Đà Nẵng: 1 trẻ chết đuối, 1 trẻ nguy kịch do ngã xuống kênh
Bất ngờ rơi xuống kênh thoát nước lúc đang vui chơi, một bé trai bị đuối nước tử vong tại bệnh viện, một bé gái đang trong tình trạng nguy kịch…
Theo người dân chứng kiến, sự việc xảy ra vào lúc 10h trưa nay (11/10) tại kênh thoát nước thuộc tổ 4, thôn Miếu Bông (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).
Kênh thoát nước nơi hai em nhỏ gặp nạn
Thời điểm trên, em Hồ Thị Thanh T. (8 tuổi, trú xã Hòa Phước), em Trần Tấn B. (8 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu) cùng 3 em nhỏ khác rủ nhau ra chơi tại bãi đất trống (địa điểm trên).
Sau đó, em B. rủ các bạn xuống kênh thoát nước rửa chân. Bất ngờ, em B. bị trượt chân rơi xuống kênh. Em T. đưa tay ra cứu bạn cũng bị trượt chân rơi xuống nước.
Thấy vậy, một em nhỏ chạy vào khu vực dân cư gần đó kêu cứu.
Nghe tiếng tri hô, người dân chạy ra vớt 2 em lên bờ đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, em B. đã qua đời tại Bệnh viện Đà Nẵng, còn em T. đang trong tình trạng nguy kịch.
Theo anh Trần Hoàn Châu (người dân địa phương) cho biết, công trình kênh thoát nước trên được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đà Nẵng xây cách đây 2 năm. Nhưng trong quá trình thi công cũng như hiện tại, đơn vị thi công không đặt biển báo cấm hay lan can bảo vệ. “Việc này chúng tôi bức xúc lâu nay vì để như vậy là rất nguy hiểm cho người đi đường và trẻ nhỏ. Đơn vị thi công làm như thế là vô trách nhiệm”, anh Châu bức xúc nói.
Video đang HOT
Theo Khampha
Đêm trắng cùng các cửu vạn nơi chợ đầu mối
Khi màn đêm bắt đầu buông xuống cũng là lúc những người cửu vạn ở chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng) bắt đầu một ngày làm việc.
Gương mặt hốc hác, đôi mắt thâm quầng vì thiếu ngủ, nhưng đôi chân vẫn cố gắng bước đi, đôi tay họ vẫn kéo những thùng hàng nặng trĩu và cồng kềnh...
Lấy đêm làm ngày
Lực lượng cửu vạn ở chợ đầu mối Hòa Cường khoảng 160 người, được chia làm 2 đội: Đội hoa quả và đội lagim, rau hành. Công việc hàng ngày của những người cửu vạn ở đây là khuân vác và kéo những thùng hàng như trái cây, rau và củ quả. Họ bắt đầu làm việc từ 21h cho đến 6h sáng hôm sau. Vì đặc thù công việc và vấn đề thời gian nên sức khỏe là điều cần có để vào nghề cửu vạn.
"Vì công việc đòi hỏi phải thức khuya và tốn sức nên có nhiều người vào đây làm được một ngày chịu không nổi, bỏ chạy mất dép luôn", chú Lĩnh (nhà ở đường Nam Cao, người có thâm niên 10 năm làm nghề cửu vạn ở đây) cười nói.
Tranh thủ thời gian được nghỉ để chợp mắt.
Chuyến xe chở trái cây từ Hà Nội vừa đổ xuống, ba người nhảy lên xe, tháo những tấm bạt và kéo bỏ hàng xuống dưới. Bên dưới, những người cửu vạn đứng xếp hàng, lần lượt từng người đưa xe tới để chất hàng và kéo đi. Cứ thế, họ thoăn thoắt kéo đi, chỉ trong 30 phút là xong chuyến hàng.
Lúc này là khoảng thời gian giải lao, có người tranh thủ nằm nghỉ trên những chiếc xe càng, có tốp thì ngồi lại nói chuyện. Nhưng nào có nghỉ được lâu, khoảng 10 phút sau thì lại có hàng về, họ nhanh chóng quay trở lại với công việc. Công việc của họ cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến tận sáng hôm sau. Khoảng thời gian từ 21h đến 0h, các chuyến xe đổ về đây từ từ nên họ còn có thời gian nghỉ ngơi, nhưng từ 0h đến sáng hôm sau , dường như họ phải làm việc luôn tay vì lúc này lượng hàng về nhiều hơn.
