Đà Nẵng: Đất vàng quây rào 10 năm do… suy thoái kinh tế?!
Khi đại biểu dẫn chứng một lô đất vàng bỏ hoang cả chục năm, để rắn rết sinh sôi, bò cả vào nhà dân, Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng khẳng định trong tháng 8 sẽ hoàn thành rà soát, xóa các quy hoạch treo ở những lô đất vàng trong trung tâm thành phố…
Sáng 11/7, kỳ họp thứ 7 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII đã bế mạc sau gần 3 ngày làm việc. Tại kỳ họp này, HĐND TP Đà Nẵng đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên địa bàn. Đó là các Nghị quyết về đặt đổi tên một số tuyến đường; Nghị quyết về quy định, điều chỉnh mức thu một số loại phí, lệ phí trên địa bàn; Nghị quyết quy định các mức chi HĐND các cấp trên địa bàn…
Kỳ họp lần thứ 7 khóa VIII HĐND TP Đà Nẵng diễn ra từ ngày 9-11/7.
Trước đó tại phiên chất vấn, HĐND TP Đà Nẵng đã nhận được 49 phiếu của 24 đại biểu HĐND chất vấn các nhóm vấn đề, đa số là những vấn đề cũ tồn tại từ những kỳ họp trước nhưng đến nay chưa được giải quyết.
Các câu hỏi chất vấn tập trung vào những nhóm vấn đề cử tri quan tâm, bức xúc. Nhiều câu hỏi tập trung vào vấn đề các dự án quy hoạch treo, dự án triển khai dở dang rồi dừng lại để kéo dài thời gian gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và quyền lợi của nhân dân; tình trạng nợ đất tái định cư kéo dài trong khi thành phố đã có chủ trương chấm dứt giải tỏa vào năm 2014.
Vấn đề đầu tiên được chất vấn là tình trạng xe dù bến cóc tái diễn, tai nạn giao thông tăng cao; Giám đốc Sở GTVT – ông Đặng Việt Dũng nêu một trong những giải pháp để kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn là Sở sẽ tiến hành xóa các tụ điểm xe dù, bến cóc, thanh kiểm tra các phương tiện không có tuyến vào nội thành, không có giấy phép…
Đại biểu Trần Văn Lĩnh chất vấn lãnh đạo TP Đà Nẵng
Sau khi ông Dũng trả lời, tân Chủ tịch HĐND Trần Thọ điểm tên luôn 10 điểm đỗ của xe dù, bến cóc và đề nghị lãnh đạo Sở kiểm tra, xóa các tụ điểm này cho bằng được. Đó là các điểm: KCN dịch vụ thủy sản Thọ Quang, đối diện khách sạn Đại Long (đường Hà Huy Tập), Công ty Đình Nhân (đường Điện Biên Phủ), gần khu vực Công ty Phát Xuân Tùng (đường Điện Biên Phủ), hãng xe Thanh Thủy (đường Nguyễn Tri Phương), gara ô tô Hoàng Dũng (đường Lê Đình Lý), phía sau Bệnh viện Hoàn Mỹ…
Với tình hình tội phạm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng; theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng, 6 tháng đầu năm xảy ra 279 vụ phạm pháp hình sự. Tuy không xảy ra tội phạm có tổ chức, tội phạm xã hội đen nhưng tỷ lệ tội phạm giết người gia tăng, tội phạm có xu hướng trẻ hóa, người không có việc làm cao là vấn đề đáng suy nghĩ. Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật cũng đáng quan ngại với 120 đối tượng vi phạm.
Đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn hỏi tội phạm có giảm tối đa được không? Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho rằng trong tình hình tội phạm hiện nay, có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng khách quan khác. Vậy nên, “nếu trả lời ngay là kìm giảm được là duy ý chí. Nhưng với trách nhiệm của mình chúng tôi xin làm hết trách nhiệm với mong muốn kìm giảm tội phạm, không để tội phạm lộng hành”, ông Sơn trả lời.
Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Việt Hùng trả lời đại biểu
Về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng xảy ra 9 vụ ngộ độc với 92 nạn nhân, tăng so với cùng kỳ nhưng Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng – ông Phạm Hùng Chiến cho rằng do thời tiết nắng nóng, thức ăn dễ ôi thiu, dẫn đến ngộ độc.
Tại phiên chất vấn, ông Trần Thọ nêu thẳng tên một nhà hàng và một tiệm bánh mì đã gây ra ngộ độc cho du khách và người dân. Sở Y tế TP Đà Nẵng – ông Phạm Hùng Chiến nói: “Nhà hàng bị ngộ độc là do du khách khi vào có mang theo thức ăn, còn tiệm bánh mì bị ngộ độc là do thực phẩm để lại qua đêm nên dễ phát sinh vi khuẩn có hại”.
Về vấn đề một số cán bộ được bố trí chung cư không đúng và cho thuê lại, Giám đốc Sở Xây dựng Phạm Việt Hùng cho biết, qua kiểm tra có 27 căn hộ chưa bàn giao. UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo thu hồi lại nhưng họ không chấp hành. Ông Phạm Việt Hùng cho biết ngay trong tháng 7 này, Sở sẽ phối hợp với cơ quan chức năng xử phạt hành chính và cưỡng chế để thu hồi nếu các hộ chây ì không chịu bàn giao nhà.
Về vấn đề thiếu nước sạch, có 115 ngày nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn liên tục, Giám đốc Sở TN-MT TP.Đà Nẵng – ông Nguyễn Điểu cho rằng, nguyên nhân do thủy điện Đăk My 4 lấy nước của sông Đăk My đổ qua sông Thu Bồn. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã có Văn bản yêu cầu thủy điện Đăk My 4 trả lại nước cho sông Vu Gia 25 m3/giây nhưng thủy điện không thực hiện.
Video đang HOT
Ông Điểu cho biết, trước tình hình này, Sở đã trình lãnh đạo thành phố có văn bản tiếp tục gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị yêu cầu chủ đầu tư Thủy điện Đăk Mi 4 trả về sông Vu Gia đảm bảo 25m3/giây và yêu cầu Bộ TN-MT nên thành lập Ban quản lý lưu vực sông để phân phối nước về mùa kiệt.
Các đại biểu biểu quyết tại kỳ họp
Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động cũng nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu và cử tri Đà Nẵng vì từ đầu năm đến nay địa phương mới giải quyết việc làm cho hơn 13.000 lao động, giảm 16% so với cùng kỳ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ĐH không tìm được việc làm tăng cao.
Trả lời vấn đề, Giám đốc Sở LĐ,TB&XH – bà Nguyễn Thị Thanh Hưng không nêu được thực trạng, giải pháp của thành phố đối với việc này mà chỉ đọc bản báo cáo dài phản ánh tình hình chung của cả nước, giải pháp của các bộ ngành, của Chính phủ… khiến nhiều đại biểu không đồng tình.
Đại biểu Trần Văn Lĩnh nêu ý kiến: “Tôi thấy báo cáo số liệu chung của cả nước. Còn số liệu của Đà Nẵng thì chị Hưng không nói rõ. Còn biện pháp đưa ra, tôi thấy chỉ là tiếp tục những cái gì có trước đây”. Công tác dạy nghề, ông Lĩnh cũng cho là chỉ tiếp tục trình dự án, mà dự án thì chưa được duyệt. Giải pháp phối hợp với các hiệp hội ngành nghề cũng là nội dung nằm ở trong dự án.
Các đại biểu còn chất vấn việc thành phố phải có biện pháp quản lý để thu được thuế từ chủ của rất nhiều lô đất trống; giải quyết tình trạng các lô đất vàng trong trung tâm thành phố triển khai dự án dở dang rồi rào lại để đó, ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho nhân dân.
Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định chắc chắn trong tháng 8/2013, UBND thành phố sẽ hoàn thành tổng rà soát tất cả các dự án trên địa bàn thành phố và phân loại dự án nào không triển khai được thì xóa “quy hoạch treo”, dự án nào khả thi hoặc dở dang thì ưu tiên bố trí vốn để triển khai. Sau khi phân loại sẽ công bố cho nhân dân được biết.
Đối với các dự án triển khai dở dang trên các lô đất vàng trong trung tâm thành phố rồi rào lại để đó, thành phố vừa đôn đốc các nhà đầu tư tiếp tục thực hiện, đồng thời có chế tài thu hồi các dự án này để giao cho các nhà đầu tư khác. Thành phố yêu cầu chủ các lô đất rào lại để giữ chỗ dọn vệ sinh, đưa hàng rào vào trong để trả lại vỉa hè cho người đi bộ.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cũng giải thích, do suy thoái kinh tế kéo dài đã làm ảnh hưởng đến năng lực của nhà đầu tư nên có dự án khởi công xong lại để đó, không có vốn để triển khai.
Không hài lòng với câu trả lời của lãnh đạo TP Đà Nẵng, đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn đứng lên tiếp tục nêu ý kiến. Ông dẫn chứng cụ thể, lô đất 128 Ông Ích Khiêm đã để trống mười mấy năm nay, gây mất vệ sinh môi trường, rắn rết bò vào tận bàn thờ của người dân. Vấn đề này ông đã chất chất cả chục lần ở các kỳ họp trước nhưng vẫn chưa thấy giải quyết, cử tri nơi ông sinh sống đã đến nhà ông hỏi rất nhiều lần. Lần này ông đề nghị lãnh đạo thành phố trả lời dứt khoát là có giải quyết không và bao giờ giải quyết.
Còn nhiều vấn đề tồn tại từ các kỳ họp trước nhưng đến nay cử tri vẫn chưa thấy giải quyết như tình trạng ô nhiễm ở khu dịch vụ thủy sản Thọ Quang, quy hoạch treo, tình trạng nước thải gây ô nhiễm môi trường ở các bãi biển…
Theo Chủ tịch HĐND Trần Thọ, tại kỳ họp này các đại biểu đã thể hiện trách nhiệm của mình đối với nhân dân qua phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Những vấn đề bức xúc cần phải được lãnh đạo UBND chỉ đạo các ngành, địa phương đưa vào chương trình nghị sự, có lộ trình giải quyết sớm. Nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 rất nặng nề với yêu cầu hoàn thành các mục tiêu đề ra, do đó lãnh đạo thành phố phải nỗ lực hết sức trong công tác, tạo niềm tin cho người dân.
Theo Dantri
Cựu chiến binh cả nước tự hào về tấm gương Phan Hữu Được
Câu chuyện về "liệt sĩ" Phan Hữu Được trở về sau 40 năm lưu lạc đã làm lay động hàng triệu trái tim bạn đọc, trong đó có những người cựu chiến binh - những người một thời từng chiến đấu dưới "mưa bom, bão đạn" để giành hòa bình, độc lập cho tổ quốc.
Ghi công bằng tất cả sự trân trọng
Những ngày qua, trên khắp cả nước có lẽ không ai không biết đến thông tin về "liệt sĩ" Phan Hữu Được ở Hải Phòng trở về sau 40 năm lưu lạc được báo điện tử Dân trí phản ánh. Hàng triệu độc giả khắp mọi miền tổ quốc đã phải rơi lệ vì ông Được khi trở về chỉ mang trên mình những thương tích của chiến tranh.
Ông Lê Đức Đông - Chủ tịch hội CCB phường Hà Huy Tập, TP Vinh (Nghệ An) - xúc động khi đọc những thông tin về "liệt sĩ" Phan Hữu Được
Nói về "liệt sĩ" Phan Hữu Được, ông Lê Đức Đông, Chủ tịch hội CCB phường Hà Huy Tập, TP Vinh (Nghệ An), chia sẻ, từ ngày báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết về ông Được, ông không bỏ sót bất kỳ một tin, bài nào. Đọc mỗi bài viết về "liệt sĩ" Được, ông Đông lại có một cảm xúc khác nhau, từ sự trăn trở, đồng cảm với một người "liệt sĩ" trở về với hai bàn tay trắng mang nhiều vết thương trên cơ thể, đến lòng cảm kích trước sự quan tâm của Thủ tướng chính phủ, cộng đồng và nhân dân với những mất mát, thiệt thòi của ông Được.
