‘Đà Nẵng đáp ứng các tiêu chí bình thường mới theo dự thảo Bộ Y tế’
Trong dự thảo Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 của Bộ Y tế, các tiêu chí của TP Đà Nẵng đều ở mức 1, đủ điều kiện bình thường mới.
Đó là nhận định của bà Ngô Thị Kim Yến, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Đến ngày 27-9, Đà Nẵng vẫn kiểm soát và xét nghiệm COVID-19 tại chốt cửa ô đối với người vào thành phố – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Quyết định cũ đạt 6/7 tiêu chí, dự thảo mới ở mức nguy cơ thấp
So với tiêu chí kiểm soát dịch theo quyết định 3989 hiện hành của Bộ Y tế, Đà Nẵng đã đạt được 6/7, trừ tiêu chí về chuỗi ca mắc. Tuy nhiên các chuỗi ca mắc ở địa phương này đã cơ bản được kiểm soát.
Số ca mắc ở Đà Nẵng trong 10 ngày qua chỉ loanh quanh 10 ca, có thời điểm không phát hiện ca mắc mới trong ngày.
Video đang HOT
Trong dự thảo của Bộ Y tế, có 3 chỉ số bắt buộc và yêu cầu đánh giá, gồm tỉ lệ người được tiêm vắc xin, cơ sở thu dung điều trị, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng…
“Căn cứ vào dự thảo của Bộ Y tế thì thành phố Đà Nẵng hiện có thể xếp vào cấp độ 1, tức nguy cơ thấp (bình thường mới – PV). Tuy nhiên ngành y tế và thành phố vẫn đang rất thận trọng. Khi góp ý vào các tiêu chí của dự thảo chúng tôi đề nghị theo hướng tiêu chí cao hơn” – bà Ngô Thị Kim Yến, phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, nhận xét.
Bà Yến lấy ví dụ thay vì 150 ca bệnh/100.000 dân mới đưa vào cấp độ 4, Đà Nẵng đề nghị ở mức chỉ còn 1/5 số ca mắc này là đã mức độ 4. Bà cho rằng, yêu cầu cao hơn là bởi thực tế số ca mắc khó đong đếm chính xác nếu chưa xét nghiệm diện rộng.
Bà Yến nhận định, với biến thể mới của virus và tình hình hiện nay, việc loại trừ virus ra khỏi cộng đồng là không thể. Do vậy Đà Nẵng xây dựng kế hoạch để khi có ca bệnh sẽ xử lý truy vết, cách ly tốt nhất để thích ứng với tình hình dịch.
Chưa có phương án, thiết bị kiểm soát mã QR thì chưa hoạt động
Ngày 27-9, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 thành phố Đà Nẵng đã thông báo chuẩn bị các điều kiện để thực hiện các biện pháp thích ứng với dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
Theo đó, để tham gia các hoạt động, mỗi cá nhân phải có một mã QR để sử dụng khi đến nơi đông người, đến nơi làm việc, học tập, tham gia các hoạt động…
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi mở ra hoạt động phải có phương án thích ứng an toàn phòng, chống dịch trong từng lĩnh vực hoạt động. Hằng ngày, bắt buộc phải kiểm soát mã QR của những người đến làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ – thương mại.
Nơi nào chưa có phương án và chưa có thiết bị kiểm soát mã QR thì chưa được mở cửa hoạt động.
Người dân trước khi ra, vào thành phố phải khai báo từ trước trên ứng dụng phần mềm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và truyền thông, và được hệ thống tự động cấp mã QR nếu đủ điều kiện, và quét mã này ở các chốt kiểm soát tại cửa ngõ.
Trước đó vào tối 27-9, ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết việc khai báo chính xác, đầy đủ khi vào thành phố cũng là cơ sở để tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho công dân sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố.
28 F1 tại Đà Nẵng liên quan đến BN 2.899 có kết quả âm tính
Ngày 30-4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng cho biết, liên quan đến ca bệnh 2.899 ở Hà Nam, Đà Nẵng đã rà soát và lấy mẫu xét nghiệm đối với 29 F1.
28 F1 tại Đà Nẵng liên quan đến bệnh nhân 2899 ở Hà Nam có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Cụ thể, CDC TP Đà Nẵng thực hiện lấy mẫu cho 28 trường hợp, một người còn lại được Bệnh viện 199 - Bộ Công an lấy mẫu. Mẫu xét nghiệm của 28 F1 do CDC Đà Nẵng thực hiện đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Còn mẫu xét nghiệm của 1 F1 tại Bệnh viện 199 hiện chưa có kết quả.
Những F1 này là nhân viên phục vụ tại khách sạn Alisia (nơi bệnh nhân 2.899 cách ly y tế, tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), nhân viên y tế, người cách ly cùng khách sạn, lái xe, phụ xe, khách đi cùng xe với bệnh nhân này.
Hiện CDC TP Đà Nẵng đang tiếp tục rà soát, điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19 tại Hà Nam để áp dụng các biện pháp can thiệp y tế phù hợp.
Trước đó, bệnh nhân N.V.Đ (sinh năm 1993, trú tỉnh Hà Nam) từ Nhật Bản nhập cảnh đến Đà Nẵng ngày 7-4 và cách ly tập trung 14 ngày tại khách sạn Alisia. Kết quả xét nghiệm ba lần vào các ngày 8, 12 và 21-4 của anh Đ đều âm tính.
Ngày 22-4, bệnh nhân trở về Hà Nam bằng xe ô-tô. Đến ngày 24-4, bệnh nhân xuất hiện ho, sốt, đau họng, được cơ quan chức năng đến lấy mẫu, điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm ngày 27 và 29-4 của bệnh nhân này đều dương tính với SARS-CoV-2.
Liên quan đến bệnh nhân 2.899 ở Hà Nam, sáng cùng ngày, Bệnh viện 199 (Bộ Công an đóng tại Đà Nẵng) đã lấy mẫu xét nghiệm cho 39 cán bộ chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm số 3, có người đi cùng chuyến xe khách 43B-048.78 tuyến Đà Nẵng - Hà Nội ngày 21-4. Đây là chuyến xe mà bệnh nhân 2.899 đi từ Đà Nẵng về Hà Nam. CDC TP Đà Nẵng đã triển khai điều tra, cách ly y tế, xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này trong đó có một trường hợp thuộc Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3.
Cách ly trường hợp F1 của bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nam Đêm 29/4, Chủ tịch UBND TP. Quảng Ngãi đã ký quyết định cách ly tập trung đối với một trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 ở tỉnh Hà Nam (BN2899). Trường hợp phải cách ly tập trung là chị V.T.N.A (33 tuổi) ngụ phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi. Ngày 21/4, chị A. đi chung chuyến xe khách...