Đà Lạt: Trồng cây thuốc trổ bông như hoa sen, bán cả rễ, thân, lá
Những triền đồi dốc được anh Mai Văn Đông (40 tuổi, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) múc thành ruộng bậc thang sau đó trồng bạt ngàn cây atiso.
Với loại cây trồng bôn trổ như hoa sen này, chỉ riêng bán lá thôi anh Đông đã bán được với giá 2.500 đồng/kg. Ngoài ra, chủ nhân của khu vườn còn bán được cả hoa, thân, rễ của cây atiso.
Đi ngược con dốc cao bắt đầu từ homestay Bunny Hill Farm & Homestay (nông trại của thỏ con và Homestay), phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đã đến được khu vực trồng bạt ngàn atiso trên đỉnh quả đồi của anh Mai Văn Đông. Gặp anh Đông khi anh đang chăm sóc vườn atiso, những gốc atiso cao đến ngực chủ nhân vẫn đang xanh tốt.
Anh Đông mải miết chăm sóc cho vườn atiso dù đã có hẹn với phóng viên trước.
“Năm nay thời tiết thuận lợi nên atiso không bị sâu bệnh như những năm trước, do tôi cũng đã làm nhiều năm nên việc chữa bệnh cho cây cũng không gặp khó khăn mấy. Cây atiso chủ yếu bị bệnh sọc thân. Trong năm 2019, atiso bị chết nhiều cây non. Cách khắc phục là lấy thuốc của công ty dược (Công ty Côt phần Dược Lâm Đồng – Ladophar – PV) phun để bơm lên cây non, tránh tình trạng chết yểu”, anh Đông dẫn phóng viên đi bên những luống atiso xanh tốt chia sẻ.
Được biết, toàn bộ sản phẩm atiso của anh Đông khi trồng 3.000m2 được chị Huỳnh Thị Thu Hằng bao tiêu toàn bộ. Đối với lá atiso thì anh Đông được Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng thu mua. Vừa qua, anh Đông bán được với giá 2.500 đồng/kg lá atiso, cao hơn so với giá năm 2018 từ 1.000 – 1.500 đồng/kg.
Hiện nay, toàn bộ sản phẩm rễ, thân, lá atiso của anh Đông được thu mua, bao tiêu sản phẩm.
Chị Hằng cho hay: “Toàn bộ thân, rễ, hoa atiso của anh Đông được tôi bao tiêu hết. Hiện nay, các sản phẩm trà, rượu, bonsai atiso đã được tôi chế biến và đưa đi tiêu thụ tại chợ tết. Đặc biệt, 3 năm trở lại đây, tôi đã đưa cây atiso lên chậu làm kiểu bonsai để phục vụ người chơi chưng Tết. Mỗi cây atiso sẽ được đưa vào chậu với một đến ba bông hoa, theo đó tùy theo chậu sẽ có giá từ 1 – 5 triệu đồng/chậu. Nếu như không đưa atiso lên chậu, người dân vẫn có thể bán được giá trung bình từ 200.000 – 300.000 ngàn đồng/cây cả lá, thân, rễ, hoa”.
Anh Đông đang thu hoạch lá atiso để bán cho Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng.
Theo chị Hằng, xuất phát từ sở thích và đam mê cây atiso nên chị đã nảy ra ý tưởng đưa loại cây này vào chậu cảnh để phục vụ người dân chưng Tết. Theo đó, việc đưa cây atiso vào chậu để bán cho khách hàng chưng Tết sẽ thuận tiện và đơn giản hơn việc thu hoạch rễ, hoa, lá của cây để chế biến thành các sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy, năm nay chị Hằng vẫn tiếp tục đưa cây atiso lên chậu để phục vụ người dân.
Những cây atiso được đưa lên chậu phục vụ người dân chưng Tết.
