Đà Nẵng: Bỏ sót nhiều cơ hội về thời gian để kiểm soát các ổ dịch Covid-19
Lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong ngày đều là số ca có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng, TP.Đà Nẵng nhìn nhận đã bỏ sót nhiều cơ hội chống dịch.
Tối 9.12, phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 (BCĐ), Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến nhận định tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương đang rất căng thẳng. Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 9.12 TP.Đà Nẵng ghi nhận 180 ca dương tính với nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao, tỷ lệ trên 93%.
“Mức độ nguy cơ của TP rất lớn. Mặc dù TP.Đà Nẵng đã triển khai chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo cũng như đúng theo các hướng dẫn, nhưng qua phân tích nhiều ổ dịch, chúng ta đã bỏ sót nhiều cơ hội về mặt thời gian do chúng ta đánh giá tình hình không đầy đủ. Chính vì vậy, TP phải tổ chức xét nghiệm diện rộng hơn để bóc F0. TP cũng sẽ có nhiều hơn điểm phong tỏa”, bà Yến nói.
Số ca nhiễm trong cộng đồng tại TP.Đà Nẵng đang ngày càng tăng cao khiến số khu phong tỏa cũng tăng theo. Ảnh HOÀNG SƠN
Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đề nghị lãnh đạo các địa phương, đơn vị xác định nhanh nhất các khu phong tỏa và thực hiện nghiêm việc phong tỏa. Trong đó, tuyệt đối không để những người ở trong khu phong tỏa được ra ngoài. Các địa phương huy động nguồn lực, hệ thống chính trị để tổ chức việc phong tỏa tốt nhất. Nếu vượt quá khả năng thì đề xuất các ngành khác để có hỗ trợ cho các địa phương.
Bà Ngô Thị Kim Yến chỉ đạo, với tình hình dịch như hiện nay, các địa phương rà soát lại việc phân công lãnh đạo quận đứng điểm ở từng phường gửi lên cho BCĐ. BCĐ khi cần liên hệ kiểm tra, chỉ đạo có thể thông qua người phụ trách này, tránh việc quy về Chủ tịch UBND quận, huyện quá nhiều.
Về công tác xét nghiệm, các khu phong tỏa sẽ tổ chức xét nghiệm 3 ngày/lần. Các điểm còn lại chủ động xét nghiệm rộng để sàng lọc. Các công ty, doanh nghiệp chủ động xét nghiệm theo kế hoạch.
Video đang HOT
Ngành y tế TP.Đà Nẵng đang nỗ lực xét nghiệm diện rộng để bóc tách các F0 ra khỏi cộng đồng. Ảnh HOÀNG SƠN
Về điều trị F0 tại nhà, riêng Q.Liên Chiểu đang “ nóng” nên không thí điểm điều trị F0 tại nhà. Còn lại các quận, huyện tổ chức thí điểm điều trị F0 tại nhà. Trước đó, Q.Sơn Trà là địa phương đầu tiên đã thí điểm qua đó đã điều trị 10 trường hợp.
Đối với Q.Liên Chiểu, lực lượng y tế cần tập trung truy vết, toàn bộ hệ thống y tế sẽ lo điều trị cho tất cả F0 cho Liên Chiểu và địa phương khác.
Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cũng lưu ý rà soát và thanh tra việc triển khai xử lý một ổ dịch tại một công ty để xem công ty này đã tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch trong công tác phòng chống dịch hay chưa qua đó rút kinh nghiệm chung. “Chúng ta đã nói nhiều nhưng đã 2 năm rồi khi có ca dịch Covid-19 thì vẫn nói qua nói lại. Đề nghị Sở Y tế, Thanh tra Sở tổ chức sớm việc thanh tra và báo cáo sớm BCĐ TP”, bà Ngô Thị Kim Yến nói.
TPHCM ngừng giải thể bệnh viện dã chiến, ứng phó biến chủng Omicron
Sở Y tế TPHCM cho biết, các bệnh viện dã chiến còn lại tạm ngừng giải thể do tình hình dịch Covid-19 phức tạp.
Ngoài ra, thành phố sẽ xây dựng bệnh viện riêng cho người nhiễm biến chủng Omicron.
Chiều 6/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Trong tuần vừa qua, TPHCM đã ghi nhận thêm 3 đơn vị cấp quận, huyện tăng cấp độ dịch Covid-19, số ca mắc mới cũng cao hơn so với tuần liền kề trước đó.
Tại buổi làm việc, phóng viên Dân trí đã đặt câu hỏi cho Ban chỉ đạo cùng các sở, ngành về nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên. Ngoài ra, với việc biến chủng Omicron đã xuất hiện tại khu vực Đông Nam Á, biện pháp chủ động phát hiện, ngăn chặn được thành phố đưa ra là gì.
