Đà Nẵng: Choáng với hóa đơn ăn trưa hơn… 4,5 triệu đồng
Ngày 22/8, đoàn khách 7 người Hà Nội sau chuyến du lịch, nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng, đã ghé vào một nhà hàng trên đường Võ Nguyên Giáp để dùng bữa trưa trước khi ra sân bay. Thế nhưng tại đây, họ đã phải trả hơn 4,5 triệu đồng cho một bữa ăn.
Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao với hóa đơn tại một nhà hàng ở Đà Nẵng có giá 4.595.000 đồng. Bên cạnh đó là một con tôm tít (còn gọi là bề bề). Người đăng tải bức ảnh này là chị B.B, một trong 7 người khách dùng bữa trưa tại nhà hàng này trước khi ra sân bay về lại Hà Nội. Chia sẻ thông tin với trạng thái bức xúc lên fanpage của Nhà hàng P.Q, chị B. viết: “Tôi vừa ở nhà hàng ra sân bay. Ngày cuối cùng ở Đà Nẵng, ấn tượng về Nhà hàng làm mất vui cả chuyến du lịch. Ăn tôm tít loại 2 giá 600.000 đồng/kg mà tính giá loại 1: 1.450.000 đồng. Nhân viên phục vụ nhất quyết không cho gặp chủ. Sau đấy họ bảo bớt cho còn giá 1 triệu. Bọn tôi vội ra sân bay nên đã thanh toán. Chả nhẽ Đà Nẵng là thành phố du lịch được yêu thích lại có trường hợp con sâu rầu nồi canh như thế này. Cần một lời giải thích từ chủ nhà hàng vì nhân viên nhà hàng nhất định không cung cấp số chủ nhà hàng. Không rõ nhân viên làm láo hay chủ nhà hàng tiếp tay”.
Hóa đơn hơn 4,5 triệu đồng của Nhà hàng P.Q đang gây xôn xao mạng xã hội.Trao đổi với chị B.B, chị cho biết trưa hôm đó, nhóm 7 người sau chuyến du lịch, tham quan thành phố Đà Nẵng, đã quyết định dùng bữa trưa tại nhà hàng P.Q trước khi ra sân bay. Khi nhóm vào, cô chủ nhà hàng niềm nở đón tiếp, nhân viên phục vụ cũng đon đả chào mời các món đặc sản của nhà hàng. “Cô chủ nhà hàng còn giới thiệu rằng cô từ Hà Nội vào Đà Nẵng kinh doanh, nhà ở phố Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy. Chúng tôi thấy đồng hương nên cũng trò chuyện cùng nhau vui vẻ. Sau đó thì cô chủ đi đâu đó không ở quán nữa, có khoảng 3,4 nhân viên tại quán. Vì chủ quan và tin tưởng nên chúng tôi gọi món mà không hỏi giá. Lúc chúng tôi gọi 0,5kg ốc hương thì thấy nhân viên mang ra số lượng rất ít. Tôi thắc mắc thì người này bảo: “Em cân đủ, chị không tin thì ra em cân lại cho xem!”. Chắc nhân viên này cũng không nghĩ là chúng tôi bắt cậu ấy cân lại. Và khi cân, rõ ràng chỉ có hơn 0,3kg. Thế là họ phải bù thêm cho chúng tôi 200gr”, chị B. kể lại. Nghĩ rằng nhân viên bị bắt bẻ một lần sẽ không dám làm sai nữa, thế nhưng nhóm chị B. hoàn toàn bất ngờ khi thanh toán tiền thì nhận được hóa đơn hơn 5 triệu đồng. Chị B. nói: “Chúng tôi bất bình về một số món ăn có giá quá “chát”, nhất là món tôm tít loại 2 lại tính giá loại 1. Sau khi kì kèo, họ bớt cho chúng tôi giá tôm tít còn 1 triệu đồng, nên tổng tiền giảm khoảng 700.000 đồng, còn lại 4,5 triệu đồng, nhưng như vậy vẫn còn quá đắt cho một bữa trưa của 7 người. Chúng tôi yêu cầu gặp cô chủ quán lúc nãy nhưng các nhân viên nhất quyết không cho, cũng không cung cấp số điện thoại. Vì gần đến giờ ra sân bay nên cả nhóm đành ngậm ngùi thanh toán tiền ăn và ra về với tâm trạng bất mãn”. Chị B. khẳng định tôm tít mà nhóm chị dùng bữa là tôm tít loại 2, vì trước đó chị đã thấy tôm tít loại 1 ở nhà hàng, có kích cỡ lớn gần như gấp đôi loại tôm tít mà nhóm chị dùng. Sau khi câu chuyện của nhóm chị B. được chia sẻ, một số người cũng lên tiếng cho biết họ từng bị chặt chém tại nhà hàng này với hình thức tương tự. Vào tháng 7/2015, một nhóm 6 khách du lịch cũng đăng tải hóa đơn của Nhà hàng P.Q lên facebook, cho biết nhà hàng cố tình tính nhầm để ăn bớt tiền của khách.