"Đọc những bài viết của báo Dân trí về người liệt sĩ trở về tôi mà khóc trong nhiều tâm trạng bởi lẽ ông Được chính là nhân chứng sống cho mọi đau khổ, hy sinh của một thời chiến tranh tàn khốc. Những đồng đội của tôi, có người đã vĩnh viễn nằm lại đất mẹ, có người sống trở về với các vết thương trên cơ thể. Trường hợp "liệt sĩ" đã trở về sau 40 năm lưu lạc và mất tích như ông Được quả thật hy hữu, hiếm có và may mắn cho gia đình", ông Đông chia sẻ.
Lần dở trong ký ức của mình, ông Đông kể tháng 12/1971, ông cùng 23 chàng thanh niên ở xã Diễn Yên, Diễn Châu (Nghệ An) lên đường nhập ngũ vào trung đoàn vận tải 963, bộ tư lệnh 559 làm nhiệm vụ lái xe, sửa chữa xe và quân khí phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những mất mát, hy sinh là điều không tránh khỏi nhưng người lính Cụ Hồ luôn kề vai, sát cánh bên nhau để mang lại hòa bình, độc lập cho đất nước. May mắn trở về quê hương, nhìn bức ảnh "liệt sĩ" Được bên cạnh tấm bia mộ của chính mình, ông Đông lại như thấy có hình bóng của đồng đội mình trong đó.
"Tôi nghĩ, qua thời gian 40 năm lưu lạc, đồng chí Được rất thiệt thòi vì không được hưởng các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm đến cựu chiến binh, thương bệnh binh tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Tôi mong chính quyền địa phương quan tâm, giúp đỡ để đồng chí Được được hưởng, truy lĩnh các chế độ chính sách; các cơ quan đoàn thể, nhà hảo tâm ủng hộ để đảm bảo cuộc sống cho đồng chí Được về sau.
Là một người cựu chiến binh tôi cũng rất xúc động trước nghĩa cử của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trích lương cá nhân của mình để gửi tặng ông Phan Hữu Được để kịp thời động viên, ghi công bằng tất cả sự trân trọng với người có công với đất nước", ông Đông tâm sự.
"Hãy làm những gì có thể để tri ân anh ấy"
Cũng như ông Đông, cựu chiến binh Phạm Văn Thân đang là Trưởng ban tuyên giáo Hội cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa, vô cùng xúc động trước sự trở về của liệt sĩ Phan Hữu Được. Càng nghẹn lòng hơn khi biết trong 40 năm lưu lạc ấy, "liệt sĩ" Phan Hữu Được sống trong bệnh tật, đói khổ, không anh em ruột thịt, không người thân thiết.
Ông Phạm Văn Thân: "Hãy làm những gì có thể để tri ân anh ấy".
Ông Thân xúc động chia sẻ: "Chiến tranh tàn ác đã gây nên những vết thương trên cơ thể, làm mất đi trí nhớ của đồng chí Được. Nhưng đau đớn gấp ngàn lần cái nỗi đau ấy là đồng đội tôi đã sống gần hết cuộc đời trong đói khổ, trong cô đơn. Quả thật là quá thiệt thòi cho đồng chí mà không một sự bù đắp nào có thể xoa dịu được.
