Đã lên chức bà nội vẫn khát khao “chuyện ấy” có đáng xấu hổ? Lý do khiến nhiều phụ nữ tuổi hồi xuân phải nhịn “yêu’
Rất nhiều chị em khi mãn kinh ngại việc quan hệ và cho rằng khi đã lên chức ông bà thì làm “chuyện ấy” sẽ xấu hổ với con cháu và bị nhận xét là “mất nết”.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), chuyên gia tư vấn tình dục nữ cho biết, ngày nay xã hội phát triển, đời sống tốt hơn trước nên nhiều chị em tuổi hơn 50 nhưng còn rất trẻ và vẫn còn ham muốn. Tuy nhiên, do rào cản tâm lý và sợ sự phán xét của mọi người xung quanh nên nhiều người phải kìm nén lòng mình.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hoa (56 tuổi, ở Hà Nội) đã lên chức bà nội 5 năm nay nhưng sức khỏe và ngoại hình còn rất trẻ. Là chủ một chuỗi siêu thị nên chị Hoa thường xuyên trang điểm, ăn mặc bắt mắt và ăn nói rất có duyên. Nhiều người nhận xét, nếu nhìn vẻ bề ngoài ai cũng nghĩ người phụ nữ này mới chỉ hơn 40 tuổi.
Dù đã mãn kinh 6 năm nay nhưng chị Hoa vẫn còn ham muốn. Chồng chị hơn vợ 2 tuổi, khá khỏe mạnh, thế nhưng mỗi khi vợ nhắc đến “chuyện ấy” thì anh lại gạt đi và nói: “Lên ông, lên bà rồi, ngủ cùng nhau con cháu cười cho”. Từ khi có cháu nội, hai vợ chồng chị Hoa bắt đầu ngủ riêng phòng.
Phụ nữ mãn kinh có ham muốn tình dục là chuyện bình thường và là nhu cầu chính đáng. (Ảnh minh họa)
“Mỗi khi muốn gần gũi vợ chồng tôi phải tranh thủ lúc con cháu không có nhà. Nhiều đêm mình rạo rực lắm nhưng ngại cháu ngủ cùng nên chồng cũng chẳng dám sang. Thực sự mình cũng phải kiềm chế nhiều, vì sợ các con đánh giá”, chị Hoa tâm sự.
Bác sĩ Phan Chí Thành cho biết, hiện rất nhiều người nghĩ rằng mãn kinh có nghĩa là đã “lên lão” và không còn “chuyện ấy”, phần vì xấu hổ với con cháu, phần vì sợ đau rát hoặc cũng có thể sợ bị phán xét của người khác. Đối với việc chị em tuổi trung niên, thậm chí mãn kinh, vẫn có ham muốn, bác sĩ Thành cho rằng có hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất là, khi đến tuổi 50, nhiều chị em mới tới ngưỡng đỉnh cao sự nghiệp, ổn định về kinh tế và con cái trưởng thành. Do vậy, khoảng tuổi này đa số phụ nữ biết sống hưởng thụ hơn, quan tâm đến nhu cầu của bản thân, trong đó có nhu cầu tình dục nên nhiều người gọi là thời điểm “ hồi xuân”.
Thứ hai, độ tuổi này chị em đã qua giai đoạn tiền mãn kinh – thời kỳ thay đổi nội tiết nhiều, dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt cũng không đều và vấn đề tình dục có thể thất thường. Khi đã bước qua giai đoạn tiền mãn kinh như vậy, nội tiết ổn định hơn và không lo mang thai do đã mãn kinh, nhiều chị em tự tin, thoải mái hơn với “chuyện ấy”.
Video đang HOT
Bác sĩ Thành chia sẻ, ở độ tuổi trên 50, phụ nữ bớt lo toan nhiều chuyện nên có thể biết sống cho bản thân hơn.
“Trên thực tế, ham muốn tình dục ở tuổi trung niên là bình thường. Khi mãn kinh, phụ nữ không thể mang thai được nữa. Tuy nhiên đó không phải là lí do để họ ngừng quan hệ. Nhiều phụ nữ thích và thỏa mãn trong việc quan hệ đến cả khi tuổi già”, bác sĩ Thành chia sẻ.