"Vào những ngày 13, 14, 30 âm lịch là thời gian bận rộn nhất, vì những ngày này là chợ cúng nên lượng hàng đổ về nhiều hơn bình thường, có khi là gấp đôi, gấp ba. Đi làm vào những ngày này mệt lắm, nhưng bù lại kiếm được nhiều tiền hơn", chú Lai (nhà ở đường Trần Cao Vân, có thâm niên hơn 20 năm trong nghề) tâm sự.
Có thức cùng những người cửu vạn, chúng tôi mới thấm thía được phần nào nỗi khổ của họ. Vì phải làm việc vào buổi tối nên không tránh khỏi những cơn buồn ngủ, có người vừa kéo vừa ngáp, lại có người gục trên những chiếc xe càng trong khi đứng chờ chất hàng. Những lúc như thế, cà phê và thuốc lá là bạn giúp họ chống chọi với cơn buồn ngủ.
Chú Châu (nhà ở gần chợ Cồn, 53 tuổi) đưa tay quệt mồ hôi trên trán chia sẻ: "Mặc dù vào nghề đã lâu, đã quen với công việc nhưng nhiều lúc vẫn ngáp ngắn ngáp dài vì buồn ngủ". Chú Xí (57 tuổi, trú ở Hải Châu) đang bê hàng nói thêm vào: "Tui đây làm hơn 35 năm, nhưng ngày nào mà không uống 2-3 ly cà phê là con mắt díp lại liền à". Không ai muốn thức trắng đêm cả, nhưng vì cuộc sống vất vả đòi hỏi họ phải quên đi giấc ngủ để mưu sinh.
Trời về khuya bất ngờ đổ cơn mưa, nhưng dường như nó không ảnh hưởng đến nhịp độ làm việc của họ. Hỏi ra mới biết, những cơn mưa như thế này họ vẫn thường gặp và đã quen rồi. Với nghề cửu vạn, dù cho trời mưa, bão hay lũ vẫn không ảnh hưởng nhiều đến công việc của họ, họ chỉ nghỉ làm khi nào chợ đóng cửa mà thôi. "Trời mưa thì mặc trời mưa, ta đây vẫn kéo trên tay thùng hàng", anh Hậu nhà ở quận Sơn Trà vừa kéo vừa nghêu ngao hát.
Vất vả nặng nhọc, đổ mồ hôi sôi nước mắt vậy mà đêm nhiều nhất họ cũng chỉ kiếm được khoảng hơn 100 nghìn đồng, còn những đêm ít hàng thì có mấy chục mà thôi. Nhưng họ vẫn cố bám trụ lấy nghề, tất cả chỉ vì cuộc sống mưu sinh mà thôi, những giọt mồ hôi trong đêm trắng nhọc nhằn lam lũ là chén cơm, là sách vở của vợ con họ ở nhà.
Tuy vất vả nhưng họ vẫn rất lạc quan yêu đời. Những lúc nghỉ giải lao, họ trêu đùa, chọc ghẹo nhau cho vơi bớt phần nào những nhọc nhằn của cuộc sống.
Những mảnh ghép của nghề
Khoảng thời gian ngồi nghỉ ngơi, ăn vội cái bánh mỳ, gói xôi họ tâm sự về cuộc đời, về lý do mà họ đến với nghề này. Như chú Châu (53 tuổi, nhà gần chợ Cồn) đến với nghề đã hơn 25 năm, từ hồi còn ở bên chợ Cồn mãi đến bây giờ. Chú là lao động chính của gia đình, vợ thì đau ốm thường xuyên nên đi làm bữa được, bữa mất. Nhà có ba đứa con, hai đứa đi học, còn một người con đầu vẫn chưa xin được việc làm. Mọi gánh nặng đều đổ dồn lên con người có vóc dáng nhỏ bé này. Trông chú già đi nhiều hơn so với tuổi. Chú tâm sự: "Mỗi đêm chú kiếm được hơn trăm ngàn thì cũng đủ trang trải cuộc sống. Còn nếu đêm nào hàng ít thì chỉ đủ tiền chợ...".
