“Đã mắt” với hành trình chinh phục miệng núi lửa nổi tiếng nhất Indonesia của blogger du lịch đến từ Sài Gòn
Nếu bạn đã từng ao ước được tận mắt nhìn ngắm dải ngân hà cùng những ngọn lửa xanh phát ra từ mỏ quặng lưu huỳnh thì miệng núi lửa Ijen chính xác là nơi bạn cần đến đấy!
Đất nước vạn đảo Indonesia nổi tiếng là nơi sở hữu nhiều ngọn núi lửa đang hoạt động nhất thế giới. Không giống như sự hiểm nguy như trong suy nghĩ của nhiều người, núi lửa ở đây được xem là món “đặc sản” hấp dẫn đối với những đôi chân “cuồng” đi. Một trong số những miệng núi lửa hot nhất Indonesia phải kể đến cái tên Ijen – nơi nổi tiếng nên thơ và kỳ ảo nhưng cũng đầy bí ẩn đối với các tín đồ xê dịch.
Mới đây, chàng blogger du lịch Hoàng Nguyễn (@hoangrapherx) vừa có chuyến thám hiểm đến miệng núi lửa Ijen để được tận mắt nhìn thấy dải ngân hà và những đốm lửa màu xanh đặc trưng. Kết thúc hành trình trekking kéo dài từ 1 giờ sáng đến lúc bình minh lên, anh chàng này đã kịp ghi lại những hình ảnh cùng những dòng chia sẻ chân thực về hành trình này. Nếu bạn cũng đang có ý định khám phá Ijen, thử tham khảo lịch trình và kinh nghiệm từ chàng trai này xem sao.
@hoangrapherx
Cho những ai chưa biết, núi lửa Ijen là một trong những ngọn núi lửa đang hoạt động trên đảo Java của Indonesia. Nơi này nằm trên ranh giới giữa Kabupaten Bondowoso và Kabupaten Banyuwangi thuộc tỉnh Java Timur. Núi có độ cao 2.344 so với mực nước biển và nằm liền kề núi Merapi và núi Raung. Mỗi ngày, ở đây có hàng trăm du khách ghé thăm để xem ngọn lửa xanh phát ra từ mỏ quặng lưu huỳnh, ngắm bình minh đỏ rực từ từ xuất hiện giữa làn sương mờ đặc trên đỉnh Ijen và ngắm nhìn hồ axit xanh thẳm nằm lọt thỏm trong miệng núi.
Nói về hành trình thú vị này, travel blogger Hoàng Nguyễn chia sẻ: “ Khoảng 5 giờ chiều, mình ở Bali rồi bắt đầu lên xe di chuyển đến đảo Java để khám phá Kawah Ijen. Đến khoảng 1 giờ đêm, mình đến địa điểm tập kết dưới chân núi. Lúc này ngoài trời khá lạnh, chắc khoảng 5 độ. Tự tin với chiếc áo gió ấm, mình lao ra khỏi xe để khởi động nhẹ và… “làm màu” là chủ yếu. Xuống được vài giây thì lạnh muốn xỉu phải tót lại lên xe. Sau khi nhận đồ trekking khoảng 30 phút, đoàn leo núi của mình bắt đầu di chuyển“.
@hoangrapherx
Đi được một đoạn, anh chàng không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy dải ngân hà: “ Hãy nhớ nhìn lên trời! Ôi trời ơi! Milky way đẹp khủng khiếp, phải gọi là đẹp nhất mà mình từng thấy bằng mắt thường, rất chân thực và rõ nét. Đẹp đến độ mình cùng một bạn leo núi người Đức phải dừng hẳn lại nhìn lên trời rồi khen lấy khen để, thưởng thức cảnh sắc hiếm có này. S au khoảng 2 tiếng đồng hồ leo núi, bạn sẽ đến được đỉnh miệng núi lửa. Lúc này khoảng 3 giờ sáng và trời vẫn tối om, đội bắt đầu leo vào bên trong miệng núi lửa, từng đoàn người nối đuôi nhau, như đi trẩy hội, đông vui tấp nập như chợ đêm Bến Thành dù chẳng thấy rõ ai với ai“.
