Đà Nẵng: Chuẩn bị chống dịch COVID-19 trong trạng thái ‘bình thường mới’
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố,các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chuẩn bị kỹ các văn bản hướng dẫn nhằm thông tin sớm cho người dân và các cơ sở kinh doanh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Bộ Y tế sau khi được hoạt động trở lại.
Sau gần 2 tháng (từ ngày 31/7) thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, thành phố Đà Nẵng đã từng bước khống chế được dịch. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng vừa ra thông báo để người dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn chủ động các biện pháp phòng, chống dịch khi thành phố cho phép mở lại các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
Các chốt chặn ở các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (ảnh tư liệu).
Thành phố Đà Nẵng yêu cầu các cá nhân thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tập trung – khai báo y tế); tích cực tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19. Mỗi cá nhân phải có một mã QRCode theo hướng dẫn và thường xuyên sử dụng mã QRCode khi đến nơi đông người, đến nơi làm việc, học tập, tham gia các hoạt động và trở thành thói quen, nếp sống của người dân thành phố trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch COVID-19.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi được hoạt động trở lại như trước thì phải có phương án thích ứng với việc phòng, chống dịch trong từng lĩnh vực theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch đã ban hành. Hằng ngày, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm soát QRCode của những người đến làm việc, học tập và sử dụng dịch vụ (nơi nào chưa có phương án phòng, chống dịch và chưa có thiết bị kiểm soát QRCode thì chưa được hoạt động).
Người dân được ra, vào thành phố nhưng phải khai báo từ trước trên ứng dụng phần mềm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, được hệ thống tự động cấp mã QRCode nếu đủ điều kiện và quét mã QRCode ở các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra, vào thành phố. Trường hợp người dân vào thành phố mà không khai báo hoặc khai báo không trung thực để có mã QRCode hoặc không được kiểm tra mã QRCode tại các chốt thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Việc khai báo chính xác, đầy đủ khi vào thành phố cũng là cơ sở để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công dân sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố.
Kiểm tra giấy đi đường bằng cách quét mã QR Code trên giấy đi đường của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố và các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chuẩn bị kỹ các văn bản hướng dẫn nhằm thông tin sớm cho người dân và các cơ sở kinh doanh biết để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Bộ Y tế sau khi được hoạt động trở lại.
Video đang HOT
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng tính từ 13 giờ ngày 25/9 đến 13 giờ ngày 26/9 thành phố có 8 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 1 ca trong cộng đồng. Hiện thành phố có 47 trong tổng số 56 xã, phường không có ca mắc trong cộng đồng suốt 14 ngày liên tiếp và là “vùng xanh”. Thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm cho gần 74.000 lượt người và đã tiêm 756.498 liều vaccine cho người dân. Từ ngày 10/7 đến ngày 26/9 thành phố ghi nhận 4.660 ca mắc COVID-19.
Đà Nẵng mở cửa cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Đà Nẵng sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và sẽ dần mở cửa trở lại để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ngày 24-9, TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước nhằm lắng nghe những kiến nghị và tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh chuẩn bị mở lại các hoạt động kinh tế - xã hội từ ngày 1-10.
Mong muốn được tự chống dịch
Ông Vy Văn Việt, Hiệp hội DN phần mềm Đà Nẵng, cho rằng TP cần có cơ chế thẻ xanh COVID để sớm đưa DN trở lại hoạt động bình thường. Bởi nhân sự của ngành phần mềm đã về các tỉnh khá đông, cần hỗ trợ để họ quay lại làm việc.
Nhiều DN khác kiến nghị tiếp tục được giảm lãi suất cho vay, giãn các khoản nợ đến hạn, miễn hoặc giảm các loại phí, lệ phí, thuế... để DN có nguồn tiền vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất. Đồng thời, các DN cũng đề nghị TP đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine cho người lao động, cho DN nhỏ tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động. Ngành y tế cũng cần hướng dẫn DN test COVID-19 cho người lao động, chủ động ứng phó với dịch bệnh tại DN.
Ở nhóm DN nước ngoài (FDI), đại diện Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores cho rằng TP không nên buộc DN và cộng đồng vào với nhau mà nên để cho DN tự thực hiện phòng chống dịch, chính quyền chỉ phụ trách ở cộng đồng. "Khi chúng tôi tự chống dịch, đương nhiên chính quyền có thể kiểm tra, xử lý những DN làm không tốt" - vị này nói.
Ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng giám đốc Heineken TP Đà Nẵng, cho hay mô hình "ba tại chỗ" và hạn chế đi lại hiện nay là không bền vững. Công nhân làm việc "ba tại chỗ" thời gian dài ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, DN cũng mất khoản tiền rất lớn để triển khai nên cần sớm kết thúc việc này.
Theo ông Phúc, chính quyền phải cho phép lưu thông tất cả hàng hóa không thuộc danh mục cấm và đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan. Đồng thời, Đà Nẵng cần sớm xây dựng kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh trong tình hình mới.
