Đà Nẵng bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất từ trước đến nay
Sáng 15/9, ngành y tế TP Đà Nẵng triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 diện rộng cho người dân trên địa bàn.
Riêng tại điểm tiêm Cung thể thao Tiên Sơn, sẽ có 5.500 người được tiêm trong ngày hôm nay.
Từ 15-21/9, Đà Nẵng triển khai kế hoạch tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 cho hơn 192.200 người dân. Đây là đợt tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay, nhằm hoàn thành chỉ tiêu 100% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi một trong tháng 9.
Cung thể thao Tiên Sơn (quận Hải Châu) là một trong 8 địa điểm tiêm vắc xin phòng Covid-19 lưu động được tổ chức trong đợt này. Đơn vị phụ trách điểm tiêm chủng Cung thể thao Tiên Sơn là Trung tâm Y tế quận Hải Châu.
Người dân chờ đến lượt tiêm ở khu vực khán đài bên trong cung thể thao. Tùy theo tiến độ bên dưới, các tình nguyện viên sẽ hướng dẫn người dân đi xuống khu vực tiêm khi đến lượt.
Video đang HOT
Tại khu vực tiêm, các bàn đều được sắp xếp khoảng cách tối thiểu 2 m. Người dân được khám sàng lọc, đo nhiệt độ, đo huyết áp tiêm trước khi tiêm.
Theo kế hoạch của Sở Y tế TP Đà Nẵng, đối tượng tiêm trong đợt này gồm nhân viên hiện đang làm việc tại các phòng khám tư nhân; lực lượng tham gia phòng, chống dịch tại các quận, huyện, phường, xã và ban điều hành phòng, chống Covid-19 các cấp; nhân viên các cơ quan thông tấn báo chí, người lao động tại các công ty, doanh nghiệp, cụm công nghiệp.
Bác sĩ Võ Văn Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hải Châu – cho biết, trong ngày đầu tiên (15/9), đơn vị triển khai tiêm cho hơn 5.500 người bao gồm giáo viên các trường, nhân viên các cơ quan báo chí, người dân ở các khu chung cư, người dân ở các phường vùng xanh.
“Trong sáng nay (15/9), có 16 bàn tiêm phục vụ kế hoạch tiêm chủng cho người dân. Đơn vị đã huy động 150 cán bộ, nhân viên y tế cùng với sự hỗ trợ của khoảng 50 chiến sĩ công an, tình nguyện viên phục vụ điểm tiêm này”, bác sĩ Đông nói.
Giáo viên, giảng viên, cán bộ tại các trường, trung tâm; người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội; người dân trong độ tuổi từ 18 – 65 tại các khu vực có mật độ dân số cao ở các quận, huyện, khu vực đông dân cư… cũng được tiêm trong đợt này.
Người dân ngồi chờ theo dõi sau tiêm 30 phút, nếu không có vấn đề gì về sức khỏe là có thể ra về.
Những có phản ứng phụ sau khi tiêm sẽ được đưa ra khu vực riêng nằm nghỉ để nhân viên y tế theo dõi thêm.
Điểm tiêm Cung thể thao Tiên Sơn sáng nay diễn ra thuận lợi và trật tự, người dân tuân thủ khá nghiêm túc các quy định phòng dịch.
Cảnh báo an toàn từ đồ chơi, thực phẩm trước cổng trường
Gần đây, có nhiều trường hợp học sinh ngộ độc do ăn uống, sử dụng những thực phẩm, đồ chơi được bày bán trước cổng trường.
Học sinh mua nhiều chất khác nhau về tự chế "slime nước" theo hướng dẫn từ YouTube gây ngộ độc tập thể - ẢNH: PHỤ HUYNH CUNG CẤP
Ngày 16.4, 34 học sinh Trường tiểu học số 1 Hòa Khương (xã Hòa Khương, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) có biểu hiện ngộ độc đã được nhà trường đưa đi cấp cứu. Theo báo cáo từ nhà trường, nguyên nhân ban đầu được xác định là các em bị ngộ độc do chơi slime mua tại quán trước cổng trường. sau đó mua thêm miếng hạ sốt (từ tiệm thuốc tây), cùng hồ nước và nước muối, đem về tự chế thành "slime nước" theo clip hướng dẫn trên YouTube. Khi chơi trò này, các em bắt đầu có những triệu chứng đau đầu, đau bụng, khó thở, buồn nôn.
Ngày 18.3, tại Quảng Bình, 3 học sinh Trường tiểu học Phú Trạch có dấu hiệu ngộ độc một loại kẹo thổi bong bóng mua ở tiệm tạp hóa trước cổng trường. Sau khi sử dụng, các em có dấu hiệu đau đầu, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, được gia đình đưa vào Bệnh viện đa khoa Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cấp cứu.
Chiều 16.3, một số người mặc đồng phục công ty phát các chai nước ngọt miễn phí cho học sinh trước cổng Trường tiểu học Quang Trung, TP.Vinh (Nghệ An). Nhận thấy bất thường, nhà trường thông báo đến tất cả học sinh phải nộp lại toàn bộ các chai nước đã nhận về phòng y tế, nhưng một số em đã dùng. Khoảng 2 giờ sau, 9 em đến phòng y tế của trường cho biết bị đau bụng, buồn nôn.
Để phòng tránh ngộ độc cho học sinh từ đồ chơi, thức ăn, nước uống... rất cần sự phối hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn từ phía các cơ quan chức năng nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại khu vực xung quanh trường học, các bếp ăn tập thể trường học, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn có ký hợp đồng với nhà trường. Chú ý cảnh báo kịp thời các sản phẩm, cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm cho nhà trường để có thông báo, thông tin với phụ huynh và các em học sinh. Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, hướng dẫn nhà trường phối hợp với các hội phụ huynh học sinh kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm thực phẩm được tặng miễn phí hoặc trong chương trình giới thiệu, quảng cáo, bán, nhân đạo mà các tổ chức, cá nhân thực hiện trong khu vực trường học.
Vai trò của phụ huynh rất quan trọng. Thực tế hiện nay rất khó kiểm soát hết các loại hàng hóa đồ chơi trẻ em, thực phẩm ở bên ngoài trường. Vì vậy, phụ huynh phải có trách nhiệm trang bị, hướng dẫn con mình nhận biết và sử dụng đồ chơi, thức ăn an toàn.
Trẻ mắc bệnh về tiêu hoá nhập viện tăng ở Đà Nẵng Thời tiết giao mùa làm số lượng bệnh nhi nhập viện tại thành phố Đà Nẵng có chiều hướng gia tăng. Trong đó, nhóm bệnh nhi nhập viện về tiêu hóa tăng 10-20% so với cùng kỳ năm trước. Tại Khoa Khám- Cấp cứu Nhi đa khoa, Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng, mỗi ngày, bình quân tiếp nhận khoảng 1 nghìn...