Đà Nẵng: 7 người gặp phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19
7 người tại Đà Nẵng đã gặp phản ứng sau khi được tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, đây là những phản ứng thông thường như sưng tại chỗ tiêm, đau đầu, buồn nôn.
Chiều 12/3, bác sĩ Lê Thành Phúc, Giám đốc Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cho biết, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã hoàn thành tiêm vắc xin Covid-19 cho 117 bác sĩ, nhân viên y tế.
Trong đó, có 90 người làm việc tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và 27 người là bác sĩ, nhân viên y tế các đơn vị tăng cường cho bệnh viện hỗ trợ điều trị các ca mắc Covid-19.
Đà Nẵng đã triển khai tiêm những mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên cho các bác sĩ, nhân viên y tế – những người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
“Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã dùng 100 liều vắc xin để tiêm cho 117 cán bộ, nhân viên y tế”, bác sĩ Phúc nói.
Theo bác sĩ Phúc, sau tiêm vắc xin Covid-19, đã ghi nhạn 7 trường hợp phản ứng trong vòng 30 phút. Tất cả là phản ứng thông thường đã được khuyến cáo.
Có 2 người đau sưng tại chỗ tiêm, 1 người đau sưng tại chỗ tiêm và bồn chồn khó chịu, 1 người đau sưng tại chỗ tiêm và đau đầu, 1 người buồn nôn, 2 người đau cơ.
“ Sức khỏe của tất cả các trường hợp trên hiẹn đã ổn định và trở lại làm việc bình thường”, bác sĩ Phúc thông tin thêm.
Sáng cùng, tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã triển khai tiêm vắc xin Covid-19 cho các bác sĩ, nhân viên y tế.
Số vắc xin này được Bộ Y tế phân bổ cho Đà Nẵng để tiêm cho các bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đang điều trị cho 2 bệnh nhân Covid-19 nhập cảnh.
Thủ tướng: 'Không phải tất cả các khu vực đều giãn cách xã hội'
Thủ tướng đề nghị kiên quyết khoanh vùng dập dịch và giãn cách xã hội ở những nơi có dịch chứ không phải tất cả các khu vực đều giãn cách xã hội.
Chiều 2/8, Thủ tướng chủ trì buổi họp trực tuyến với các các tỉnh, thành phố trên toàn quốc về phòng chống dịch COVID-19.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng cho biết, những ngày gần đây, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 diễn ra ở nhiều nơi, không chỉ ở Đà Nẵng, Quảng Nam mà còn ở TP.HCM, Hà Nội...
Đánh giá cao TP.HCM và Hà Nội đều kiên quyết xét nghiệm trên diện rộng, truy vết bằng công nghệ thông tin, đã kiểm soát cơ bản tình hình, Thủ tướng đặt vấn đề giãn cách xã hội sẽ được đặt ra ở đâu chứ không phải giãn cách tất cả các khu vực và cả nước ta như một vài địa phương đã quá nóng ruột, lo lắng giãn cách thời gian qua.
Chúng ta thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhưng mặt khác phải đảm bảo không để đứt gãy nền kinh tế, thì biện pháp này thực hiện đến đâu, như thế nào cần tính toán.
Thủ tướng hoanh nghênh TP.HCM và Hà Nội đã tạm thời dừng hoạt động một số ngành nghề quá nhạy cảm có thể gây lây nhiễm, còn nói chung vẫn giữ được sản xuất kinh doanh, sinh hoạt bình thường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: TTXVN)
Thứ hai, những phương thức nào chúng ta đã làm, cần tiếp tục làm tốt hơn, như vận động nhân dân rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn; không tụ tập quá đông người; truy vết và xét nghiệm diện rộng những đối tượng, cá nhân từ Quảng Nam, Đà Nẵng đi về Hà Nội, TP.HCM và các địa phương khác.
Thủ tướng cũng đề nghị thảo luận về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. "Một số ý kiến cho rằng cần dừng hẳn thi thì có đúng không trong lúc chúng ta chỉ có mấy tỉnh giãn cách xã hội, chúng ta có tổ chức kỳ thi thành mấy lần hay không", Thủ tướng nói.
Một lần nữa Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng không để đổ gãy kinh tế. Điều này đòi hỏi chỉ đạo thật tốt để nhân dân ủng hộ, chỉ có nhân dân ủng hộ thì mới thành công.
Lãnh đạo Bộ Y tế kiểm tra công tác ứng phó dịch Covid-19 tại Đà Nẵng Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đơn vị thi công phối hợp chặt chẽ với nhau, đảm bảo an toàn, chất lượng của công trình bệnh viện dã chiến. Sáng 2/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng đã đi kiểm tra công...