Không có gì hạnh phúc hơn là anh đã trở về, vì vậy chúng ta hãy cùng đồng cảm và chia sẻ, làm tất cả những gì có thể để tri ân anh ấy, một người đã cống hiến cả tuổi trẻ, cả xương máu nhưng quá thiệt thòi. Và tôi nghĩ có thể trên mảnh đất Việt Nam này vẫn còn đâu đó những liệt sĩ cũng đang lưu lạc như đồng chí Phan Hữu Được vì thế chúng ta cần làm gì đó thể họ được trở về, bù đắp những mất mát, những đau thương những ngày còn lại."
"Chúng tôi tự hào về tấm gương của anh Được"
Ông Đoàn Hồng Chương, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng, chia sẻ: "Chúng tôi xúc động và tự hào khi đọc những bài viết trên báo điện tử Dân trí về anh Phan Hữu Được, người đã đổi tên thành Phạm Văn Được để tham gia chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Ông Đoàn Hồng Chương: "Chúng tôi tự hào về tấm gương của anh Được"
Tôi rất xúc động trước tình cảm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh - xã hội, chính quyền Hải Phòng, báo điện tử Dân trí..., nhất là những đồng đội năm xưa dành cho người cựu chiến binh cùng lứa tuổi thanh niên kháng chiến chống Mỹ vì sự nghệp giải phóng dân tộc chúng tôi.
Những tình cảm bao la ấy sẽ giúp anh Được vượt qua những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Và tôi tin rằng, với lời hứa ưu tiên giải quyết các chế độ chính sách đãi ngộ của chính quyền Hải Phòng, anh Được sẽ được hưởng một chế độ đãi ngộ chu đáo, xứng đáng.
Với vai trò của mình ở Hội cựu chiến binh thành phố Đà Nẵng, tôi cũng mong Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương luôn quan tâm và có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những cựu chiến binh từng tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các anh chị thực sự đã hy sinh, mất mát rất nhiều cho nền độc lập của nước nhà, để đất nước chúng ta hôm nay ngày càng phồn vinh.
Qua báo Dân trí, tôi cũng hiểu thêm về những chiến công của anh Được, cũng như những hy sinh mất mát của anh trong 40 năm qua. Nằm trong diện được miễn nhiễm, nhưng anh vẫn thay đổi họ tên để được tham gia chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc; biết là chiến trường ác liệt, biết là có thể hy sinh bất cứ lúc nào nhưng vẫn một lòng một dạ quyết lên đường vào Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, giành độc lập cho dân tộc. Tham gia kháng chiến chống Mỹ và lưu lạc 40 năm trở về không nhà cửa, không vợ con, tay trắng."
Là một cựu chiến binh, cùng lớp thanh niên với "liệt sĩ" Phan Hữu Được ngày ấy, từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Đoàn Hồng Chương trải lòng đầy tự hào: "Tấm gương của anh Được là một trong những tấm gương điển hình, đặc biệt được mọi người biết đến như chị Đặng Thùy Trâm, anh Thạc trong hàng triệu người lớp thanh niên chúng tôi ngày ấy hăng hái lên đường, sẵn sàng hy sinh đời mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc."
"Xã hội sẽ không để cho anh đơn độc!"
"Khi tiếp cận thông tin sự trở về kỳ diệu của "liệt sĩ" Được sau 40 năm lưu lạc trong đói khổ đăng trên báo Dân trí, chúng tôi đã không cầm được lòng mình, hằng đêm thao thức về những khó khăn, thiệt thòi mà anh đã chịu đựng ngần ấy năm qua." Đó là lời tâm sự tận đáy lòng của ông Trần Văn Bường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình.
Trò chuyện với PV Dân trí quanh sự kiện này, ông Trần Văn Bường chia sẻ: "Chiến tranh luôn để lại đau thương, mất mát cho nhiều người. Trong cuộc chiến tranh khốc liệt ấy, những người như anh Được đã không tiếc máu xương để chiến đấu giành lấy độc lập, tự do, và mang lại bình yên cho đất nước. Sự trở về của anh Được ngày hôm nay là một sự kỳ diệu, hiếm có, một niềm hạnh phúc khó tả đối với người thân, bạn bè, những người đã từng "vào sinh ra tử", bất chấp những hiểm nguy cùng với anh.