Theo bác sĩ Thành, ở độ tuổi trung niên, họ vẫn có quyền được hưởng thụ đời sống tình dục thăng hoa. Điều này không có gì là “đổ đốn” như nhiều người vẫn nghĩ. “Quan niệm rằng, không nên quan hệ khi trên 50 tuổi là sai lầm. Có một sự thật là những người thậm chí đã lên chức ông bà có thể đã (hoặc đang) có đời sống gối chăn”, BS Thành nói.
Chuyên gia này dẫn chứng một nghiên cứu gần đây với hơn 2.000 phụ nữ để chứng minh cho vấn đề này. Theo đó, gần 60% những người từ 60 tuổi trở lên đã kết hôn hoặc sống chung với bạn tình thừa nhận có hoạt động tình dục. Hơn nữa, 37% phụ nữ từ 80 tuổi trở lên thừa nhận có bạn tình và đang hoạt động tình dục.
Theo bác sĩ, những người lớn tuổi khi “yêu” cũng cần lưu ý một số điều để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Giai đoạn này sự bôi trơn không được như thời trẻ, vì thế phụ nữ dễ bị đau rát, từ đó có cảm giác sợ quan hệ những lần sau. Ngoài ra, các cặp lớn tuổi cũng nên quan hệ nhẹ nhàng, chú ý bệnh nền đang có để tránh gặp nạn khi “yêu”.
Cách giảm thiểu nguy cơ loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Một trong những vấn đề phụ nữ mãn kinh hay gặp là loãng xương, một căn bệnh làm yếu xương, tăng nguy cơ gãy xương.
Thời kỳ mãn kinh báo hiệu sự kết thúc giai đoạn sinh sản của người phụ nữ. Đây cũng là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi ảnh hưởng tới sức khỏe, liên quan rõ ràng đến nội tiết tố.
Đối với nhiều phụ nữ, thời kỳ mãn kinh không chỉ đơn thuần là những cơn bốc hỏa và k.inh n.guyệt biến mất. Thời kỳ mãn kinh và ngay sau khi mãn kinh là thời điểm bệnh loãng xương thường xuất hiện. Loãng xương có thể tiến triển thầm lặng mà không có bất kỳ triệu chứng hay cơn đau nào cho đến khi xảy ra tình trạng gãy xương đột ngột, thường là ở lưng và hông.
1. Loãng xương - một "căn bệnh thầm lặng"
Loãng xương đang trở thành một vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người mắc bệnh loãng xương. Theo ước tính, có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam đang bị loãng xương - một rối loạn chuyển hóa của bộ xương, là nguyên nhân dẫn đến gãy xương. Dự báo, đến năm 2030 sẽ có khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương, trong đó nữ giới chiếm 70 - 80%.
Cấu trúc xương bình thường và cấu trúc xương xốp hơn khi bị loãng xương.
Vì bệnh loãng xương thường không được phát hiện cho đến khi bạn bị gãy xương lần đầu, nên nó thường được gọi là 'căn bệnh thầm lặng'. Đa số người bệnh sẽ không có triệu chứng cảnh báo bệnh rõ ràng cho đến khi bị gãy xương. Đây là một thực tế bởi nhiều bệnh nhân không có triệu chứng tin rằng họ không bị loãng xương. Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương gây đau, giảm khả năng vận động và chức năng. Gãy xương có liên quan đến giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong.
2. Nguyên nhân gây loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Xương và các tổ chức khác luôn ở trong tình trạng thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời. Từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành, lượng xương trong cơ thể tăng dần và đến 25-30 tuổi thì đạt đỉnh. Sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm khoảng 0,25 -1%.
Sự sụt giảm estrogen trong thời kỳ mãn kinh cũng bắt đầu một giai đoạn mất xương nhanh hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Sau khi mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên tốc độ thoái hóa xương cao, mỗi năm giảm 1-5%, trong đó 3-5 năm đầu sau mãn kinh.
Mất estrogen có thể khiến một số phụ nữ mất trung bình 25% khối lượng xương từ khi mãn kinh đến 60 tuổi. Tốc độ thoái hóa xương cao nhất với ảnh hưởng chủ yếu là xốp xương. Trên thực tế, khoảng một nửa số phụ nữ trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương thường là gãy xương hông, cột sống, hoặc cổ tay liên quan đến loãng xương.
