Đà Nẵng: Đây là dòng vốn lãi suất thấp giúp đẩy lùi tín dụng đen
Những năm qua, nhờ tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội TP. Đà Nẵng (CSXH) để mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh mà hàng nghìn hộ dân trong diện khó khăn ở TP. Đà Nẵng đã có công ăn, việc làm và thu nhập ổn định.
Hơn 50% dư nợ cho vay giải quyết việc làm
Ông Đoàn Ngọc Chung – Giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, đơn vị luôn bám sát định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương để xây dựng kế hoạch cho vay phù hợp. Đặc biệt, trong số các chương trình cho vay của Ngân hàng CSXH TP. Đà Nẵng thì chương trình cho vay giải quyết việc làm đã đạt nhiều kết quả đáng kể.
Vốn chính sách giúp hàng nghìn hộ dân có việc làm và thu nhập ổn định.
Theo ông Đoàn Ngọc Chung, đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH TP. Đà Nẵng đạt 2.402 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng so với năm 2018, trong đó nguồn vốn cân đối từ Trung ương đạt 1.520 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63%/tổng nguồn và nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương đạt 882 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37%/tổng nguồn vốn…
Đến 31/12/2019, toàn thành phố có 67.311 khách hàng còn dư nợ vốn Ngân hàng CSXH, tổng dư nợ đạt 2.398 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng so năm 2018, đạt và vượt kế hoạch theo Nghị quyết thành phố đề ra. Trong số này, dư nợ từ nguồn vốn Trung ương đạt 1.525 tỷ đồng, với 13 chương trình tín dụng chính sách; dư nợ từ nguồn vốn địa phương đạt 873 tỷ đồng với 8 chương trình tín dụng chính sách.
Trong những tháng đầu năm 2020 Chi nhánh Ngân hàng CSXH TP. Đà Nẵng đã có trên 5.800 khách hàng được vay vốn, doanh số cho vay lên đến 250 tỷ đồng; doanh số thu nợ 197 tỷ đồng; trong đó số lao động được tạo việc làm, duy trì việc làm ổn định trên 4,3 nghìn lao động.
Video đang HOT
“Nhờ tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người lao động, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất. Dư nợ cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH TP.Đà Nẵng đến 31/12/2019 là 1.275 tỷ đồng, chiếm 53%/tổng dư nợ (tổng dư nợ là 2.398 tỷ đồng)…”, ông Đoàn Ngọc Chung nhấn mạnh.
Xác định là thành phố năng động, tạo việc làm cho lao động, trong đó có lao động nông thôn là vấn đề quan trọng, những năm qua, Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH TP. Đà Nẵng đã có những chỉ đạo, lãnh đạo cụ thể, nhằm hướng nguồn vốn Ngân hàng CSXH tới mục tiêu tạo việc làm, tạo thu nhập cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn.
Góp phần đẩy lùi tín dụng đen
Theo ông Đoàn Ngọc Chung, những năm qua cho vay giải quyết việc làm có nhiều đổi mới đã tạo ra sự thông thoáng, hiệu quả, được khách hàng và đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ, các cấp ủy đảng, chính quyền đánh giá cao. Các dự án vay vốn đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, hoàn trả vốn vay đúng kỳ hạn, diện vay vốn rộng, vốn được quay nhiều vòng.
Được Ngân hàng CSXH cho vay vốn mà bà Hoàng Thị Hạnh, trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng mở tiệm bán bánh canh, có công ăn việc làm ổn định.
Bà Hoàng Thị Hạnh, trú tại phường Thạch Thang, quận Hải Châu, TP .Đà Nẵng chia sẻ: “Trước đây tôi gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, do không có vốn để sản xuất kinh doanh nên đời sống gia đình gặp khó khăn. Được Ngân hàng CSXH cho vay 70 triệu đồng, gia đình tôi đã mở tiệm bán bánh canh, làm kế sinh nhai và nhờ vậy gia đình tôi đã ổn định cuộc sống…”.
“Trong năm 2019, Ngân hàng CSXH TP. Đà Nẵng đã cho vay 4.202 lượt hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo bổ sung nguồn vốn sản xuất kinh doanh, vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo bền vững; duy trì, mở rộng và tạo việc làm mới cho 16.197 lao động. Trong đó, 1.436 HS-SV được vay vốn để trang trải chi phí học tập; cho vay xây dựng 2.918 công trình nước sạch, 2.842 công trình vệ sinh môi trường ở huyện Hòa Vang, 293 khách hàng vay vốn nhà ở xã hội… Trong những tháng đầu năm 2020, Chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố đã tích cực giải ngân các nguồn vốn mới cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với trên 5.800 khách hàng được vay vốn, doanh số cho vay lên đến 250 tỷ đồng; doanh số thu nợ 197 tỷ đồng; trong đó số lao động được tạo việc làm, duy trì việc làm ổn định trên 4,3 nghìn lao động”, ông Đoàn Ngọc Chung chia sẻ.
Thông qua các chương trình tín dụng chính sách các đối tượng thụ hưởng có vốn kịp thời để đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm, góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen.
Ông Đoàn Ngọc Chung cho rằng, tín dụng chính sách xã hội tiếp tục là công cụ kinh tế hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững, phát triển thành phố theo hướng “4 an” tại TP.Đà Nẵng. Hoạt đồng tín dụng chính sách luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Thành ủy, UBND thành phố, các tổ chức chính trị xã hội …và chính quyền địa phương cơ sở, nhất là từ khi có Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động tín dụng chính sách đã ngày càng phát huy hiệu quả.