Trước đó, nhà hàng này cũng từng bị “tố” vì tính nhầm hóa đơn cho khách. Người chia sẻ vụ việc này là anh N.H.H, anh cho biết 6 người dùng bữa vào ngày 10/7, khi tính tiền thì nhận được hóa đơn viết tay từ nhân viên với tổng tiền gần 4 triệu đồng. Anh bảo nhân viên tính lại cho đúng nhưng… họ vẫn cố ý tính sai. Anh kiên quyết bảo phải tính lại và in hóa đơn đàng hoàng, thì lúc này nhân viên mới đưa hóa đơn in với tổng tiền 2,6 triệu đồng. Sáng 23/8, chúng tôi đến nhà hàng P.Q để tìm hiểu thực hư vụ việc. Tiếp chúng tôi là chị Nguyễn Thị Dung (tự xưng là quản lý nhưng nhân viên ở đó nói chị là chủ nhà hàng). Chị cho biết mình không có mặt lúc thực khách phàn nàn, chỉ nghe nhân viên nói lại. Chị Dung khẳng định nhà hàng chị luôn bán hải sản tươi sống đúng giá niêm yết, cân đầy đủ và lúc cân bao giờ cũng có khách ở đó để kiểm chứng. Không bao giờ có việc chặt chém. Chị cho rằng những lần tố cáo trước là… không đúng!
Bảng giá niêm yết tại nhà hàng P.Q. Anh Minh (quản lý nhà hàng), là người trực tiếp giải quyết vụ việc kể lại: “Trưa hôm qua, lúc 13h có một đoàn khách người Hà Nội vào. Sau khi tôi tư vấn thì 3 người đàn ông trong đoàn đã chọn mua 1 kg tôm tít loại I (giá 1.450.000 đồng) và 3,5 kg cá mú. Đến lúc ra về thì đoàn khách ra nhìn lại chậu tôm, có một vài người phụ nữ ý kiến là tôm loại 1 ở trong chậu rất to, tại sao loại họ ăn thì bé? Sau đó họ yêu cầu tính tiền 1 kg tôm họ đã ăn theo giá tôm loại II (giá 650.000 đồng). Tôi không đồng ý nhưng sau một hồi tranh cãi thì tôi đã hạ giá 1 kg tôm tít loại I khách đã ăn xuống còn 1.000.000 đồng”.
Tôm tít loại 2.
Tôm tít loại 1. Trưa ngày 23/8, một facebook được cho là đại diện phía nhà hàng P.Q đã lên tiếng trước phản ánh của chị B. Theo đó, người này cho rằng nhóm của chị B. đã ăn hết tôm tít to trong dĩa, chỉ chừa lại 1 con nhỏ nhất để… chụp ảnh làm bằng chứng. “Khách hàng là vô vàn loại người, một ngày chúng tôi tiếp rất nhiều người, nếu như lừa đảo chúng tôi đã bị tước giấy phép kinh doanh. Có người khen ngon, người chê mặn, người vừa ăn, người nói giá mắc, người nói giá ok vậy theo tôi anh chị mở nhà hàng ra mà làm từ thiện đi ạ”, đại diện nhà hàng bình luận bên dưới bài viết của chị B.
