Đà Lạt vẫn bình yên trong nỗi nhớ của người con xa nhà
Riêng tôi mỗi lần trở lại vẫn tìm thấy Đà Lạt của mình chỉ là bằng một góc nhìn khác.
Tôi vẫn yêu hồ Xuân Hương với mỗi buối sáng kéo vali ngang qua trên đường về nhà hít thở bầu không khí không thể không dừng chân lại tận hưởng, vẫn yêu những chiếc bánh căn trứng chín trên lò khói nghi ngút hay ngập ngụa trong chén mắm hành xíu mại, vẫn là Đà Lạt với những cô chú bán hàng chăm chỉ bày bán khăn len áo khoác mũ len vài chục ngàn một chiếc trong buổi tối rét mướt.
Trở lại với đề tài Đà Lạt vì vô tình tôi được gửi cho bài viết của một người con Đà Lạt lên tiếng bảo vệ nơi đây những ngày lễ nhộn nhịp và đông đúc này. Câu từ thấm đẫm tình yêu to lớn dành cho quê hương của một người xa xứ, từng lập luận phân tích chắc nịch lý do các bạn trẻ lại chỉ trích hay thất vọng về Đà Lạt ngày trở lại gần đây và một chút giận dữ muốn ôm Đà Lạt lại xa khỏi khách du lịch, để nơi đây vẫn giữ lại cho mình cái “chất” riêng vẫn có từ bấy giờ.
Có lẽ mỗi người lại có một quan điểm khác nhau và tôi cũng có ý kiến chủ quan của mình. Vẫn như hai năm trước, tôi nghĩ đơn giản hơn thế này: mỗi chúng ta mỗi vật dụng mỗi nơi chốn chính nó đều có một sứ mệnh riêng. Nói đi thì cũng phải nói lại, liệu Đà Lạt có phát triển được như hiện nay với việc nói không với du lịch? Tất cả chúng ta những người con xa xứ mỗi lần trở lại cũng đã ngạc nhiên với sự chuyển mình của Đà Lạt ra sao, huống chi người dân ở đây, huống chi là ba mẹ mình chứng kiến qua từng ngày từng giờ sự thay đổi này. Cứ vài tháng mẹ tôi lại trầm trồ lên bảo: “Bữa nay quê mình phát triển lắm con, gì cũng có hết trơn á!” – phải chăng chỉ mỗi mẹ là nhìn thấy và cảm nhận được điều đó?
Video đang HOT
Tất nhiên bạn không thể có tất cả và không mất gì. Sự phát triển đô thị đi kèm với việc giảm diện tích đất rừng, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và sự gia tăng dân số kèm rác thải là điều rất hiển nhiên. Đổi lại là những siêu thị điện máy, những cửa hàng bán thức ăn tiện lợi, những siêu thị và rạp chiếu phim hiện đại và hàng trăm thứ “chưa từng có” khác. Nên vui hay nên buồn đây khi Đà Lạt của chúng ta đang hòa mình vào sự phát triển chung của đất nước rộng hơn là thế giới và theo bạn đang dần héo mòn và mất đi cái “chất” của Đà Lạt.
Quay lại quan điểm Đà Lạt không còn là Đà Lạt nữa thì riêng tôi mỗi lần trở lại vẫn tìm thấy Đà Lạt của mình chỉ là bằng một góc nhìn khác. Tôi vẫn yêu hồ Xuân Hương với mỗi buối sáng kéo vali ngang qua trên đường về nhà hít thở bầu không khí không thể không dừng chân lại tận hưởng, vẫn yêu những chiếc bánh căn trứng chín trên lò khói nghi ngút hay ngập ngụa trong chén mắm hành xíu mại, vẫn là Đà Lạt với những cô chú bán hàng chăm chỉ bày bán khăn len áo khoác mũ len vài chục ngàn một chiếc trong buổi tối rét mướt. Đà Lạt vẫn là quê hương của những con người tốt bụng và hiền lành: của bác sửa xe câm điếc mỗi khi ra hiệu để khách trả tiền, của cô bán sữa đậu nành mập mạp không bao giờ quên hỏi uống sữa bò hay đường vậy con, của những cô dì bán sạp ở ấp Ánh Sáng thân thiệt vui vẻ hay của các bác mua hàng hay hỏi nhau chị mua bao tiền một cân nhìn ngon quá, bữa nay xương bò ống trông tươi kìa chị mua về làm món này món kia tuyệt lắm đó, của rất nhiều con người khác nữa…
Tôi có một vài người bạn, họ luôn xem Đà Lạt là quê hương thứ hai hay là nơi dừng chân nghỉ mệt hai ba chặng trong cuộc đời tấp nập và xô bồ. Họ đến từ Sài Gòn, từ Long An, Bến Tre, từ Quảng Ngãi, từ Bình Thuận… từ mọi miền của Việt Nam và không nói điêu rằng họ rất yêu quý Đà Lạt và quan trọng hơn là tôn trọng nơi đây. Họ cũng là những người trẻ. Họ nhớ về Đà Lạt khi ở xa rất xa cách nửa quả địa cầu hay sau thời gian rất dài, trở lại Đà Lạt với chồng mình họ đã hồi tưởng “Thời gian em ở đây đẹp và bình yên lắm anh ạ!” và họ ước gì được gặp Đà Lạt vài ba năm một lần thôi cũng được. Sau mỗi chuyến đi tới Đà Lạt họ lấy đà trở lại với guồng quay công việc và những vấn đề của cuộc sống luôn chờ đợi trước mắt, họ đã quay lại không trật nhịp và bước tiếp mạnh mẽ hơn. Vậy hà cớ gì phải giữ Đà Lạt cho riêng người Đà Lạt trong khi còn rất nhiều con người ngoài kia vẫn rất thấu hiểu và trân trọng Đà Lạt theo cách riêng của họ?