Hiện nay, vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường. Các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả để giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
“Thông qua các chương trình tín dụng chính sách các đối tượng thụ hưởng có vốn kịp thời để đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm và trang trải các chi phí đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, từ đó, góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen…”, ông Đoàn Ngọc Chung – Giám đốc Ngân hàng CSXH TP.Đà Nẵng nhấn mạnh.
Vay vốn nuôi bò, trồng nho, nhà nông hết khó
Nhiều năm qua, việc triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng NNPTNT (Agribank) đã góp phần giúp cho hàng nghìn hộ nông dân Ninh Thuận có vốn đầu tư phát triển sản xuất và vươn lên làm giàu nhanh chóng.
Vay vốn nuôi bò, thu lãi 300 triệu/năm
Vừa cho đàn bò ăn cỏ, ông Nguyễn Văn La (thôn Phước Lập, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) nhớ lại những ngày mới lập nghiệp: "Tôi đã vay được 2 lần của Chi nhánh Agribank huyện Ninh Phước. Lần đầu tiên tôi vay đầu năm 2016, với số tiền 200 triệu đồng để nuôi bò vỗ béo. Sau khi có vốn, tôi bắt tay vào chạy đôn chạy đáo đi các nơi để mua được 20 con bò...".
Thông qua nguồn vốn Agribank của Ninh Phước, nhiều hộ đã đầu tư chăn nuôi bò và vươn lên làm giàu. Ảnh: C.T
Cuối năm 2016, nhờ cần cù chịu khó chăm sóc đàn bò bài bản nên ông La đã có "quả ngọt" từ chính đàn bò này. "Vào thời điểm đó, nhờ bò có giá nên tôi nuôi từ 2 - 3 lứa vỗ béo/năm. Khi bò to mập, đúng trọng lượng mới cho xuất chuồng. Cuối năm 2016, doanh thu đạt 600 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi được 300 triệu đồng. Có vốn trong tay rồi, tôi thật sự mừng lắm, lại tiếp tục mua bò về thả nuôi..." - ông La phấn khởi nói.
Theo ông La, gia đình ông vừa tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trên đồng, vừa trồng được 1ha cỏ để có thêm nguồn thức ăn cho bò. Với khát vọng vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu, lần thứ 2 ông liên hệ vay 500 triệu đồng để đầu tư nuôi bò và mua rơm rạ để dự trữ thức ăn vào mùa khô hạn cho đàn bò.
Hiện nay, trong trang trại của gia đình ông La đã có được 200 con bò cái, một con bò cái mỗi năm đẻ được một lứa. Sau khi sinh sản, những con bò đực được ông nuôi đủ trọng lượng sẽ xuất bán, riêng những con bò cái thì ông giữ lại nuôi.
Ông La chia sẻ: "Nông dân chẳng ai có sẵn vốn, nếu lúc đó mà không có vốn chắc tôi cũng bó tay, mọi việc sản xuất làm ăn giậm chân tại chỗ. Thông qua nguồn vốn của Agribank mà gia đình có điều kiện phát triển kinh tế, mở rộng quy mô chuồng trại và nuôi con cái bài bản. Ngoài việc nuôi bò, tôi còn trồng trên 4ha ruộng lúa, mỗi năm cũng cho thu nhập trên 100 triệu đồng".
Tiếp sức kịp thời cho ND
Tương tự, hộ anh Nguyễn Văn Lê (thôn Thuận Hòa, xã Phước Thuận, Ninh Phước) bắt đầu vay vốn của Agribank Ninh Phước từ 7 năm trước để trồng nho và chăn nuôi dê. Lần đầu vay 40 triệu đồng để trồng nho xanh, hiện nay gia đình anh đã trồng được 6 sào nho. Mỗi năm anh sản xuất được 2 vụ nho, với giá bán dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg. Tính ra mỗi năm vườn nho mang về cho anh Lê khoản thu nhập khoảng 300 triệu đồng. Ngoài việc thu nhập từ chăn nuôi, trồng trọt, anh còn có thu nhập thêm từ việc kinh doanh buôn bán.
Được biết, trên địa bàn hai huyện huyện Ninh Phước và Thuận Nam của tỉnh Ninh Thuận, có nhiều hộ khó khăn tiếp cận đượcnguồn vốn của Agribank để phát triển kinh tế và đến nay đã trở thành hộ khá giả, có thu nhập ổn định. Những vườn nho, táo xanh trĩu quả và đàn bò, cừu, dê ngày càng sinh sôi nảy nở đã phần nào khẳng định định được hiệu quả đồng vốn Agribank với nhà nông.
Tình trạng nắng nóng kéo dài cũng phần nào ảnh hưởng tới tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn dẫn đến năng suất cây trồng và vật nuôi giảm, việc tiêu thụ hàng hóa của các đại lý và bà con nông dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả nguồn vốn, thời gian tới Agribank Ninh Thuận nói chung và Agribank Ninh Phước nói riêng sẽ chú trọng thay đổi về tác phong giao dịch và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Đặc biệt, Agribank Ninh Phước sẽ tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp chăm sóc khách hàng và thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, tích cực vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm, tiếp cận các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn để triển khai công tác huy động vốn, các sản phẩm ngân hàng và các dịch vụ thanh toán.
Mùa khô Bảy Núi Khoảng tháng 10-11 (âm lịch), Bảy Núi bắt đầu vào mùa khô và kéo dài đến tháng 3-4 (âm lịch). Thời điểm này, mọi sinh hoạt và sản xuất của người dân ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) gặp nhiều khó khăn do thời tiết oi bức, nguồn nước khan hiếm. Chủ động nguồn nước tưới Mùa...