Đà Nẵng chọn nhà đầu tư 3 khu công nghiệp 880 ha
UBND TP Đà Nẵng cho biết năm 2021 sẽ phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7 – 8% so với năm trước.
3 dự án khu công nghiệp (KCN) được lựa chọn nhà đầu tư có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vào năm sau gồm Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Ninh, Hòa Nhơn và triển khai giai đoạn 2 dự án thí điểm mô hình chuyển đổi KCN sinh thái đối với KCN Hòa Khánh.
3 KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Ninh và Hòa Nhơn có tổng diện tích 880 ha với vốn đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng (bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng).
Trong đó, KCN Hòa Ninh (huyện Hòa Vang) có diện tích và vốn đầu tư lớn nhất, lần lượt đạt 400 ha và 6.083 tỷ đồng. KCN Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang) có diện tích 360 ha, vốn đầu tư 5.657 tỷ đồng. Nhỏ nhất là KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 với vốn đầu tư hơn 2.233 tỷ đồng, diện tích 120 ha. Dự kiến, cả 3 KCN này sẽ hoàn tất đầu tư vào năm 2023.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Thành phố còn lên kế hoạch triển khai đề án di dời KCN Đà Nẵng, quy hoạch mở rộng khu công nghệ cao và Đề án nghiên cứu chuyển đổi dự án chế biến thủy sản sang thương mại dịch vụ tại KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng sau khi Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 được phê duyệt.
Đà Nẵng lên kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hình thành 4 cụm công nghiệp mới gồm Cẩm Lệ, Hòa Nhơn, Hòa Khánh Nam, Hòa Hiệp Bắc theo hướng cụm công nghiệp xanh, thân thiện môi giới; mở rộng cụm làng nghề truyền thống điêu khắc đã mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn; hoàn thành đầu tư cụm Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn; chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cụm công nghiệp Thanh Vinh.
Gần 9 triệu tỷ đồng đã được bơm ra nền kinh tế
Đến ngày 17/11, tăng trưởng tín dụng toàn ngành kinh tế tăng 7,26% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản ước tăng 5,22%; dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng tăng tăng 5,81%...
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin về tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, sau khi tăng chậm trong quý I/2020, tín dụng đã dần tăng trở lại trong quý II và khởi sắc từ tháng 7.
Tính đến hết tháng 9/2020, tín dụng toàn hệ thống tăng 6,09%, thì đến ngày 17/11, dư nợ tín dụng đã tăng lên 7,26% so với cuối năm 2019, trong đó tín dụng bằng VND tăng 7,76%, tín dụng ngoại tệ giảm 0,69%. Mặc dù phục hồi khá trở lại, song so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 10,28%) tín dụng vẫn còn tăng chậm.
Với mức tăng trưởng này, ước tính hơn 96.700 tỷ đồng tín dụng được cung ứng thêm ra nền kinh tế kể từ cuối tháng 9 đến nay, đưa tổng dư nợ tín dụng hiện hữu của hệ thống đạt 8.790.536 tỷ đồng.
Về tăng trưởng tín dụng theo ngành kinh tế, tính đến cuối tháng 10, dư nợ tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản ước tăng 5,22% so với đầu năm; dư nợ tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng ước tăng 5,81%; dư nợ tín dụng ngành thương mại dịch vụ ước tăng khoảng 8,2%.
Về tín dụng trong 5 lĩnh vực ưu tiên, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung cho các lĩnh nông nghiệp, công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, tính đến cuối tháng 10/2020, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ước tăng 6,5% so với cuối năm 2019; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu ước tăng khoảng 10%; tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 7,21%.
Tuy nhiên, tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ước giảm 3,83% so với cuối năm 2019; tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ước giảm 0,81%.
Ngân hàng Nhà nước ước tính, tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 dự kiến có thể đạt 8 - 10%, tương đương có khoảng 150.000 - 320.000 tỷ đồng tín dụng tăng thêm trong 3 tháng cuối năm. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước nhận định mức tăng trưởng trên 9% là khả thi.
Gần đây, một loạt nhà băng đã công bố giảm lãi suất cho vay, đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, phù hợp để phần nào gỡ khó cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có thêm vốn để tái sản xuất kinh doanh.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là cố gắng để có thể phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước luôn điều tiết thanh khoản tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD), sẵn sàng cho vay tái cấp vốn để các TCTD có nguồn vốn giá rẻ cung ứng cho các doanh nghiệp. Đồng thời chỉ đạo các TCTD tiếp tục cân đối nguồn lực tài chính, tiết giảm chi phí để hỗ trợ khách hàng vay vốn.
Từ đầu năm 2020 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 1,5%-2%/năm, giảm 0,6%-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện nay chỉ còn 4,5%/năm) để giảm mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn vay với chi phí phù hợp trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Tăng trưởng tín dụng đã đạt 7,26% Đây là con số được ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước công bố tại hội thảo "Hiệp định EVFTA: Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU". Cụ thể, tại hội thảo ông Tú cho biết, đến ngày 17/11/2020, dư nợ tín...