Đá lạ Đền Hùng: Hình vẽ, ký tự giống lịch TQ
Hòn đá lạ tại Đền Hùng gây xôn xao dư luận thời gian qua có hình vẽ, ký tự giống lịch Trung Quốc.
Hòn đá lạ (phải) có hình vẽ giống lịch Trung Quốc. Ảnh: Đ.H
Thời gian gần đây trên các báo điện tử và diễn đàn mạng đang bàn tán xôn xao về sự xuất hiện của ‘hòn đá lạ’ ở Đền Hùng. Theo tìm hiểu của phóng viên, một số hình vẽ trên hòn đá lạ tại Đền Hùng giống hình vẽ, ký tự một cuốn lịch Trung Quốc (lịch Tàu).
Theo thông tin từ một số học giả và cách giải thích của những người có liên quan, hòn đá là loại đạo bùa chú tổng hợp pha tạp rất nhiều đạo bùa của các giáo và phái khác nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, hầu như các đạo bùa có trên hòn đá là bùa cát (tốt lành), nhưng chưa có ai chứng minh rằng pha trộn các loại bùa chú trong một hòn đá đem đặt ngay đền thờ Quốc Tổ sẽ đem lại những điềm lành quốc thái dân an, hoặc là sự đối kỵ “không tương thích” giữa các loại bùa này gây phản tác dụng.
Tập trung phân tích thêm một số yếu tố trên “đạo bùa đá” đó có thể thấy:
Hình vẽ trên hòn đá lạ
Video đang HOT
Ngoại trừ một số yếu tố và chi tiết trên đạo bùa như câu chữ Phạn, là câu thần chú của Phật giáo Mật tông thì hầu hết những chi tiết và ký tự cấu thành đạo bùa là từ các đạo giáo, phù thuỷ, thuật sĩ bắt nguồn từ Trung Quốc. Ở ngay mặt sau của “đạo bùa đá” này có hình một ký tự ở giữa rất to chạm vẽ loằng ngoằng mà mọi người chưa rõ là cái gì và có ý nghĩa gì đó lại chính là linh phù (tờ bùa) của một đạo sĩ nổi tiếng đời nhà Hán – Trung Quốc. Đó là linh phù “Bách giải tiêu tai” của Trương Lăng – Trương Thiên Sư, người sáng lập ra Ngũ Đấu Mễ Đạo, một đạo giáo của Trung Quốc.
Nếu độc giả nào tìm hiểu về các loại linh phù (bùa chú) của Trương Thiên Sư, rất dễ tìm thấy ở các diễn đàn mạng.
Riêng linh phù “Bách giải tiêu tai” của Trương Thiên Sư thì xuất hiện ở nhiều nơi. Hay gặp nhất là được in trong các quyển Lịch vạn niên bằng chữ Hán (lịch Tàu) hàng năm được in lậu và bán nhiều ở các hiệu sách và những người bán sách phong thuỷ bói toán dạo.
Hình vẽ trên tờ lịch Trung Quốc
Trong các cuốn lịch Tàu này còn có rất nhiều linh phù sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Những người làm lịch Tàu còn in và hướng dẫn cách thức làm linh phù (đạo bùa) và có hẳn cả câu thần chú của Trương Thiên Sư.
Điều đáng nói là tác giả hoặc chủ nhân của hòn đá lạ còn sử dụng ấn của Vua Hùng chạm khắc ngay phía trên của đạo bùa này.
Trương Lăng trong lịch Trung Quốc
Như vậy, việc sử dụng ấn của Vua Hùng trên một đạo bùa lai tạp từ rất nhiều nguồn gốc ngoại lai là một việc làm thiếu hiểu biết và tuỳ tiện.
Yêu cầu chuyển hòn đá lạ khỏi Đền Hùng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có công văn yêu cầu tỉnh Phú Thọ chuyển hòn đá lạ ra khỏi Đền Hùng, vì nó không có trong danh mục hiện vật của đền.
Hòn đá lạ đặt tại đền Thượng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ. Ảnh: Công Khanh
Trước đó cuối tháng 4, tỉnh Phú Thọ có công văn gửi lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, xin ý kiến về hòn đá lạ tại khu di tích đền Hùng. Ngày 14/5, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên có công văn trả lời, nêu rõ, viên đá không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt. Căn cứ vào Luật di sản văn hóa, Bộ Văn hóa đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi đền Hùng. Về thông tin Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo, mời các nhà khoa học tham gia thảo luận về hòn đá, Cục Di sản đã yêu cầu phía địa phương báo cáo cụ thể về trường hợp hòn đá này.
Việc hòn đá lạ có ký tự cổ cùng dấu ấn vuông và họa tiết phức tạp khó hiểu được đặt ở đền Thượng (nằm trong khu di tích đến Hùng), khiến dư luận băn khoăn. Một số chuyên gia cho rằng, hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức.
Theo 24h
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Xử lý bùa độc thế nào?
Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Phạm Thức, việc giải lá bùa độc ở đền Hùng là cần thiết và hoàn toàn có thể.
Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư
Khái niệm về bùa chú
Hai lá bùa trên hòn đá lạ yểm ở Đền Hùng đã khẳng định là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, cực kỳ độc hại cần phải loại bỏ. Trong hai lá bùa đó, lá thứ nhất mưu cầu lợi ích cá nhân, cầu Trời khẩn Phật phù hộ cho mình khỏi chết yểu, giải trừ bách nạn, bách bệnh, cầu quan chức đang không được như ý... Nội dung lá không cầu cho quốc thái dân an, phù hộ cho Đất Tổ Vua Hùng. Lá bùa thứ hai mang ý nghĩa địa - chính trị, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Cần phải giải mã bí mật của nó, di dời và phá hủy nó ngay. Nhưng đặt nó vào thì dễ, bỏ nó ra thì không dễ chút nào, nếu không khéo thì tác hại của nó khó lường.
Bùa chú hay còn gọi là Phù chú, là danh từ ghép. Phù là tượng trưng cho sự hiện diện uy quyền của Linh giới (Trời, Phật, Thánh Thần - tốt hoặc Yêu ma, quỉ quái - xấu). Phù gồm có các vật liệu như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, đá, sắt thép, tường nhà... để vẽ các hình đồ, họa tiết hay các chữ Hán thư pháp... Chú là những chỉ lệnh, những mật ngữ vô cùng uyên thâm linh diệu rất khó lý giải của Linh giới hoặc của Ác quỷ. Chú là những văn tự chữ Hán, chữ Phạn hay các văn tự khác để thể hiện các câu chú, các mật ngữ... chuyển tải những thâm ý của các đấng Thần linh hay Ma quỉ theo ngụ ý của người đặt bùa chú.
Ở Trung Quốc người ta cho rằng không thể tự học bùa chú được, mà chỉ có cha truyền con nối theo dòng họ. Ở Trung Quốc hiện có 11 trường phái bùa chú, ở Đài Loan có 2 trường phái, nhưng chỉ có trường phái Trương Thiên Sư là lâu đời nhất và có uy tín nhất được cấp phép hành nghề. Hiện nay, ở Trung Quốc thành lập nhiều Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Bùa chú và Phép thuật ở cấp trung ương và địa phương. Trung Quốc coi Bùa chú là triết học của tâm linh, là đỉnh cao trí tuệ tâm linh của Trung Hoa. Coi bùa chú là lực lượng siêu nhiên mạnh mẽ để khống chế thế giới vật chất và thế giới tâm linh.
Đạo sĩ ã63; là truyền nhân của Đạo giáo, là người tu Đạo đắc nghiệp, học thức uyên bác, phép thuật cao siêu. Bùa chú của Đạo sĩ là bùa uyên thâm nhất, công lực mạnh và hiệu nghiệm nhất, do đó khó giải mã và giải trừ nhất. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư, là đạo sĩ nổi tiếng số một của Trung Quốc từ cổ chí kim. Lá bùa ở mặt sau Hòn đá là lá bùa Bát quái của Gia Cát Lượng cũng là một Đạo sĩ, một nhà quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc.
Muốn giải phải hiểu bí mật của bùa
Bùa của các Đạo sĩ hầu như chỉ có tự họ hoặc các Đạo sĩ "cao tay" khác mới giải mã và giải trừ được. Còn các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy... học vấn và phép thuật "thấp tay" hơn thì không thể giải mã và giải trừ được bùa chú của các Đạo sĩ. Còn bùa của các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy thì thấp kém và rất dễ giải. Muốn giải trừ một lá bùa, trước hết phải giải mã hết các bí mật về hình vẽ và các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn... của lá bùa đó, phơi bày toàn bộ ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết thiêng. Sau đó phải có các bước thủ tục hóa giải rồi mới tiêu hủy hoàn toàn lá bùa đó.
Bùa âm Hán - Việt đọc là phù. Phù có ba loại: Phù thủy, phù mộc và phù thiết. Ở ta chỉ quen gọi có một loại là Phù thủy, nhưng thực chất có ba loại phù khác nhau. Bùa (phù) có bùa cát bùa hung, có bùa âm bùa dương, có bùa để uống, có bùa để dán, bùa mang theo người, bùa treo trên cao, bùa chôn dưới đất. Có bùa chỉ dùng cho một người, có bùa dùng cho dòng họ hay cho cả cộng đồng. Có bùa dùng cho một địa phương, có bùa dùng cho cả đất nước. Có bùa phát tác ngay, có bùa để càng lâu ngày, công lực càng mạnh mẽ và sẽ phát tác lâu dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm sau.
Theo xahoi
Hòn đá "lạ" ở Đền Hùng: Đã nghiên cứu Theo Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Thọ, lúc đưa hòn đá vào Đền Hùng đã có nghiên cứu và được sự đồng ý của tỉnh. Những ngày diễn ra lễ hội Đền Hùng 2013, hòn đá "lạ" tại đền Thượng (Khu di tích Đền Hùng) tạo sự chú ý của dư luận. Hòn đá cao khoảng 50cm, bề rộng khoảng 35cm, hình...