Trong chuyến đi này, anh chàng Hoàng Nguyễn đặc biệt ấn tượng với khoảnh khắc bình minh ló dạng trên đỉnh Ijen: “ Bình minh từ từ đỏ rực trên đỉnh Ijen, dưới chân bạn là hồ acid lớn nhất thế giới xanh ngắt đang từ từ hiện ra trong lớp khói lưu huỳnh bốc lên từng đợt thực sự là một cảnh tượng thiên nhiên huyền ảo nhất mà mình từng được chứng kiến. Từng lớp vách đá của núi, hồ acid xanh, khói bốc lên cứ từ từ hiện rõ ra theo ánh sáng của mặt trời rọi xuống, cảnh sắc vô cùng ảo diệu hiện ra dần, vẻ đẹp mà nó đã bị che mất đi bởi bóng đêm lúc mọi người đến. Mây trời bồng bềnh ngang mặt, cột khói toả bốc lên khắp miệng núi, nắng xiên vào, màu sắc bắt đầu nhảy múa. Đẹp lắm! Không thể diễn tả bằng lời được.“
Cùng xem thêm những hình ảnh check-in tuyệt đẹp khác tại miệng núi lửa nổi tiếng nhất Indonesia này nhé:
@wira_
Video đang HOT
@felicia_wjy
@liburandibanyuwangi
@yvandy_
@hndrarwl
Theo Helino
Chàng trai đơn thân độc mã đi 'săn rác' suốt 3.000 km bờ biển Việt Nam
Để ghi lại sự ô nhiễm rác thải nhựa khắp các vùng biển ở Việt Nam, nhiếp ảnh gia Hùng Lekima đã đi 7.000 km với 3.260 km đường bờ biển dọc theo chiều dài đất nước bằng xe máy.
Theo thống kê của các chuyên gia, Việt Nam là nước xả rác ra biển nhiều thứ tư trên thế giới, sau Trung Quốc, Indonesia và Phillippines. 5 quốc gia đứng đầu danh sách xả thải ra biển chiếm đến 60% lượng rác thải toàn cầu đổ ra đại dương.
Con người sản xuất được 8,3 tỷ tấn nhựa trên khắp thế giới thì 6,3 tỷ tấn trong số đó đã là rác thải và 150 triệu tấn đang trôi dạt khắp các đại dương, con số này bằng 1/5 khối lượng các loài cá trên thế giới. Với tình trạng rác thải nhựa được xả thẳng ra biển như hiện nay, dự đoán đến năm 2050, khối lượng của rác thải nhựa và của cá trong đại dương sẽ tương đương nhau.
Nhận thức được mối nguy hại to lớn của rác thải biển, anh Hùng Lekima (tên thật là Nguyễn Việt Hùng) đã lập dự án ảnh Save Our Seas nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường qua hình ảnh, qua đó nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề xả rác thải trực tiếp ra biển.
Hùng Lekima, một mình vượt hơn 7.000 km để tìm đến những khu chợ biển ngập ngụa rác thải nhựa.
"Là người đã đi hết các tỉnh thành ven biển của đất nước, tôi nhận thấy môi trường biển Việt Nam đã và đang bị tàn phá nghiêm trọng với tốc độ rất nhanh do rất nguyên nhân từ nhiều phía. Một trong những nguyên nhân đó là do nhận thức của người dân về môi trường biển và gìn giữ môi trường biển còn hạn chế. Vì vậy, tôi muốn đóng góp 1 phần nhỏ bé từ khả năng, chuyên môn của mình vào việc ghi nhận những điều đang xảy ra dọc bờ biển của Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề này," nhiếp ảnh gia Hùng Lekima chia sẻ.
Một cậu bé bước trên bờ biển tại cửa sông Thu Bồn (Hội An, Quảng Nam) được phủ kín bởi rác thải nhựa.
Một khu rừng cây cạnh biển đã chết, cũng chính là nơi rác thải nhựa mới lộ diện. Khi chúng bị sóng đánh vào bờ đã mắc vào cây không trôi ngược ra biển được nữa. Ảnh chụp tại Nam Định vào 12/2018.
Đơn thương độc mã trên những cung đường xa
Khởi hành từ Ninh Bình vào 05/08/2018, Hùng quyết định một thân một mình cưỡi xe máy đi dọc chiều dài đất nước.