Video đang HOT
Phía nhà hàng P.Q bỗng “đáp trả” những lời tố cáo từ chị B. Người này còn nói thêm: “Cái thứ nhất, khi vào nhà hàng chúng tôi ăn, chúng tôi đã thỏa thuận giá cả trước chúng tôi mới tiến hành làm, chê thì mấy anh chị làm tới, còn khen ngon im lặng ra về, khách hàng thì đủ loại người, chúng tôi làm sao làm hoàn hảo hết đây. Nói tóm lại, tôi chỉ biết người đặt món, và gọi món, còn chị là ai gây khó khăn chúng tôi không biết, chỉ biết lúc tính tiền chị đòi bề bề (một cách gọi khác của tôm tít – PV) trung bình phải giảm giá bề bề nhỏ, vậy thôi biết chị như vậy chúng tôi cho chị luôn, vì chị ăn chị phải trả, chứ chúng tôi đâu ăn xin chị”.
Theo_PLO
Ký ức hào hùng của người lính Điện Biên và 34 năm cầm súng
Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm có, ông Hoàng Văn Đồng vẫn rất minh mẫn, kể lại tường tận những năm tháng tham gia chiến đấu khắp các chiến trường miền Bắc.
LTS: Tiếp tục các bài viết nhắc nhớ ngày Thương binh liệt sỹ 27/7. Hôm nay, là câu chuyện của người lính Điện Biên năm xưa. Ông nhắc nhớ chuyện chiến đấu, để không quên đồng đội mình...
"Ấm ức" vì không được phất cờ đầu tiên trên nóc hầm Đờ Cát
Ông Hoàng Văn Đồng, (SN 1921, ở thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình), là một chiến sĩ Điện Biên và từng có 34 năm phục vụ trong quân đội.
Cuộc đời ông có nhiều câu chuyện đáng nhớ, nhưng ông nói kỷ niệm khó phai nhất là thời kỳ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và thời gian giúp bạn Lào đánh Pháp.
Tháng 8/1945, ông cùng hàng ngàn người dân địa phương tham gia cướp chính quyền tại phủ Quảng Ninh, Quảng Bình. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, ông gia nhập lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình. Ông cũng là một trong những đội viên đầu tiên của Chi đội Lê Trực.
Thời gian đầu, ông được chuyển vào tham gia chiến đấu tại đường 9 - Nam Lào, sau đó tiến dần ra Bắc.
Ông kể, bộ đội hồi đấy khổ lắm, quần áo không đủ để mặc. Nhiều khi bệnh sốt rét hoành hành, vì không đủ thuốc, 3 "thằng" phải chia nhau 2 viên thuốc để uống. Dù thế, bộ đội ta vẫn đấu tranh vượt qua gian khổ để đánh thắng giặc.
Vén áo cho phóng viên xem những vết sẹo trên vai và lưng, ông bảo: "Cái này bị ở Điện Biên, còn cái này ở Sê Pôn. Trong trận ở Sê Pôn, tôi được phong làm tiểu đội trưởng, nhưng vì bị thương nên sau đó lại về làm chiến sĩ.
Đợt đó, có người còn không tin bộ đội sẽ đánh thắng vì họ cho rằng, Pháp có nhiều súng thế mà vẫn thua thì bộ đội mình làm sao thắng nổi. Nhưng cuối cùng bộ đội ta đã đánh thắng".
Năm 1950, ông Đồng được lựa chọn sang Trung Quốc học quân sự rồi về làm chính trị viên Đại đội 924, Sư đoàn 316.
Đã hơn 60 năm trôi qua, ký ức về chiến tranh trong người lính già vẫn còn nguyên vẹn (Ảnh: Hoàng Hà)
Ông rất tự hào mỗi khi kể về chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhớ lại trận đánh ở Đồi A1, ông vẫn ấm ức chuyện không được phất cờ đầu tiên trên nóc hầm Đờ Cát.
"Đơn vị tôi đã phục sẵn ở Đồi A1 sớm hơn mấy ngày so với đơn vị bạn. Nhưng sáng 7/5/1954, khi toàn mặt trận đang chuẩn bị tổng công kích, khí thế đang tưng bừng thì tiểu đoàn được lệnh dừng lại để nắm tình hình.
Trong khi đó, đơn vị bạn đã tiến lên tấn công chiếm hầm. Đến khi chúng tôi xông đến nơi thì đã thấy tốp sĩ quan Pháp kéo nhau ra hàng, còn hàng vạn quân sĩ của ta reo hò dậy cả đất trời", ông Đồng nhớ lại.
