Đã mắt xem dân bắt toàn cá ngon, tươi rói trên cánh đồng Thanh Lam
Cứ mỗi kỳ bắt cá, trên cánh đồng Thanh Lam, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lại chộn rộn. Nhìn những mẻ lưới kéo đầy những loài cá ngon, tươi roi rói, giãy đành đạch ai trông thấy cũng đã mắt. Cảnh bắt cá rộn rã thu hút nhiều người hiếu kỳ xuống đồng xem.
Theo nghề thu mua cá nước ngọt đã 16 năm, anh Phan Đình Phúc (huyện Phú Vang) thân thuộc với ông Lê Hùng Cư – chủ 7 hồ cá nuôi ở cánh đồng Thanh Lam (TX. Hương Thủy) đến mức mỗi lần đến kỳ thu hoạch, anh sẵn sàng ngụp lặn dưới hồ cùng người làm của ông Cư để kéo, quây, bắt và chuyển cá lên xe, dù thực tế đó không phải công việc của anh.
Công đoạn kéo lưới đưa cá lên bờ
Cá nuôi ở đồng Thanh Lam chủ yếu là chim trắng, ba sa, rô phi. Từ cá bột cho đến lúc thu hoạch mất tầm 10 tháng. Tuy nhiên, cách nuôi của ông Cư theo kiểu gối vụ, nên cứ 3 tháng là cá có thể “đi” chợ đầu mối Phú Hậu, sau đó theo chân các thương lái tỏa ra về các chợ trong tỉnh và có mặt ở Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam…
Mẻ này ước chừng hơn 7 tạ cá nên sát bờ phải có thêm người phụ mới có thể đưa cá vào những ô lưới được quây sát chân hồ.
Cá đến địa điểm tập kết, anh Phúc (ngoài cùng) cùng người làm của chủ hồ nhanh chóng cột kín lưới ở từng ô tránh cá thoát ra ngoài.
Từ ô lưới tập kết, cá được phân loại, sau đó thả vào những ô kế bên.
Video đang HOT
Phân loại cá ba sa.
Trong lúc phân loại, những chú cá liên tục quẫy đuôi, tung mình tạo ra cảnh tượng khá đẹp mắt.
Nhiều người hiếu kỳ xuống tận nơi để xem .
Sau khi phân loại xong, kiểm tra trọng lượng xong cá được vận chuyển lên xe tải.
Dù là người mua nhưng anh Phúc vẫn phụ giúp chuyển cá lên xe rất nhiệt tình.
Cá chưa đạt trọng lượng 1kg trở lên được thả lại qua hồ kế bên chờ lớn.
Sau khoảng 30 phút từ đồng Thanh Lam về đến điểm đổ xe, thuyền cá Bãi Dâu (chợ đầu mối Phú Hậu), xe cá tiếp tục bơm nước, sục ô xy, sau đó đưa cá vào nuôi nhốt chờ thương lái đến mua.
Những chú cá to sẽ được chuyển đi một số tỉnh lân cận.
Khoảng 3h sáng, sạp cá được mua gần hết.
Theo Hàn Băng (Thừa Thiên Huế online)
Đã mắt ngắm đàn cá đồng tươi roi rói, nhảy như làm xiếc
Dựa vào đặc thù của điều kiện tự nhiên, người dân xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã lựa chon mô hình lúa - cá để phát triển kinh tế. Mô hình không những giúp bà con nâng cao thu nhập mà còn là cách làm sáng tạo khi biến các điều kiện tự nhiên bất lợi thành lợi thế.
Hà Lĩnh vốn là "túi nước" của huyện Hà Trung, luôn là nơi lụt đầu tiên và rút nước sau cùng. Chính vì thế các khu đồng Mân, đồng Nẻ, đồng Chàng, đồng Ó... của xã chỉ cấy được 1 vụ, còn lại mùa lũ là nước ngập hết đồng, các loại thủy sinh cũng theo con nước tràn về nên nguồn cá tôm dồi dào nhưng năng suất không cao.
Sau khi hoàn thành hệ thống đê bao, cống thoát nước... lũ lụt tuy có đỡ hơn nhưng đồng vẫn ngập nước, chỉ có lúa chét (lúa tái sinh) phát triển tự nhiên, năng suất thấp, chỉ 50-70kg/sào. Nhiều nhà còn bỏ ruộng, không buồn làm vì chi phí cao, trong khi kết quả thu được không đáng là bao.
Trước thực trạng đó, UBND xã đã có chủ trương đấu thầu lại cho các Tổ hợp nuôi cá theo hình thức bán tự nhiên, thức ăn chủ yếu là lúa chét hoặc cỏ, rêu mọc dưới đồng, vì thế cá chắc thịt và sạch tuyệt đối.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Hà Lĩnh cho hay: "Mô hình được chúng tôi triển khai từ năm 2014, nhưng các năm trước chỉ là tận dụng và làm thử nghiệm là chính, nhưng bắt đầu từ năm 2018, thời gian đấu thầu của các Tổ hợp kéo dài 5 năm và chỉ tập trung 1 vụ lúa, 1 vụ cá để năng suất cao hơn".
Các loại cá được nuôi ở đây chủ yếu là trôi, chép, trắm, mè, chim... Trước đây bà con cũng đã thử một số loại đặc sản như cá vược, cá tầm nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Clip: TXL
Mỗi khi muốn bắt cá mỗi Tổ hợp phải huy động 5-7 người dùng lưới thả quây rồi kéo cá sát vào bờ. Vì diện tích mặt nước khá rộng nên mỗi Tổ hợp đều phải trang bị hàng nghìn mét lưới để có thể thuận tiện trong việc đánh bắt. Ảnh: TXL
Cá sau khi quây lưới được đổ lên thuyền để đưa vào bờ. Ảnh: TXL
Để kéo được lưới, cần ít nhất 4-5 người đàn ông lực lưỡng. Ảnh: TXL
Chỉ sau 20 phút, đã đầy ắp một thuyền cá, con nào con nấy tươi rói và chắc nịch. Ảnh: TXL
Các loại cá được thả nuôi khi trọng lượng từ 400-800gr. Sau 3-4 tháng, cá đạt trọng lượng trung bình 2-3kg/con. Thức ăn của cá hoàn toàn tự nhiên, chủ yếu là lúa chét (lúa tái sinh) hoặc cỏ, rêu mọc dưới đồng. Ảnh: TXL
Việc đánh bắt cá hoàn toàn thủ công nên cá lúc nào cũng tươi và đảm bảo chất lượng.
Theo Danviet
Đàn cá phóng sinh nặng hơn chục tấn trong ngôi chùa ở Sài Gòn Đàn cá gồm nhiều loại: cá trê, cá tra... được phóng sinh trong chùa Huyền Trang từ năm 2013. Đến nay đàn cá có trọng lượng hơn chục tấn. Theo Vũ Đoan (VNE)