Chặng đầu tiên, anh bám sát đường bờ biển để đi đến Hà Tiên (Kiên Giang), giáp biên giới Campuchia, sau đó quay về TP.HCM rồi bay về thủ đô. Chặng đường còn lại, xuất phát từ Hà Nội xuống Nam Định và dọc biển của 3 tỉnh thành còn lại là Thái Bình, Hải Phòng (qua đảo Cát Bà) và Quảng Ninh tới mũi Sa Vỹ - địa đầu Tổ quốc.
Cảng cá Lạch Bạng nằm giữa hai xã Hải Bình và Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) ô nhiễm nặng.
Chợ hải sản ở Diêm Điền, Thái Thụy (Thái Bình).
Bờ phía xa bên kia của sông Thu Bồn (Hội An) và dọc xuống phía dưới ra cửa biển là địa phận của xã Duy Nam và Duy Hải thuộc huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).
"Tôi chuẩn bị một chiếc xe máy đèo sau ba chiếc thùng chủ yếu là vật dụng cá nhân và đồ nghề máy ảnh. Do đi xe máy và vào địa hình phức tạp, có thể gặp mưa gió dễ ngã tôi đã phải dùng hộp đựng đồ nghề chụp ảnh chuyên dụng, loại có khả năng chống va đập và chống nước.
Cảm giác thật khó tả, bao điều đang chờ đợi ở phía trước, bao thềm nắng với lá rơi đầy sau lưng. Ngày đầu gặp chút lo lắng khi gặp một số vụ tai nạn giao thông trên đường nhưng chỉ khi tôi chợt nhận ra số ngày con người được sống trên đời không phải được đếm bằng thời gian trôi qua mỗi ngày, tôi bỗng có động lực thật lớn lao," anh chia sẻ.
Nhìn từ trên cao Nhơn Hải trông có vẻ đẹp với làn nước biển màu xanh ngọc nhưng ở dưới rác ngập tràn.
Càng đi càng thấy rác ở Đầm Môn, vịnh Vân Phong (Khánh Hòa).
Vượt đường trường một mình, dù giàu kinh nghiệm đến đâu cũng vẫn phải lo sợ. Chàng trai đất Hà Thành đã qua hơn 100 cửa sông, nhiều kênh ngòi, lúc đi phà, lúc ngồi đò, đôi khi phải cho xe máy lên chiếc thuyền khác để kéo sang bờ sông bên kia. Những cung đường không bao giờ bình yên, luôn có dông bão ập đến bất ngờ.
Những khu chợ biển ngập ngụa rác
Đặt chân đến một khu chợ thuộc xã Chí Công (huyện Tuy Phong, Bình Thuận), tác giả chứng kiến có hàng km rác thải trong đó chủ yếu là nhựa. Đi bộ trên bờ biển này mà chân như thụt sâu trong rác thải là nylon. Người dân nơi đây chủ yếu làm nghề đánh bắt, khai thác và chế biển hải sản.
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có tỷ lệ cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ. Bình quân cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển, cao gấp 6 lần trung bình của thế giới. Đối với một nước có bờ biển dài như vậy, việc khai thác thủy hải sản là một ngành có nhiều lợi thế.
Một chú nhóc vượt qua bãi biển đầy rác để mang đồ lên thuyền ở thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Buổi tối ở đây có những chú chuột cống to kinh hoàng, chúng kiếm ăn quanh đống rác khiến người cũng phải sợ.
Biển rác thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Ngư dân phơi hải sản ngay gần khu vực ngập rác ở Cần Giờ, TP.HCM.
Có nhiều chợ hải sản được cấp phép hoặc tự phát cạnh bờ biển. Ở đó túi nylon và đồ dùng bằng nhựa được sử dụng phổ biến bởi giá rẻ, bền và nhẹ. Số lượng thủy hải sản tại đây giao dịch mỗi ngày rất lớn, thói quen vứt rác bừa bãi cũng xuất hiện chủ yếu ở các chợ hải sản dọc bờ biển.