Theo anh Đông, người trực tiếp trồng cây atiso, việc cắt lá bán cho công ty dược cũng phải có tiêu chuẩn. Toàn bộ lá vàng sẽ đượcc cắt bỏ, chỉ thu hoạch lá xanh đủ tiêu chuẩn. Tuy chị Hằng và anh Đông đang trồng atiso theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng đại diện Công ty vẫn thực hiện bước lấy mẫu vật kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu mua, đảm bảo theo yêu cầu về tiêu chuẩn của công ty.
“Lần gần nhất thu hoạch lá atiso của tôi là cứ 1.000m2 được khoảng 1 tấn lá tươi để bán cho Công ty Dược, còn lại những sản phẩm khác thì được chị Hằng thu mua, bao tiêu. Tuy nhiên, số lượng lá và chất lượng cũng phụ thuộc vào độ lớn cũng như cách chăm sóc của chủ vườn. Khoảng 3 tháng sau khi xuống giống, chủ vườn sẽ được thu hoạch lá atiso, khối lượng sẽ tăng theo thời gian. Nếu khối lượng quá ít, tôi sẽ phơi và bán ra bên ngoài, thay vì bán cho công ty”, anh Đông cho biết.
Những chậu atiso kiểu bonsai chưng Tết được chị Hằng đưa về trưng bày tại homestay của mình.
Hiện nay, với diện tích 3.000m2, anh Đông trồng được khoảng 3.600 cây atisso, với giá trung bình khoảng 250.000 đồng/cây, mỗi năm anh Đông thu về khoảng 900 triệu đồng. Sau khi trừ các loại chi phí từ công chăm sóc, phân bón, giống anh Đông cũng trang trải được cuộc sống của vợ con và gia đình.
Cây atiso (ac-ti-sô) có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, đã được người Hy Lạp cổ đại trồng làm rau ăn và làm thuốc. Cây được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1930 bởi người Pháp.
Hiện nay cây atiso (ac-ti-sô) được trồng nhiều ở Đà Lạt làm dược liệu, cách đây vài năm trà atiso là một trong những đồ uống khoái khẩu của nhiều người, được dùng như một thứ đồ uống có công dụng mát gan, giải độc cho cơ thể.
Cây atiso có chứa nhiều hợp chất quý có lợi cho cơ thể như: Các acid hữu cơ, Flavonoid, Cynaopicrin và nhiều loại khoáng chất khác.
Theo Danviet
Cả vườn có 100kg nhãn tím, đánh ô tô xin mua nhưng bị từ chối
"Cha đẻ" loại nhãn tím độc nhất vô nhị ở miền Tây cho biết, Tết năm nay có người chạy ô tô vào tận nơi mua số lượng lớn nhưng ông từ chối, vì cả vườn thu hoạch được chưa tới 100kg.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Trần Văn Huy (tên hay gọi Bảy Huy, 63 tuổi, ngụ xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, Sóc Trăng) - "cha đẻ" loại nhãn tím độc nhất vô nhị ở miền Tây, cho hay, dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, toàn vườn nhà ông cung ứng ra thị trường chưa đến 100kg nhãn tím.
Theo lời ông Huy, số nhãn tím này đã được đặt từ trước.
"Thời tiết năm nay không thuận lợi, cây "bỏ" đọt nhiều nên trái không đạt như mình mong muốn. Dù 'cháy' hàng nhưng tôi vẫn giữ nguyên bán giá cũ từ trước đến nay là 100.000 đồng/kg", ông Huy chia sẻ.
"Cha đẻ" nhãn tím miền Tây cho biết, nhiều người đến hỏi mua cho bằng được loại nhãn độc nhất vô nhị này nhưng ông không bán.
"Số nhãn này đã có người đặt từ trước rồi. Ngoài ra, tôi chỉ bán cho mỗi người vài ký chưng Tết chứ không bán nhiều. Có người hỏi mua 5kg, nhưng tôi chỉ bán từ 2-3kg, làm như thế ai cũng có nhãn để chưng Tết hay làm quà biếu", ông Huy tâm sự. Khách mua nhãn tím của ông đến từ khắp nơi, như: Sóc Trăng, Cần Thơ, TP.HCM, Đà Lạt, Đồng Nai,...
