Đà Nẵng: Đầu tư 720 tỷ đồng xây dựng nút giao thông 3 tầng Trần Thị Lý
Ngày 17/5, HĐND TP Đà Nẵng tổ chức kỳ họp thứ 10 (bất thường) HĐND khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 xem xét, thông qua dự án cải tạo cụm nút giao thông 3 tầng phía Tây cầu Trần Thị Lý và nhiều dự án khác.
Tổng mức đầu dự án nút giao thông 3 tầng sau điều chỉnh tăng thêm 173,17. Trong đó, chi phí xây dựng tăng 152 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án giảm 1,65 tỷ đồng và chi phí dự phòng tăng thêm 22,73 tỷ đồng. Như vậy, tổng số vốn đầu tư nút giao thông này là hơn 720 tỷ đồng so với phê duyệt trước đó là hơn 550 tỷ đồng.
Dự án nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý được thiết kế khác mức dạng 3 tầng. Tầng trên bố trí cầu vượt thép trên đường 2/9, tầng mặt đất bố trí đảo hình trọn tự điều chỉnh và tầng dưới cùng bố trí hầm chui trên đường Duy Tân kéo dài qua hầm qua nút giao thông Duy Tân – Núi Thành và Duy Tân – Bạch Đằng nối dài.
Cụ thể, điều chỉnh chiều dài hầm kín và hầm hở trên đường Duy Tân đoạn từ đường Núi Thành đến đường Lê Đình Thám (thay vì đến đường Hoàng Diệu như phê duyệt trước đây) được thực hiện trên cơ sở ý kiến của Quân khu 5 để phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh.
Video đang HOT
Bổ sung thêm đoạn hầm hở từ đường Hoàng Diệu đến đường Lê Đình Thám với chiều dài 121,7m. Bổ sung đoạn hầm kín từ cổng chính Quân khu 5 đến đường Hoàng Diệu với chiều dài 160m. Rút ngắn chiều dài hầm hở từ đường Núi Thành đến cổng chính của Quân khu 5 từ 136,8m xuống còn 102,47m.
Được biết, UBND TP Đà Nẵng trước đó đã có các tờ trình HĐND thành phố về chủ trương đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm như: cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý; đầu tư sửa chữa và nâng cấp đập dâng An Trạch, Hà Thanh; các tuyến đường ngang nối quốc lộ 14B và các xã của huyện Hòa Vang…
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng đề nghị thống nhất chủ trương điều chỉnh đầu tư dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía tây cầu Trần Thị Lý theo hướng tăng chiều dài tuyến hầm giao thông trên đường Duy Tân. Việc điều chỉnh chiều dài hầm kín và hầm hở trên đường Duy Tân đoạn từ đường Núi Thành đến đường Lê Đình Thám (thay vì đến đường Hoàng Diệu như phê duyệt trước đây) được thực hiện trên cơ sở ý kiến của Quân khu 5 để phù hợp với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh.
UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp đập dâng An Trạch và Hà Thanh với tổng kinh phí đầu tư 96,67 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, thực hiện từ năm 2019-2022. UBND TP Đà Nẵng cũng đề nghị HĐND thành phố thống nhất chủ trương đầu tư dự án các tuyến đường ngang nối quốc lộ 14B và các xã thuộc huyện Hòa Vang, gồm 12 tuyến đường với tổng chiều dài 13,56km và kinh phí đầu 135,93 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
UBND TP Đà Nẵng cũng trình HĐND thành phố về chủ trương điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (giai đoạn 2); điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư An Cư 4; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Vệt thương mại – dịch vụ – du lịch dọc tuyến đường ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc (đoạn từ đường Nguyễn Phan Vinh đến đường Lê Văn Thứ); điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu số 1 – Trung tâm đô thị mới Tây Bắc; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu số 6 – Trung tâm đô thị mới Tây Bắc giai đoạn 2…
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Lắp rào chắn xe máy vào làn đường đi bộ ven sông Tô Lịch
Ngày 23/3, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã lắp đặt rào chắn ở hai đầu đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ ven sông Tô Lịch, để ngăn chặn tình trạng xe máy cố tình đi vào.
Việc làm này nhằm ngăn chặn tình trạng xe máy cố tình đi vào làn đường dành cho phương tiện thô sơ và người đi bộ.
Theo đó, rào chắn cao khoảng 20cm, có thể ngăn xe máy vượt qua; nhưng không ảnh hưởng đến người đi bộ và người đi xe đạp.
Sở GTVT đã lắp đặt rào chắn ở hai đầu đường ven sông Tô Lịch.
Trước đó, dự án cải tạo, mở rộng đường Vành đai 2, đoạn từ Ngã Tư Sở - Cầu Giấy đến nay đã gần hoàn thiện. Phần đường dành cho xe cơ giới đã được mở rộng thành 3 làn xe, trải thảm nhựa êm thuận, phục vụ lưu thông từ giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi.
Phần đường dành cho người đi bộ và xe đạp ven sông Tô Lịch cũng đã được hoàn thiện, sơn kẻ vạch. Do có dải phân cách ngăn cách với phần đường dành cho xe cơ giới bên ngoài nên làn đường đi bộ rất an toàn và thuận tiện cho người dân đi bộ hoặc đi xe đạp.
Nhưng thời gian gần đây, vẫn xảy ra tình trạng xe máy cố tình đi vào làn xe dành cho người đi bộ và xe thô sơ dù đã có biển cấm.
Bảo An
Theo NĐ&ĐS
Bình Dương chấp thuận cho ông Dũng "lò vôi" xây dựng khu đô thị hơn 2.300 tỷ đồng UBND Bình Dương vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu Nhà ở Đại Nam tại phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư. Dự án toạ lạc tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, với diện tích đất hơn 100ha. Quy...