Ghé xã Bình Châu nơi có cảng Sa Kỳ để ra đảo Lý Sơn nổi tiếng của Quảng Ngãi. Ở đây, rác đầy đường, còn người dân thì hồn nhiên xả rác ra cửa biển. Một con đê dọc sông chuẩn bị đổ ra biển cũng toàn rác và rác. Khi được hỏi tại sao không để rác vào thùng, người dân cho biết thùng rác duy nhất chỉ có ở cảng Sa Kỳ. Cửa biển chính là bãi đổ rác của họ.
Những bờ kè ven biển được tạo thành từ những túi rác chất cao như núi.
Người dân vô tư đổ rác thẳng xuống biển dù có rất nhiều biển báo ngăn cấm và băng rôn tuyên truyền. Trong thực tế, việc tìm kiếm ra một chiếc thùng rác ở đây cũng rất khó.
"Rác trôi bồng bềnh trên biển là thứ tôi có thể gặp ở rất nhiều nơi khi đi dọc Việt Nam".
Ở đây, các biển hiệu tuyên truyền vì môi trường rất nhiều nhưng tuyệt nhiên không thấy một thùng rác nào. Những con hải âu có thể được tha thứ vì đã cho chim non ăn phải rác thải nhựa, bởi chúng nghĩ đó chỉ là vật ban tặng bổ dưỡng đến từ biển cả. Những chú rùa cũng mắc lỗi tương tự, tưởng rằng các túi nylon đang nổi bồng bềnh là con sứa ngon lành.
Nhưng liệu chúng ta có được tha thứ hay không? Chúng ta tạo ra nhựa, sản xuất và tiêu thụ hơn 300 triệu tấn mỗi năm, sau đó vứt bỏ một cách lãng phí, vứt vô tội vào đại dương, nơi nuôi sống con người.
Vùng sông nước quá nhiều kênh rạch và sông ngòi. Bất kỳ ai, ở đâu dọc con sông dù ở cách xa biển vẫn có thể là tác nhân vứt rác thải nhựa ra đại dương. Ngã Bảy này là nơi gặp nhau của bảy dòng kênh: Cái Côn, Búng Tàu, Mang Cá, Sóc Trăng, Lái Hiếu, Xẻo Môn và Xẻo Dong.
Chợ nổi Cái Răng - nơi những ngôi nhà không có thùng rác.
Một kênh nước đổ ra biển ở Bình Thuận, rác lấp kín gần như không thể nhìn thấy mặt nước.
Ông Nguyễn Lương, người phụ trách lò đốt rác ở đảo Bình Ba (Khánh Hòa) đang dùng chân đẩy rác. Xung quay cấy cối chết khô. Đây là một sườn dốc của đảo, phía dưới là bãi tắm và là vịnh nuôi tôm hùm, thuỷ hải sản.
Xã đảo Tam Hải, Núi Thành (Quảng Nam) không có nơi xử lý rác.
Với Hùng, mỗi việc bạn làm để làm sạch và bảo vệ đại dương hôm nay có thể chỉ là giọt nước giữa biển cả bao la nhưng đại dương sẽ ít đi khi thiếu những giọt nước ấy.
Nói về dự định trong năm mới, ngoài chụp tiếp về rác thải nhựa, triển lãm ảnh tại Hà Nội vào cuối năm 2019, Hùng cũng bày tỏ mong muốn có nhiều dịp làm các triển lãm ảnh, các buổi nói chuyện truyền cảm hứng bảo vệ môi trường với học sinh, sinh viên.
"Tôi nghĩ, điều đó sẽ tác dụng to lớn để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ biển bởi hình ảnh có khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ đến người xem bởi tính chân thật và thông tin chứa đựng trong đó, thay ngàn lời nói và còn bởi tuổi trẻ chính là tương lai. Giáo dục chính là gốc rễ bền vững của vấn đề", Hùng chia sẻ.
Theo saostar
Dân mạng chế ảnh Việt Nam gặp Thái Lan, Malaysia ở vòng loại World Cup Việc bảng G vòng loại thứ hai World Cup 2022 có đến 4 đại diện Đông Nam Á là Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan khiến dân mạng thích thú. Chiều 17/7, lễ bốc thăm chia bảng vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra tại trụ sở Liên đoàn Bóng đá châu Á ở Kuala Lumpur,...