Đà Nẵng “bêu tên” xe quá tải trên báo
Ngày 3/8, ông Nguyễn Hữu Cường – Chánh văn phòng Ban an toàn giao thông TP Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng đang thực hiện đăng tải trên báo xe vi phạm trọng tải khi qua cầu Thuận Phước.
Theo ông Cường, ngay tại cầu Thuận Phước có lắp đặt hệ thống camera quan sát giao thông, chụp được biển số xe, giám sát xe vi phạm trọng tải qua cầu Thuận Phước. Bởi vì cầu Thuận Phước hiện nay là cấm xe tải và xe khách có trọng tải trên 10 tấn.
Đà Nẵng “bêu tên” xe vi phạm trọng tải qua cầu Thuận Phước trên báo (Ảnh: Khánh Hồng)
Qua theo dõi hơn một tháng, Thanh tra giao thông phối hợp với Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông đã phát hiện nhiều trường hợp vị phạm. Tuy nhiên, chỉ một số lái xe chấp hành xử phạt, còn phần lớn lái xe cố tình không lên nộp phạt.
Vì vậy, Sở Giao thông vận tải yêu cầu phối hợp với Ban An toàn giao thông thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo Đà Nẵng, báo công an Đà Nẵng, đài Phát thanh – truyền hình Đà Nẵng đến các phương tiện vi phạm qua cầu Thuận Phước mà camera đã ghi lại được. Yêu cầu các chủ phương tiện hoặc lái xe đến Thanh tra giao thông để làm việc .
Tính đến nay đã đưa được 64 phương tiện vi phạm lên báo. Từ khi đưa lên báo, một số lái xe đã đến Thanh tra giao thông để làm việc và chấp hành việc xử lý vi phạm.
Video đang HOT
“Mục đích của việc đưa các phương tiện vi phạm lên báo là để chủ phương tiện và lái xe đến Thanh tra giao thông làm việc và xử lý vi phạm của mình; tăng cường bảo vệ kết cấu hạ tầng của cầu, đảm bảo khai thác cũng như tuổi thọ của cầu. Bên cạnh đó còn để răn đe, nhắc nhở, giáo dục cũng như là kênh thông tin để chủ phương tiện và lái xe được biết mà không vi phạm”, ông Cường cho biết thêm.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Xe quá tải né cao tốc hiện đại nhất Việt Nam vì sợ 'cân tàng hình'
Xe tải nặng và container 40 feet đi vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây giảm đến gần 20% so với trước đây, sau một tuần cân cảm biến đi vào hoạt động.
Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) bắt đầu đưa cân cảm biến vào hoạt động ở cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hôm 20/7 nhằm thực hiện việc kiểm soát tải trọng theo chỉ đạo của Chính phủ. Trong 3 ngày đầu, đơn vị quản lý tuyến cao tốc ghi nhận có gần 900 xe quá tải đi qua, tuy nhiên các tài xế chỉ bị cảnh cáo.
Khi xe vừa đi qua cân cảm biến, lập tức tất cả thông tin về xe như biển số, đăng kiểm và tải trọng đều hiện thị trên màn hình máy tính. Ảnh: Hữu Công.
Từ ngày 23/7, VEC E bắt đầu từ chối phục vụ xe quá tải và buộc quay đầu xe đi ra khỏi cao tốc, lượng xe quá tải qua tuyến này giảm hẳn. Trong ngày đầu tiên, có 5 xe buộc quay đầu xe vì chở quá tải trọng từ 26-61%. Mỗi ngày sau đó là khoảng 15 xe, có trường hợp vượt mức cho phép trên 120%.
"Có một số tài xế không đồng ý, tỏ thái độ bất bình và không tin vào kết quả của hệ thống cân cảm biến. Tuy nhiên, sau khi được mời vào làm việc và nghe phân tích, họ đã đồng ý quay đầu xe ra khỏi đường cao tốc", bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó giám đốc VEC E cho hay.
Từ đó, nhân viên quản lý đường cao tốc sẽ biết xe có vi phạm tải trọng hay không. Ảnh: Hữu Công.
Theo VEC E, sau một tuần triển khai cân tải trọng, xe tải từ 18 tấn trở lên và container 40 feet giảm đến gần 20% so với trước đây.
"Việc này ảnh hưởng đến việc thu phí, tuy nhiên thà mất đi một phần khách hàng còn hơn là cho xe quá tải đi qua dẫn đến nguy cơ mất an toàn giao thông và chất lượng kết cấu công trình", bà Phương nói và cho biết việc cân tải trọng bằng cân tàng hình sẽ tiếp tục được thực hiện hàng ngày trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây trong thời gian tới.
Theo bà Phương, khó khăn hiện nay là cân cảm biến chỉ mới được lắp đặt ở một làn nên nhân viên phải đứng đầu trạm cân chặn xe tải, có thể xảy ra nguy hiểm.
"Từ đầu năm sau, khi gói thầu thông minh của dự án đường cao tốc hoàn thành, cân cảm biến sẽ được lắp đặt trên các làn xe. 100% xe đi qua trạm đều được cân tự động thì việc kiểm soát tải trọng sẽ dễ dàng thực hiện hơn", Phó giám đốc VEC E cho hay.
Hệ thống cân tự động ở cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây là công nghệ của Thụy Sỹ với kinh phí hơn 2 tỷ đồng. Cân gồm 4 thanh cảm biến bằng thạch anh được đặt dưới nền đường, khi bánh xe đi qua hệ thống cân sẽ tạo ra một mức điện áp. Sau đó điện áp này được khuếch đại và phân tích thành số liệu cụ thể về tải trọng của xe hiển thị trên màn hình với sai số 5%.
Do thanh cảm biến thạch anh được chôn kín dưới mặt đường, xe đi qua cân không nhận ra nên có ưu điểm là không sợ bị đào xới hoặc hư hại. Thanh cảm biến và lớp keo dán dưới mặt đường cứng hơn bêtông nên xe đi qua cũng không làm mòn cân. Công nghệ thạch anh còn được cho là có ưu điểm không bị phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm của môi trường nên mức sai số là duy nhất và luôn ổn định.
Sau khi đi qua hệ thống cân, xe chạm vào vòng từ kích hoạt, hệ thống camera đọc biển số xe. Khi 2 bánh sau cùng của xe đi qua vạch cân sẽ kết thúc một phiên kiểm soát tải trọng. Kết quả là hình ảnh xe, biển số xe và số tải trọng xe hiện lên trên màn hình. Dựa trên biển số xe, hệ thống sẽ tự động truy cập Internet lấy thông tin về đăng kiểm để đưa ra kết luận xe có quá tải hay không.
Hữu Công
Theo VNE
10 cây cầu nổi tiếng ở Việt Nam Cầu Nhật Tân Hà Nội, cầu Rồng Đà Nẵng hay cầu Phú Mỹ ở TP HCM... được đánh giá là những công trình kiến trúc độc đáo và trở thành biểu tượng cho sự phát triển của các thành phố. Nhật Tân Cầu Nhật Tân được xây để trở thành biểu tượng mới của thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho...