Đà Nẵng đã ‘dìu’ người dân vượt qua đại dịch
Đà Nẵng đã chi khoảng 2.500 tỉ đồng chống dịch COVID-19, riêng kinh phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp là gần 800 tỉ đồng.
Báo Pháp Luật TP.HCM có cuộc trao đổi với ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, xoay quanh công tác phòng chống dịch COVID-19 và hàng loạt chính sách nhân văn của TP đối với người dân, người lao động (NLĐ), doanh nghiệp (DN).
Những chính sách vượt trội, nhân văn
Ông Triết khẳng định: “Các chính sách của TP là vượt trội, kịp thời, giàu tính nhân văn, bao phủ tất cả đối tượng, kể cả các hộ tạm trú, sinh viên, lao động ngoại tỉnh… nhằm hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19″.
. Phóng viên : Thưa ông, Đà Nẵng đã trải qua chuỗi ngày “ai ở đâu ở yên đó” chưa từng có tiền lệ và đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19. Ông nhận xét thế nào về những chủ trương chống dịch của TP thời gian qua?
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Phó Bí thư thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết : Đây là giai đoạn khó khăn chưa từng có đối với TP. Nhưng bằng nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ của các tổ chức, DN và nhân dân, đến nay TP đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh.
Có thể khẳng định các biện pháp phòng chống dịch của TP đã và đang đi đúng hướng với những cách làm hợp lý, quyết đoán và sáng tạo. Cụ thể như việc truy vết thần tốc, kịp thời khoanh vùng, phong tỏa và dập các ổ dịch trong cộng đồng khi vừa phát hiện với thời gian nhanh nhất. Nhờ đó, hầu hết ca nhiễm và F liên quan đều được đưa đi cách ly, điều trị sớm. Công tác tiêm chủng đang được đẩy nhanh và đảm bảo tiến độ.
. Đến nay, TP Đà Nẵng đã chi bao nhiêu tiền cho công tác hỗ trợ người dân và DN?
Video đang HOT
Đến nay, TP đã chi khoảng 2.500 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch. Trong đó, kinh phí để hỗ trợ người dân, DN gặp khó khăn là gần 800 tỉ đồng. Ngoài các chính sách của trung ương, nhiều chính sách đặc thù của TP đã được ban hành và triển khai thực hiện.
Có thể kể đến chính sách hỗ trợ riêng của TP cho người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động với số tiền hơn 29 tỉ đồng. Hỗ trợ thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân trong vùng cách ly y tế gần 100 tỉ đồng. Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm trị giá 500.000 đồng/hộ cho 50.651 hộ chính sách, người có công và hộ dân khó khăn với số tiền hơn 25 tỉ đồng.
Chưa hết, khi thấy các hộ dân vẫn còn khó khăn, TP tiếp tục hỗ trợ hơn 184 tỉ đồng (500.000 đồng/hộ). Miễn 100% tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ cho tất cả hộ dân với tổng số tiền hơn 30 tỉ đồng. Với trẻ mầm non và học sinh phổ thông, TP hỗ trợ 100% học phí theo mức thu học phí công lập năm học 2021-2022, kinh phí hơn 87 tỉ đồng…
Người dân quận Liên Chiểu nhận quà hỗ trợ của TP Đà Nẵng. Ảnh: TẤN VIỆT
Đến nay, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc chi trả các gói hỗ trợ của TP và tiếp tục kéo dài thời gian hỗ trợ NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động đến ngày 31-10. Việc này nhằm tạo điều kiện cho NLĐ hoàn thành các thủ tục để được hưởng chính sách hỗ trợ. TP đang tiếp tục rà soát và sẽ có chính sách hỗ trợ đối với những lao động tự do còn lại với tổng kinh phí dự kiến hơn 100 tỉ đồng.
Thời gian qua, TP đã hỗ trợ hơn 360.000 hộ dân (hơn 300.000 hộ dân thường trú, hơn 60.000 hộ là sinh viên, lao động ở trọ…) và đang rà soát, bổ sung số hộ còn thiếu. Lãnh đạo Thành ủy, HĐND và UBND TP đã kịp thời chỉ đạo triển khai các chính sách hỗ trợ, giải quyết những khó khăn của người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Người dân quận Sơn Trà nhận 500.000 đồng tiền hỗ trợ của TP Đà Nẵng . Ảnh: TẤN VIỆT
Giám sát chặt để mọi người dân được thụ hưởng
. Đà Nẵng đã có những chính sách rất vượt trội, vậy việc triển khai trong thực tế có gặp khó khăn gì không?
