Đà Nẵng chấn chỉnh ‘giao lưu’ trong hẻm nhỏ
Hai tuần kể từ khi thực hiện “ai ở đâu ở yên đấy”, Đà Nẵng đã kiểm soát được một số chuỗi lây nhiễm nhưng lại xuất hiện tình trạng lây nhiễm tại một số kiệt (hẻm), cá biệt có hẻm ở đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu xuất hiện hơn 60 ca mắc.
Lực lượng chức năng kiểm tra giám sát việc chấp hành quy định “ai ở đâu ở yên đấy” trong kiệt (hẻm) thuộc khu vực nguy cơ cao ngày 30-8 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Theo thống kê, số người mắc mới có nhà trong hẻm luôn chiếm hơn 50% tổng số ca mắc ghi nhận trong ngày ở Đà Nẵng với một số hẻm “nổi bật” theo trục đường Trưng Nữ Vương, Hoàng Diệu (quận Hải Châu), Trần Cao Vân (thuộc quận Thanh Khê).
Video đang HOT
Trong đó phường Tam Thuận nơi đường Trần Cao Vân đi qua hiện là “vùng đỏ” với số ca mắc nhiều nhất TP. Vì sao các hẻm thành điểm nóng? Theo bác sĩ Tôn Thất Thạnh – giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng, ngoài đặc điểm các hẻm có không gian rất nhỏ, mật độ cư dân cao thì hầu hết các hẻm đều có kết nối với nhiều lối ra vào.
Từ đó có nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo qua lại. Vì thế, ông Thạnh đã đề xuất bố trí lực lượng canh gác thường xuyên tại các chốt và phân công cán bộ tuần tra thường xuyên trong khu vực phong tỏa để nhắc nhở, xử lý người dân vi phạm quy định phòng chống dịch.
Từ hai hôm nay, quận Thanh Khê được tăng cường lực lượng quân sự về địa bàn và đã thực hiện lập thêm các “chốt trong chốt”. Trong đó mỗi tổ dân phố lại có thêm 1-2 chốt kiểm soát chặt để người dân ở yên trong nhà. Cùng với đó là xét nghiệm 100% số người dân trong hẻm để tiến tới làm sạch từng khu vực và mở rộng “vùng xanh”.
“Ngoài chốt ở đầu hẻm, đối với các hẻm dài, sâu sẽ có thêm lực lượng túc trực bên trong. Sau khi chia nhỏ ra, bên trong chúng tôi cho lắp thêm camera để giám sát việc chấp hành và tăng cường lực lượng tuần tra 24/24 giờ để nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm” – ông Nguyễn Hữu Công, phó chủ tịch UBND quận Thanh Khê, nói.
Ngoài ra để người dân an tâm “ai ở đâu ở yên đấy”, quận cũng tăng cường lực lượng cho tổ công tác COVID-19 để đáp ứng nhu cầu mua lương thực thực phẩm và giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường trong các khu vực chật chội, đông đúc.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Công – phó chủ tịch UBND quận Thanh Khê – nhìn nhận đa số người dân sống trong các hẻm có mối quan hệ bà con với nhau, trong sinh hoạt có giao lưu qua lại dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo.
Theo ghi nhận, các hẻm có nhiều ca mắc đều có nhà dân sát nhau, có trường hợp cửa sổ 2 nhà đối diện chưa đầy 2m, dù có “ở yên” trong nhà nhưng trò chuyện qua cửa sổ cũng có nguy cơ lây lan.
Đà Nẵng hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng Covid-19
Đà Nẵng đang tổ chức nhiều chính sách cũng như hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người lao động tiếp cận được công việc phù hợp.
Đến nay, thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ cho 33 doanh nghiệp, với hơn 1.200 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng kinh phí hỗ trợ hơn 3,2 tỷ đồng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ người lao động tiếp cận được công việc phù hợp. Cụ thể, tổ chức các phiên giao dịch việc làm, giúp người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp với các đơn vị tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho các đối tượng này.
Đà Nẵng tiếp tục hỗ trợ người lao động ảnh hưởng Covid-19.
Được biết, chỉ riêng trong đợt dịch Covid-19 lần 2 năm ngoái, toàn thành phố có khoảng 56.000 lao động bị mất việc làm, ảnh hưởng việc làm. Tuy nhiên, số lao động bị ảnh hưởng hoặc mất việc này lại rất khó tìm việc mới khi có đến 4.000 người là lao động đặc thù, nằm trong khối du lịch và dịch vụ.
Ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết, địa phương rà soát thêm một số doanh nghiệp gửi hồ sơ, trong đó có hỗ trợ 233 lao động, mỗi người lao động hỗ trợ 1,8 triệu đồng.
"Hiện nay, công nhân vẫn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi kết nối với các doanh nghiệp khác để chuyển đổi ngành nghề cho các lao động. Kết nối với các doanh nghiệp với người lao động tạo điều kiện cho họ có việc làm mới" - ông An nói.
Đà Nẵng: 2.500 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu và đường ven biển Đà Nẵng có hai dự án trọng điểm, có tính liên kết vùng, đường ven biển được bố trí vốn 2.500 tỷ đồng. Ngày 7/4, theo ông Trần Phước Sơn, Bí thư Quận uỷ quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành trung ương và UBND TP.Đà Nẵng về dự kiến kế...