Sau tuổi 30 lượng xương dần thoái hóa, mỗi năm giảm khoảng 0,25 -1%.
Theo ThS.BS Nguyễn Thị Bảo Thoa - Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch Mai: Đa phần những người trên 50 tuổi, nhất là ở phụ nữ mãn kinh đều có nguy cơ mắc loãng xương. Đây gọi là loãng xương nguyên phát. Phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với nam giới. Do ở độ tuổi này, thường diễn ra quá trình suy giảm nội tiết estrogen, suy giảm hormon tuyến cận giáp, tăng thải canxi niệu.
Ngoài ra, loãng xương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, ngoài việc mất estrogen, chẳng hạn như sử dụng steroid hoặc tuyến giáp bị trục trặc. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ mất xương trong thời kỳ mãn kinh bao gồm tuổi tác, thay đổi cân nặng, chỉ số khối cơ thể, lượng canxi và vitamin D, ít hoạt động thể chất, uống rượu, tiền sử gia đình bị loãng xương, hút thuốc và số lần mang thai. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
Có khung cơ thể nhỏ.Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng trước khi mãn kinh.Ít vận động hoặc không hoạt động thể chất.Sử dụng một số loại thuốc, kể cả thuốc điều trị viêm khớp, hen suyễn hoặc ung thư.
3. Cách ngăn ngừa loãng xương để giảm thiểu rủi ro
Bạn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương bằng cách tối ưu hóa khối lượng xương của mình, khối lượng này đạt đỉnh vào khoảng 30 tuổi và chăm sóc sức khỏe bộ xương của bạn, đặc biệt là trong những năm hình thành xương của tuổi thiếu niên. Loãng xương có thể phòng ngừa được nhưng đòi hỏi phải thực hiện bền bỉ suốt cuộc đời, kết hợp chặt chẽ giữa vận động và dinh dưỡng hợp lý để có khối lượng xương đỉnh cao nhất lúc trưởng thành.
Tăng cường lối sống vận động, tập thể dục ngoài trời để giúp cơ thể nhận được nhiều vitamin D hơn.
Phụ nữ có thể duy trì sức khỏe của xương, giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương bằng cách tuân theo một số khuyến nghị về lối sống, chẳng hạn như:
Đặt mục tiêu cung cấp 1.300 mg canxi trong chế độ ăn uống mỗi ngày. Điều này tương đương với khoảng 3 đến 4 khẩu phần thức ăn từ sữa. Nhiều loại thực phẩm không phải từ sữa cũng chứa canxi, chẳng hạn như sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân, đậu phụ, hạnh nhân, rau lá xanh đậm và cá có xương ăn được, chẳng hạn như cá mòi hoặc cá hồi đóng hộp.
Theo TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Chủ tịch Hội Nội soi & Thay khớp Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ loãng xương của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng và trẻ hóa đó là lười vận động. Do đó, để bảo vệ sức khỏe xương khớp, ngay từ khi còn trẻ, cần thực hiện các hoạt động thể chất chịu sức nặng thường xuyên và phù hợp, bao gồm cả bài tập rèn luyện sức đề kháng với tạ. (Lưu ý luôn thực hiện loại bài tập này dưới sự giám sát của chuyên gia).
Duy trì mức vitamin D đầy đủ. Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi. Nó được tạo ra trong da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và được tìm thấy với một lượng rất nhỏ trong một số loại thực phẩm.
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh cũng giúp bạn ngăn ngừa những rủi ro do loãng xương, như:
Tránh uống quá nhiều rượu.Bỏ thuốc lá vì hút t.huốc l.á có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn.Tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine.
Những thói quen lối sống này tốt nhất nên bắt đầu khi còn trẻ để có được nhiều lợi ích nhất.
Mách chị em cách đơn giản cải thiện 'chuyện gối chăn' thời kỳ mãn kinh Bạn có thể đã nghe nói về thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng đến ham muốn t.ình d.ục của phụ nữ. Nhưng làm thế nào để mãn kinh tác động tới sức khỏe t.ình d.ục và cách tốt nhất để bạn cải thiện ham muốn khi bước vào giai đoạn mãn kinh. 1. Mãn kinh có gây suy giảm ham muốn? Có một...