Cũng phải nhìn nhận rằng công tác triển khai thực hiện thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Nguyên nhân là do TP thực hiện giãn cách xã hội nên số lượng NLĐ, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ chưa nhiều.
Cán bộ xã, phường vừa phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn vừa tham gia phòng chống dịch, hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho người dân nên việc chi trả hỗ trợ gặp nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ vay vốn trả lương cho NLĐ ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh cũng còn nhiều khó khăn do các quy định chưa phù hợp. Cạnh đó, có nơi cách thức triển khai còn phát sinh vướng mắc, lúng túng, làm cho người dân chưa hiểu và có bức xúc.
Ngoài ra, việc cấp phát gạo của Chính phủ về các địa phương chưa được thực hiện thống nhất. Có nơi phát cho hộ khó khăn với 15 kg/khẩu, có nơi quy định hộ từ năm người trở lên được nhận không quá bốn khẩu, có nơi phát mỗi hộ khó khăn 15 kg, lại có nơi chia đều cho tất cả hộ dân trong tổ.
Trước những phát sinh đó, HĐND TP đã kịp thời giám sát, trao đổi, đề nghị chính quyền cơ sở giải thích, tăng cường công tác tuyên truyền. Đến nay, đại đa số người dân đã hiểu và đồng thuận cao với các chính sách hỗ trợ của TP.
. Ông có thể nói rõ hơn về công tác giám sát của HĐND TP để đảm bảo chính sách được thực hiện công bằng, minh bạch đến với tất cả người dân?
Thường trực HĐND TP đã thành lập hai tổ kiểm tra trên địa bàn quận Thanh Khê, quận Ngũ Hành Sơn và ba đoàn giám sát tại 12 phường, ba quận trên địa bàn TP về công tác phòng chống dịch và giám sát việc hỗ trợ người dân.
Các tổ, đoàn đi kiểm tra thực tế, trao đổi trực tiếp với người dân để lắng nghe các phản ánh và làm việc với UBND các phường, quận để khắc phục những tồn tại, gây bức xúc trong nhân dân. Đặc biệt là để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những thiếu sót của cấp cơ sở trong việc triển khai thực hiện các chính sách (nếu có) và có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, ổn định cuộc sống của người dân trong giai đoạn sắp tới.
Qua giám sát có thể thấy các chủ trương, chính sách của TP đã đề ra là đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai tại các địa phương không thể tránh khỏi những thiếu sót, chưa minh bạch và Thường trực HĐND TP đã kịp thời báo cáo Thường trực Thành ủy, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP chỉ đạo khắc phục kịp thời các bất cập phát sinh trong việc thực thi chính sách.
. Xin cám ơn ông.
Ông Lê Trung Chinh tái đắc cử Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng
Ông Lê Trung Chinh (sinh năm 1969) tái đắc cử Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khoá X với đại đa số phiếu bầu...
Ngày 25/6, HĐND TP Đà Nẵng Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất bầu chức danh Chủ tịch UBND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khoá IX, đã được 51/51 đại biểu có mặt bầu làm Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng khoá X (nhiệm kỳ 2021-2026).
Ông Lê Trung Chinh
Ông Lê Trung Chinh sinh năm 1969, quê quán tại xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Ông Chinh có trình độ cử nhân Sư phạm toán, là Tiến sỹ quản lý giáo dục. Ông từng giữ các chức vụ Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Ngày 19/12/2018, HĐND TP Đà Nẵng đã quyết nghị bầu ông Lê Trung Chinh làm Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016-2021.
Cũng tại kỳ họp, HĐND Đà Nẵng cũng bầu chức danh Phó Chủ tịch UBND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026.
Theo đó, ông Hồ Kỳ Minh, ông Lê Quang Nam được HĐND thành phố tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND thành phố với số phiếu bầu tuyệt đối cùng với 20 thành viên UBND nhiệm kỳ 2021-2026.
Đà Nẵng sẽ thu hồi dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước Đà Nẵng thu hồi dự án 181 ha theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và sẽ xem xét, tạo điều kiện để sớm triển khai việc khai thác, sử dụng quỹ đất này. Ngày 14/6, Thường trực HĐND Đà Nẵng cho hay vừa yêu cầu UBND thành phố xem xét giải quyết dứt điểm và phản hồi 12 trường hợp đơn...