Giải trình tự gen tất cả F0 nhập cảnh
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), chia sẻ, thời gian qua, biến chủng Omicron là vấn đề nóng được bàn luận. Điều đáng lo ngại, biến chủng này lây lan nhanh hơn 500% đối với biến chủng Delta và các thông tin về biến chủng này còn quá mới.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Đánh giá về khả năng xuất hiện biến chủng tại TPHCM và Việt Nam, ông Nguyễn Hồng Tâm cho rằng, biến chủng này lần đầu tiên xuất hiện ở Nam Phi và lan qua nhiều nước. Tại Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan đã ghi nhận các trường hợp nhiễm Omicron, do vậy, thành phố cũng rất có nguy cơ xuất hiện biến chủng này.
"Các vấn đề về độc lực, tính kháng vaccine của biến chủng Omicron chúng ta còn chưa biết rõ. Tuy nhiên, TPHCM đã có kế hoạch ứng phó với biến chủng mới", Phó Giám đốc HCDC cho hay.
Cụ thể, TPHCM đã lên kế hoạch kiểm soát các nguồn lây từ các trường hợp nhập cảnh vào địa bàn. Đối với các trường hợp nhập cảnh chính thức qua sân bay, cảng biển, thành phố yêu cầu người nhập cảnh cần tiêm đủ vaccine Covid-19, cách ly tập trung 7 ngày và cách ly thêm 7 ngày tại nhà nếu có kết quả xét nghiệm âm tính.
"Tất cả trường hợp nhập cảnh vào TPHCM dương tính SARS-CoV-2 thời gian qua đã được giải trình tự gen. Đến nay, thành phố chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm biến chủng Omicron", lãnh đạo HCDC nhấn mạnh.
Qua giải trình tự gen, TPHCM chưa ghi nhận người nhiễm biến chủng Omicron (Ảnh: P.N.).
Một vấn đề khác là vấn nạn nhập cảnh chui, ông Nguyễn Hồng Tâm cho biết, ngành y tế sẽ phối hợp với lực lượng công an, quân đội để kiểm soát chặt các trường hợp này. Khi phát hiện trường hợp nhập cảnh dương tính, ngoài các bước xử lý, thành phố cũng thực hiện giải trình tự gen để kịp thời phát hiện biến chủng mới.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, thông tin thêm, đơn vị đã phối hợp với Bộ Tư lệnh, Công an thành phố chuẩn bị, triển khai thế trận nhận diện từ xa. Khi phát hiện biến chủng mới trên địa bàn, các đơn vị sẽ phối hợp tác chiến, dập tắt nhanh sự lây lan của biến chủng mới.
"Thành phố sẽ có bệnh viện riêng để sàng lọc, tiếp nhận người nhiễm biến chủng Omicron, chứ không điều trị chung như các nước. Điều này sẽ giúp ngành y tế thuận lợi trong khoanh vùng, dập tắt biến chủng mới", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nêu.
Dừng kế hoạch giải thể bệnh viện dã chiến
Trả lời câu hỏi tiếp theo của báo Dân trí, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cũng chia sẻ, hiện tại, số F0 trên địa bàn chưa có dấu hiệu giảm, số ca tử vong thời gian qua cũng có xu hướng tăng lên.
Để ứng phó với tình trạng này, Sở Y tế đã có văn bản hướng dẫn các bệnh viện để thực hiện thu dung, điều trị, xây dựng các kịch bản để tránh quá tải, bị động. Theo hướng dẫn này, các bệnh viện phải tái cấu trúc lại, các bệnh viện không điều trị Covid-19 sẽ hình thành các khoa khám sàng lọc, buồng cách ly tạm thời khi xuất hiện F0.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM (Ảnh: Quang Huy).
Bên cạnh đó, các bệnh viện chuyên khoa nhi, sản sẽ thành lập các đơn vị hồi sức để kịp thời hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Các bệnh viện trước đây chuyển đổi công năng sang điều trị Covid-19, các bệnh viện tách đôi vừa điều trị bệnh thông thường, vừa điều trị Covid-19 vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh, chưa ngừng lại.
"Hiện tại, thành phố vẫn duy trì hoạt động của 13 bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19. Các bệnh viện này không giải thể theo lộ trình cũ mà tiếp tục hoạt động do tình hình dịch Covid-19 phức tạp lại", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết.
Ngoài ra, Sở Y tế TPHCM cũng trưng dụng các bệnh viện trên địa bàn để ghép lại thành các cụm bệnh viện điều trị Covid-19, kịp thời hỗ trợ nhau trong chẩn đoán, điều trị các trường hợp nặng.
"Đi từng ngõ, gõ từng nhà" tiêm vét cho người cao tuổi, có bệnh lý nền Tại 5 tỉnh đang có ca mắc, tử vong gia tăng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu rà soát người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa được tiêm vaccine; có thể tiêm tại nhà hoặc điểm tiêm lưu động. Chiều 6/12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã họp trực tuyến với 5 tỉnh đang có...