Hẳn ý thức của mỗi người là khác nhau và tiếng yêu dành cho mảnh đất này của những người con không phải là một tiếng nói lớn kêu gọi hay ép buộc các bạn phải thì là mà… khi đến với Đà Lạt. Chỉ mong các bạn đặt chân tới và yêu thương Đà Lạt như cách mà bạn yêu thương quê hương của chính mình.
Nhu Ho
Theo blogradio.vn
Những màn đánh ghen tệ hại
Lại thêm một vụ đánh ghen dã man. Những câu chuyện, đoạn clip tung lên mạng ngày càng nhiều, ngày càng dã man, tàn bạo.
Hôm qua, có khi chỉ là túm tóc, đánh, lột quần áo; hôm nay đã trói chân tay, xát muối ớt và nhiều trò nữa. Người vợ cùng "đồng bọn" đánh tình địch, đánh luôn chồng. Họ không còn giành giật tình yêu hay người đàn ông mà là trút căm hờn lên đôi "gian phu dâm phụ". Người bị đánh giờ là nạn nhân, khởi kiện và chắc chắn sẽ được bù đắp phần nào cho sự tổn thương tinh thần và thể xác của mình.
Ảnh minh họa
Tổn thất sau những màn đánh ghen, theo mọi góc tiếp cận, đổ lên tất cả. Và từ đây, vấn đề không còn nằm ở chuyện gia đình, hôn nhân nữa, mà thành vấn đề của luật pháp. Vậy thì, lý do nào mà thể hiện lòng ghen tuông khủng khiếp đến như thế, khi ai cũng biết, sau những vụ đánh ghen kia, chẳng cái gì còn nguyên vẹn?
Dò trong từ điển (khi người ta quá hoang mang vì những điều xảy ra trong thực tế thì đành phải trở về với ngữ nghĩa nguyên thủy, cơ bản nhất), tôi chẳng thể nào tìm ra được sự liên hệ giữa nghĩa của từ ghen và yêu. Thế nên cái lý luận rằng, có yêu mới ghen và ghen là biểu hiện của yêu chỉ là một cách bào chữa cho những cảm xúc lệch lạc của con người, trong sự thù hằn, ích kỷ, yêu thương chính bản thân mình. Chỉ từ những điều đó, người ta mới có thể có những hành động tàn bạo, ác độc, thể hiện sự xấu xa của chính mình. Mấy ai nghĩ khi đã hết yêu, chỉ còn khinh bỉ hay thù hận, thì nên để mọi thứ xuống cho nhẹ nhàng, trước tiên là vì bản thân mình.
Thế kẻ phá rối, không lẽ nên được... tha bổng? Thưa không, bên cạnh tòa án của pháp luật, còn có một tòa án còn kinh khủng hơn nhiều. Đó là nơi khiến người phụ nữ trong clip đánh ghen ở Cà Mau, dù giờ đang thưa kiện vì bị đánh đập, sỉ nhục, khi bước ra đường vẫn phải che khăn trùm kín mặt. Đó là nơi mà người người có thể quan sát, tự đánh giá khi các sự việc xảy ra: tòa án dư luận.
Nhưng theo dõi cái tòa án khủng khiếp này, từ một khía cạnh khác, tôi chợt nhận ra một phần nguyên nhân các vụ đánh ghen xảy ra càng nhiều: người ta cổ vũ đánh ghen. Người ta tán thưởng, say mê và thể hiện sự đồng tình. Thậm chí, có những clip đánh ghen có chút hiền hòa hơn - một người vợ chỉ lên tiếng cảnh cáo sau một màn giành giật nhẹ chiếc quần của nạn nhân, thì dưới đó là hàng trăm lời bình phẩm: chị này hiền quá, gặp tôi là phải thế này, thế kia, thế nọ. Thật khủng khiếp! Thảng hoặc mới có một lời cảnh báo: làm thế thì được gì, tan nát cả sự nghiệp của chồng mình, tan nát cả gia đình mình, còn chính mình có khi vướng vào tù tội, đền bù...
Phải chăng, một phần nào đó, vì cái đám đông vô cảm, tìm vui trong bất hạnh của người khác... mà người ta ngày càng ác hơn, hung hăng hơn, bất chấp mọi thứ và càng ít lý trí hơn khi phải giải quyết những vấn đề rất đau đớn của gia đình?
Theo Báo Phụ Nữ
Hôm nay, cho em được nhớ người một chút thôi... Có ai đi qua thương nhớ mà quên được nhau? Người đến trước hay đến sau, cũng bắt đầu bằng chữ duyên và kết thúc bằng một chữ phận. Em từng hỏi, "hạnh phúc được đo bằng gì?". Anh từng trả lời, "đo bằng kỷ niệm". Ừ thì bằng kỷ niệm thôi. Em không có gì ngoài những vụn vặt yêu thương chỉ...