Điện Biên Phủ - Chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ người Việt Nam (GDVN) - Tròn 60 năm sau ngày chiến thắng, ta hoàn toàn có thể tự hào khẳng định rằng: Điện Biên Phủ - Chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ người Việt Nam.
Để đánh thắng cứ điểm Đồi A1, quân đội ta phải đánh đến 2 lần. Lần đầu không đánh được, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mời Sư đoàn trưởng 316 và Trung đoàn trưởng 174 lên để cùng tìm ra nguyên nhân, thay đổi phương pháp đánh địch.
Sau cuộc họp với Đại tướng, chúng ta đã thay đổi cách tấn công, bằng cách cho bộ đội áp sát bao vây đồn địch, đào lấn vào sào huyệt chúng.
Khi đã áp sát, bao vây đồn địch, các chiến sĩ dùng phương pháp bắn tỉa. Và cuối cùng, bộ đội ta đã giành được chiến thắng rất vẻ vang.
Nhiều lần được gặp Bác Hồ
Sau khi giải phóng miền bắc, ông Đồng về quê mang theo vợ con lên lại Điện Biên xây dựng kinh tế. Tại đây, ông đã được gặp Bác Hồ.
Ông kể: "Hồi đó Bác lên giao nhiệm vụ xây dựng lại Điện Biên và đây là lần đầu tôi được tiếp xúc trực tiếp với Bác. Bác nói, chính ủy Sư đoàn không xung phong nhưng xét về trách nhiệm mọi mặt thì giao cho Sư đoàn 316 lên xây dựng lại Điện Biên.
Sau đó, Bác phát cho mỗi người 3 điếu thuốc lá rồi hát chung với mọi người bài hát Đoàn Kết".
Có lần ông cùng đồng đội đi lấy gạo vào ban đêm, đến đoạn phải lội qua suối thì gặp Bác. Người chiến sĩ đi cùng Bác nói để cõng Bác qua suối nhưng Bác nhất quyết không chịu.
Rồi lần hành quân lên chiến dịch Biên giới, giày dép không đủ cho tất cả các chiến sĩ nên nhiều người phải đi chân đất, cả Bác Hồ cũng không đi dép. Nhìn Bác, các chiến sĩ bộ đội lại có thêm động lực để vượt qua khó khăn.
Ông Đồng được Nhà nước trao tặng huân chương quân công hạng Ba (Ảnh: Hoàng Hà)
"Bác là Chủ tịch mà còn đi chân đất huống gì chúng tôi. Rồi ai cũng lại hăng hái đi tiếp, không còn kêu ca nữa", ông Đồng nói.
Năm 1960, ông Hoàng Văn Đồng được giao giữ chức Chính ủy hậu cần Sư đoàn 316.
Năm 1961, ông trở lại Lào làm chuyên gia, đến năm 1978 thì về nghỉ hưu với quân hàm Trung tá.
Trở về quê nhà sau gần 35 năm phục vụ trong quân đội, 18 năm liền ông lại được dân bầu làm đủ việc như: Bí thư hợp tác xã, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Phó Ban mặt trận...
Đất nước thống nhất đã 40 năm, Điện Biên giải phóng 61 năm, ông Đồng đã ở tuổi 95 nhưng người lính năm xưa vẫn rất minh mẫn.
Ông cười bảo, không biết bây giờ còn được mấy người cùng đội tuổi, tham gia kháng chiến cùng thời với ông.
"Bây giờ già rồi, không còn làm được việc gì nữa, nhưng ngày nào tôi cũng vẫn đi xe đạp để rèn luyện sức khỏe. Nhưng chỉ đi được khoảng 2-3km thôi chứ không thể đi xa hơn được nữa", ông Đồng chia sẻ.
Hoàng Hà
Theo giaoduc
"Giấu" cân tự động dưới nền đường để kiểm tra xe quá tải Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây sử dụng hệ thống cân tự động bằng thanh cảm biến thạch anh được gắn âm dưới nền đường. Khi xe chạy qua, thông tin về biển số, tải trọng sẽ được hiển thị trên bảng điện tử. Công ty cổ phần quản lý đường cao tố Việt Nam (VECE) - đơn vị...