"Khách ở Đà Lạt gọi đặt mấy chục ký, họ nói nếu tôi đồng ý bán sẽ đi ô tô xuống lấy nhưng tôi không hứa", ông Huy nói thêm.
Ông Huy kể, có người đến mua nhãn tím của ông về để bán lại với giá rất cao. "Họ mua của mình 100.000 đồng/kg, nhưng bán lại với giá lên tới 300.000-500.000 đồng/kg. Có thể vì tốn công đi lại, vận chuyển xa nên họ bán giá đó", ông Huy cười nói.
Vườn nhãn tím độc nhất vô nhị của ông Huy
Có đợt, cán bộ khuyến nông huyện mang nhãn tím đi trưng bày ở Suối Tiên (TP.HCM) thì nhiều người tìm đến mua ăn thử. "Lúc đó, mấy ông khuyến nông không bán ký, mà bán mỗi trái 10.000 đồng".
Cách đây hơn chục năm, ông Huy tình cờ phát hiện một cây nhãn long trong vườn tự dưng đâm ra một nhánh lạ, lá có màu tím, trái cũng màu tím sậm. Thấy vậy, ông chiết nhánh ra trồng. Kết quả cây sinh trưởng tốt, cho trái nhãn với màu tím rất đẹp. Ngoài ra, loại nhãn đến lá và bông cũng tím.
Nhãn tím trái to hơn, có mùi thơm, vị ngọt thanh. Ngoài ra, cây nhãn tím có sức đề kháng, chống chịu các loại sâu bệnh tốt hơn hẳn các loại nhãn khác.
Đặc biệt, nhãn tím kháng được bệnh chổi rồng, một loại bệnh làm điêu đứng nhiều nhà vườn trồng nhãn. Năm 2012, ông Huy đã mang nhãn tím đi trưng bày tại lễ hội "Sông nước miệt vườn" thì loại "trái lạ" này được nhiều người biết tới và đặc biệt quan tâm.
Trong vài năm trở lại đây, nhãn tím được tỉnh Sóc Trăng chọn để trưng bày, giới thiệu ở các cuộc triển lãm, hội chợ, lễ hội,... Các trung tâm giống, người dân từ các tỉnh, thành, như Hà Nội, Bến Tre, Vĩnh Long,... tìm đến mua giống về trồng.
Tuy nhiên, đối với du khách từ Thái Lan, Indonesia đến hỏi mua cây giống thì ông Huy nhất quyết không bán. Có người Đài Loan đòi bao tiêu sản phẩm loại nhãn tím này nhưng ông cũng không đồng ý. Ông lý giải, đây là "trời ban lộc" cho gia đình ông nên không muốn nhân rộng sang các nước khác. Trong vườn nhà ông hiện có khoảng 50 gốc nhãn tím.
Ông Huy - "cha đẻ" của giống nhãn tím vạn người mê
Tết năm nay, ông Huy cung ứng ra thị trường khoảng 100kg nhãn tím
Ông Huy cho biết, số lượng nhãn tím này đã có người đặt mua từ trước
Có người đòi chạy ô tô vào vườn mua nhãn tím nhưng ông từ chối
Khoảng 28 Tết, ông Huy sẽ cắt nhãn để giao cho khách
Hoài Thanh
Theo vietnamnet.vn
Xây cầu đáy kính ở Đà Lạt: Sử dụng 27 công nhân Trung Quốc trái phép Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong việc xây dựng công trình cầu đáy kính tại khu du lịch Thung lũng Tình Yêu, chủ đầu tư đã sử dụng 27 công nhân người Trung Quốc trái phép. Liên quan đến vụ việc Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng xây dựng cây cầu 7D trái phép...