Chúng tôi cũng là những người lính, người đồng chí, đồng đội đã từng chiến đấu, từng bị thương giống anh Được nên rất đồng cảm với hoàn cảnh của anh. Nhưng may mắn là chúng tôi được đoàn tụ với gia đình sớm, còn bản thân anh phải chịu biết bao vất vả, đói khổ suốt ngần ấy năm qua."
Chúng ta cần quan tâm giải quyết các chế độ chính sách cho anh Được để giúp anh sớm ổn định cuộc sống
Nói đến những cảm nhận của mình về "liệt sĩ" Được, ông Bường xúc động: "Đọc những bài viết về anh Được và hoàn cảnh của anh hiện tại, tôi đã bật khóc vì xúc động, nhiều đêm tôi thao thức không ngủ được vì nghĩ đến những thiệt thòi mà anh cũng như bao đồng đội khác đã chịu đựng, trong số đó có những người đã vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ thân yêu. Mong rằng xã hội sẽ quan tâm đến anh nhiều hơn nữa để giúp anh sớm ổn định cuộc sống và có điều kiện chữa trị những thương tật do bom đạn chiến tranh gây ra".
Ông Bường cũng mong muốn chính quyền địa phương và các ngành chức năng sớm quan tâm giải quyết chế độ chính sách cho ông Được. Đó cũng là nguyện vọng chính đáng và là nguồn động viên to lớn đối với người đã cống hiến công sức của mình cho đất nước.
"Chúng ta phải làm từng bước và làm ngay những chế độ chính sách liên quan để giúp anh Được có điều kiện ổn định cuộc sống sớm ngày nào tốt ngày ấy. Một hành động thờ ơ, kéo dài do thiếu trách nhiệm là chúng ta đang có tội với người có công. Tuy nhiên, cũng cần phải tuân thủ những quy định của pháp luật, các văn bản pháp quy liên quan đến chế độ đãi ngộ đối với người có công. Trong khi việc giải quyết các chế độ chính sách liên quan cho anh Được chưa tiến hành xong do có thể gặp một số vướng mắc về mặt thủ tục, chúng ta cần quan tâm chia sẻ, động viên và giúp đỡ anh sớm vượt qua những khó khăn trước mắt".
Ông Khuệ hết sức xúc động khi nghĩ về quãng thời gian lưu lạc hơn 40 năm trời của "liệt sĩ" Được
Ông Đoàn Lương Khuệ, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình, cũng chia sẻ về những khó khăn, vất vả lẫn sự thiệt thòi của "liệt sĩ" Phan Hữu Được: "Mang trên mình rất nhiều thương tật trở về, những người lính như chúng tôi luôn phải chịu sự đau đớn khi thời tiết thay đổi. Thế mà anh Được đã sống trong cảnh khó nhọc, không đồng xu dính túi, làm thuê làm mướn để sống khiến chúng tôi vô cùng cảm phục. Xã hội này rất biết ơn anh và không để cho anh đơn độc!.
Chúng tôi cũng như bao Cựu chiến binh khác tha thiết đề nghị cơ quan chức năng và chính quyền địa phương sớm quan tâm giúp đỡ anh Được trong việc giải quyết chế độ chính sách. Trong vấn đề này cần đề cao lương tâm và trách nhiệm để chia sẻ với những khó khăn mà anh Được đã trải qua. Điều này cũng thể hiện lòng biết ơn và sự tri ân đối với hàng triệu người lính đã ngã xuống."
Theo Dantri
Sở Y tế vào cuộc vụ bé 10 tuổi tử vong bất thường Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành sao chép hồ sơ bệnh án của bệnh nhi K.T. tử vong bất thường khi nội soi. Dự kiến, sau khi có kết quả giải phẫu tử thi từ Trung tâm Giám định pháp y, Sở sẽ lập hội đồng chuyên môn tìm nguyên nhân tử vong. Thông tin trên được TS.BS Bùi Minh Trạng,...