Doanh nghiệp tại Đà Nẵng nêu nhiều khó khăn, kiến nghị với lãnh đạo TP. Ảnh: BTC
Rút ngắn thời gian cách ly, đơn giản giấy đi đường
Ông Ikeda Naoatsu, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản - Chi hội Đà Nẵng (JCCID), thông tin hiện rất nhiều DN bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Bởi lẽ Đà Nẵng phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu từ các TP lớn, nếu không có sự lưu thông kết nối thì rất khó cho DN.
Hiệp hội này cũng đề nghị TP mở rộng giấy thông hành. Vì thực tế có một số DN đã tuyển được nhân sự mới nhưng người lao động không thể đến làm việc do vướng giấy đi đường.
"Có những DN phải làm thủ tục xin giấy thông hành cho hàng ngàn lao động tốn rất nhiều nhân lực và thời gian nhưng cũng không kịp tiến độ. Vì vậy, mong muốn của DN được hoạt động với 100% công suất để hoàn thành đơn hàng cho các đối tác" - ông Naoatasu nói.
Ông Jose Sanchez - Barroso Gonzalez, đại diện Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), bày tỏ nguyện vọng sớm được mở cửa để làm việc. TP cần có kế hoạch phục hồi kinh tế trên cơ sở tham khảo các địa phương khác.
Hiện các chuyên gia gặp nhiều khó khăn về thủ tục nhập cảnh nên khi máy móc hư hỏng không thể sửa chữa được. Về vấn đề cách ly khi chuyên gia nhập cảnh, hiệp hội đề nghị rút ngắn thời gian cách ly, dựa vào số mũi tiêm vaccine và số lần xét nghiệm PCR.
Giải quyết nhiều bức xúc của doanh nghiệp
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cam kết TP sẽ tạo điều kiện cho DN nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển TP với lãi suất 0%. Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng sẽ triển khai chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, miễn phí đào tạo nghề. TP cũng sẽ điều chỉnh giảm hệ số đối với các thửa đất có vị trí đặc biệt, điều chỉnh bổ sung hệ số phân vệt khu đất theo chiều sâu thửa đất.
"Cho phép gia hạn thuê đất thêm một năm đối với DN thuê đất theo hiện trạng sử dụng. Cho phép DN được điều chỉnh giãn tiến độ triển khai dự án đầu tư với thời gian không quá 24 tháng" - ông Minh cho hay.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng thay mặt lãnh đạo TP nhận trách nhiệm về việc không thông tin tình hình dịch bệnh bằng nhiều ngôn ngữ và thông tin chưa kịp thời cho các DN đầu tư nước ngoài.
Theo ông Quảng, Đà Nẵng đang tính toán các phương án để mở lại một số hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh... từ ngày 1-10.
Ông Quảng cũng đề nghị ngành y tế có hướng dẫn sớm cho DN về thời hạn cách ly y tế đối với chuyên gia nước ngoài, có thể rút ngắn thời gian cách ly đối với chuyên gia đã tiêm vaccine. Ông cũng khẳng định đến giữa tháng 10 sẽ tiêm đủ vaccine mũi 1 cho người lao động trong khu công nghiệp và có kế hoạch tiêm phủ vaccine mũi 2.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Quảng, DN phải có phương án cụ thể trong việc phòng ngừa, xử lý các tình huống xảy ra khi có F0 và Sở Y tế sẽ tập huấn cho các DN. "TP luôn hoan nghênh việc DN chủ động phòng chống dịch nhưng nếu như có F0 thì riêng DN không thể làm được, phải có sự hỗ trợ, thậm chí có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và chính quyền mới làm được" - ông Quảng nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng cho hay lãnh đạo TP đã thấy bất cập trong văn bản hướng dẫn của ngành y tế và đã chỉ đạo khắc phục, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân trong việc ra vào TP. Quan điểm của TP là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân ra khỏi TP, quan tâm hơn với người vào TP để kiểm soát.
"TP cố gắng phấn đấu để mỗi người dân đều có một QR Code khi quét sẽ hiện đầy đủ thông tin cá nhân, số mũi vaccine, xét nghiệm... thay cho tất cả giấy đi đường trước đây. Tức là hướng đến việc người dân đi đâu cũng phải có ứng dụng trên điện thoại để quét QR Code giống như thẻ xanh" - ông Quảng nói.
Đà Nẵng bảo đảm an toàn cho các cơ sở cách ly y tế tập trung trước bão số 5 Chiều 10/9, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tổ chức các cuộc họp về công tác phòng, chống COVID-19 và ứng phó với cơn bão số 5. Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, giám sát, đảm bảo tàu thuyền neo đậu an toàn trước mưa bão. Theo dự báo, bão số 5 là cơn bão rất mạnh, tốc...