Đà Nẵng chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng
Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.
Hiện nay dịch bệnh tay chân miệng đang diễn biến phức tạp. Ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh này bùng phát.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại bệnh viện.
Mỗi ngày, Khoa Y học nhiệt đới- Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận điều trị từ 70 đến 80 ca bệnh tay chân miệng.
Chị Nguyễn Thị Thu Mơ, ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam có con mắc bệnh tay chân miệng đang điều trị tại Bệnh viện này cho biết: “Con em nhập viện hôm thứ 6 đến nay, sốt và nổi hột cho ở nhà điều trị 2 ngày không đỡ phải nhập viện. Bây giờ thì nốt ban đỡ rồi mà sốt chưa hẳn.”
Video đang HOT
Mỗi ngày, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tiếp nhận, điều trị 70- 80 ca bệnh tay chân miệng.
Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng tăng cường các y bác sĩ điều trị cho bệnh nhân. Theo bác sĩ Nguyễn Hải Thịnh, Phó khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thì đối với những trẻ mắc bệnh này thường thấy sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da… Vì vậy khi phát hiện các dấu hiệu này phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
“Mỗi năm ở Đà Nẵng có 2 đỉnh điểm bệnh tay chân miệng từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10, số lượng bệnh tăng cao hơn bình thường. Công tác thu dung và điều trị thì có xu hướng vẫn tăng. Tuy nhiên chưa có trường hợp nào nặng biến chứng tử vong. Hiện tại, số giường bệnh trong khoa vẫn đảm bảo mỗi cháu 1 giường”, bác sĩ Thịnh nói.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ghi nhận gần 1.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng 200 trường hợp so với cùng kỳ năm ngoái. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngành y tế đã thành lập các đội cấp cứu, chống dịch lưu động để kịp thời ứng phó tình huống dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Ông Nguyễn Tam Lãm, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật – Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết: “Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã thành lập các đội phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt hóa chất để xử lý môi trường. Cấp chủ động cho các đơn vị và các bệnh viện có thu dung điều trị bệnh này để tiến hành xử lý sát khuẩn môi trường. Hiện nay, Trung tâm cũng đã có văn bản gửi cho các trung tâm các quận, huyện phối hợp với Phòng Giáo dục Đào tạo, các bậc phụ huynh, các hộ gia đình, các trường lưu ý vấn đề ăn uống đảm bảo vệ sinh”./.
Theo VOV
Bệnh tay chân miệng vào mùa cao điểm, phòng bệnh như thế nào?
Tháng 9 là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa cao điểm. Đặc biệt, đã vào năm học mới, môi trường tiếp xúc ở trường học dễ khiến trẻ, nhất là dưới 5 tuổi, mắc bệnh.
Phụ huynh cần chú ý phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bệnh tay chân miệng để khám và điều trị kịp thời - Ảnh: Nguyên Mi
Ghi nhận tại Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), bệnh nhi mắc tay chân miệng đã nằm kín giường, phải ghép giường.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh tay chân miệng đang vào mùa cao điểm và số lượng trẻ mắc bệnh nhập viện đang tăng dần. Nếu như vào tuần trước, bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nhập viện Khoa Nhiễm - Thần kinh chỉ khoảng 20 trẻ thì đầu tuần này, đã tăng vọt lên 50 trẻ. Trong đó, có trường hợp nặng phải thở máy.
Bác sĩ Khanh khuyến cáo, phụ huynh cần chú ý phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bệnh để khám và điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ Khanh: Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới ba tuổi, độ tuổi càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Trên 90% trẻ sẽ khỏi sau 7-10 ngày.
Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh là: trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc, nói đau miệng; nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối, lở trong miệng.
Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, phụ huynh có thể đưa trẻ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa nhi gần nhà để theo dõi.
Trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng hơn như: sốt hơn hai ngày, sốt hơn 39 độ C, uống thuốc khó hạ, hay nôn ói thì cần phải đưa đi bệnh viện khám.
"Phụ huynh cũng cần chú ý, trẻ mắc bệnh nặng khi giật mình chới với lúc thiu thiu ngủ, nảy người, không giống với giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu; không đi vững, tay chân yếu, người run, cần đưa đi bệnh viện gấp. Bệnh quá nặng khi trẻ thở mệt, da nổi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh", bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Để phòng bệnh cho trẻ, cần giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ; đặc biệt rửa tay thường xuyên cho trẻ và người chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn, nhất là mới đi ra ngoài về.
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày để điều trị cách ly, thông báo cô giáo, nhà trường để diệt trùng dụng cụ học tập, tay nắm cửa, sàn nhà, đồ chơi, phòng cho trẻ khác.
Theo Thanh niên
Bệnh tay-chân-miệng vào mùa Bệnh tay-chân-miệng đang tăng cao, đặc biệt thời điểm trẻ em trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Phụ huynh cần hết sức lưu ý các dấu hiệu bệnh và cách ly trẻ. Tháng 9 là thời điểm trẻ em phải trở lại trường học sau khi nghỉ hè. Môi trường tiếp xúc ở trường học dễ làm phát sinh các bệnh...