2015, do bức xúc trước việc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đổ xỉ than ra bãi xỉ gây ô nhiễm, hàng trăm người dân xã Vĩnh Tân và Vĩnh Hảo đã ra chặn quốc lộ 1, gây tê liệt tuyến quốc lộ bắc nam. Nhiều người quá khích còn xông vào đập phá khách sạn, đập vỡ cửa kính ô tô, chống trả lực lượng làm nhiệm vụ. Hiện công an đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và bắt giam nhiều nghi can.
Theo_Dân việt
Phó Thủ tướng: Đặc xá phải đảm bảo công tâm, chống tiêu cực, sai sót Ngày 20/7, chỉ đạo tại cuộc họp Hội đồng tư vấn đặc xá Trung ương 2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu không đặc xá người thiếu tiêu chuẩn nhưng cũng không được bỏ xót người đủ điều kiện. Mở đầu buổi họp, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương công bố Quyết định đặc xá năm 2015 của Chủ...