Trong cuộc trò chuyện với những người cửu vạn, chúng tôi cảm thương cho một hoàn cảnh mà nhiều người ở đây cho rằng nên viết về người này. Đó là chú Xí, năm nay đã ngoài 50 tuổi, có thâm niên hơn 35 năm trong nghề. Khi mới 15 tuổi, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, chú phải tìm đến nghề cửu vạn để mưu sinh. Một thân một mình, không có anh em, chú phải làm việc để nuôi cha mẹ già yếu. Vì mải mưu sinh kiếm sống, chú quên mất hạnh phúc bản thân, khi giờ này vẫn chưa lấy vợ. "Mình làm cái nghề này khổ ri ai mà dám lấy, tui còn phải nuôi cha nuôi mẹ lại nghèo khổ lấy tiền đâu mà cưới vợ, tui không dám mơ", chú Xí trầm ngâm nói. ở đây, ai cũng thương cho hoàn cảnh của chú Xí nên những lúc chú Xí bị ốm mà đi làm thì ai cũng giúp chú làm bớt phần việc để ngày đó dù chú ốm đau, chú vẫn kiếm ra tiền.
Bên cạnh những cửu vạn đã có thâm niên lâu năm trong nghề, ở đây còn có một lực lượng nhỏ là những sinh viên cầm tấm bằng đại học, cao đẳng không xin được việc. Anh Tiến, năm nay 25 tuổi, tốt nghiệp một trường cao đẳng đã ba năm, nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Gia đình lại không khá giả, với suy nghĩ sức thanh niên không thể ăn bám bố mẹ mãi, được chú gần nhà giới thiệu công việc này, thế là Tiến làm luôn. "Lúc đầu làm không quen, đêm nào cũng phải vật lộn với cơn buồn ngủ. Nghề này khổ lắm, nhưng mà làm việc và kiếm tiền bằng sức của mình, thế là vui rồi", Tiến chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ như tiến, Hưng - tốt nghiệp trường đại học Đông á - cũng chọn nghề cửu vạn để mưu sinh. Mới vào nghề được một năm, nên Hưng cũng chưa quen với công việc. Uống vội ly cà phê cho qua cơn buồn ngủ, Hưng tâm sự: "Ra trường cầm tấm bằng mà không xin được việc, xin làm công nhân cũng không xong, biết răng bây chừ. Phải làm vì cuộc sống thôi". Tiến và Hưng là một phần nhỏ trong rất nhiều cửu vạn có bằng cấp ở đây.
Hoàn cảnh của chú Châu, chú Xí, Tiến và Hưng hay nhiều người khác nữa là những mảnh ghép của nghề cửu vạn nơi đây. Họ vì nhiều hoàn cảnh khác nhau mà tìm đến với nghề cửu vạn cũng chỉ để mưu sinh. Cái chân mỏi nhừ, đôi tay chai sạm đi, không quản khó nhọc vất vả, họ tất bật tranh thủ kéo hàng với hy vọng ngày đó sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
Sáu giờ sáng, chợ đầu mối Hòa Cường bắt đầu vãn khách cũng là lúc những đội ngũ cửu vạn ra về. Một ngày mới lại bắt đầu với nhiều người lao động khác, nhưng với những người làm nghề cửu vạn thì lại bắt đầu với giấc ngủ sau một đêm dài làm việc. Cũng có không ít người chỉ cho phép mình được ngủ qua loa rồi lại tìm kiếm những công việc làm thêm khác, lao động liên tục cho tới đêm hôm sau...
Trật tự như... cửu vạn!
ông Dương Văn Ngọc (Đội phó đội cửu vạn hoa quả) cho biết: "Lực lượng cửu vạn ở đây đa số đều là người dân Đà Nẵng, có độ tuổi từ 25- 55, họ làm việc có tổ chức lắm, có người chấm công và một tháng được trả lương vào hai ngày 15 và 30. Đội được quản lý và tổ chức làm việc có trật tự, chưa bao giờ xảy ra tranh giành hay ẩu đả".
Dương Kha
Theo_Người Đưa Tin
Lại xảy ra vụ giết người tình rồi tự sát ở Đà Nẵng Ông Q. rút dao thủ sẵn trong người đâm nhiều nhát liên tiếp vào bà D. khiến nạn nhân ngã gục và tử vong. Khoảng 22h50 ngày 14/5, tại dãy nhà trọ thuộc tổ 13, phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) đã xảy ra một vụ giết người tình rồi tự sát kinh hoàng gây chấn động. Đây là vụ...