Đà giảm chi phối chứng khoán Mỹ trong cả tuần qua
Đà giảm đã chi phối thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần qua khi thị trường “vật lộn” với những lo lắng kéo dài về sự gia tăng số ca mắc COVID-19 và tốc độ phục hồi kinh tế của Mỹ đang chậm lại.
Giao dịch viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong phiên giao dịch cuối tuần, cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm mạnh, trước những dấu hiệu cho thấy lạm phát đang tiếp tục gia tăng.
Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,78% xuống 34.607,72 điểm, trong khi chỉ số tổng hợp S&P 500 để mất 0,77% xuống 4.458,58 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq lùi 0,87% và đóng phiên với 15.115,49 điểm.
Video đang HOT
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/9, giá sản xuất của nước này đã tăng mạnh trong tháng Tám, với mức tăng tính theo năm cao nhất trong gần 11 năm qua. Diễn biến này cho thấy tình hình lạm phát cao có thể sẽ còn kéo dài, khi dịch bệnh đang gây áp lực lên chuỗi cung ứng.
Tâm lý trên thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi những bình luận của Chủ tịch chi nhánh của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Cleveland, Loretta Mester. Quan chức này muốn Fed bắt đầu giảm mua tài sản trong năm nay, bất chấp báo cáo việc làm kém khả quan trong tháng Tám.
Đáng chú ý trong phiên này là sự sụt giảm đến 3,3% trong giá cổ phiếu của Apple, sau một quán quyết không có lợi cho tập đoàn này liên quan đến các quy định trong cửa hàng ứng dụng App Store. Sự trượt dốc này của Apple đóng góp nhiều hơn cả trong mức giảm chung của hai chỉ số Nasdaq và S&P 500.
Trước đó, trong tuần này, ngoại trừ phiên tăng điểm duy nhất của chỉ số công nghệ Nasdaq Composite trong ngày 7/9, chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ trong suốt cả tuần qua. Tính chung cả tuần, chỉ số S&P 500 giảm 1,7%, trong khi chỉ số Dow Jones giảm 2,15%, còn chỉ số Nasdaq để mất 1,61%.
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên kể từ tháng Hai chỉ số S&P 500 giảm điểm năm phiên liên tiếp. Chỉ số này đã tăng khoảng 19% trong năm nay, nhờ lực đẩy các chính sách kích thích kinh tế và tâm lý lạc quan trước sự mở cửa trở lại của nền kinh tế.
Bên cạnh những lo ngại về dịch COVID-19 và biến thể Delta lây lan nhanh của nó, tâm lý trên Phố Wall đã bị tổn hại bởi một báo cáo của Fed cho biết tăng trưởng kinh tế “giảm nhẹ” trong tháng 7 – 8/2021, giữa bối cảnh thiếu nhân công và nguyên liệu vẫn lan rộng.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đã hạ dự báo về tăng trưởng tiêu dùng của Mỹ trong quý III/2021, với lý do là số ca mắc COVID-19 đang tăng mạnh trở lại và mức hỗ trợ tài chính của chính phủ dành cho người tiêu dùng giảm dần. Các thị trường đang theo dõi các tác động từ việc các chương trình cứu trợ liên bang cho người thất nghiệp do COVID-19 bị hết hạn vào ngày 6/9.
Các chỉ số chính của Phố Wall khởi động tháng 9 với diễn biến trái chiều
Trong phiên giao dịch ngày 1/9, chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, khi các số liệu kinh tế Mỹ và thế giới phát đi những tín hiệu khác nhau, giữa lúc sự gia tăng số ca mắc COVID-19 tiếp tục đè nặng lên đà phục hồi kinh tế.
Giao dịch viên làm việc tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Khép lại phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,3% và khởi đầu tháng Chín ở mức đóng phiên cao kỷ lục 15.309,38 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones lại giảm 0,1% xuống 35.312,53 điểm, còn chỉ số tổng hợp S&P 500 ổn định ở mức 4.524,09 điểm.
Giới đầu tư dường như không bị lung lay bởi số liệu việc làm tháng Tám kém khả quan ở khu vực tư nhân. Công ty quản lý nhân sự ADP (Mỹ) cho biết trong tháng vừa qua, số việc làm mới ở khu vực tư nhận của Mỹ chỉ đạt 374.000 việc làm, chỉ bằng một nửa dự đoán của giới chuyên gia.
Trong khi đó, chỉ số các nhà quản lý mua hàng (PMI) lĩnh vực chế tạo do Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố lại tiếp tục tăng lên trong tháng Tám, khi số đơn đặt hàng và sản lượng đều cao. Nhưng các công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động thích hợp.
Chuyên gia Sam Stovall của công ty nghiên cứu đầu tư CFRA Research, có trụ sở tại New York (Mỹ), nhận định các số liệu kinh tế nói trên có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đẩy lùi kế hoạch giảm các biện pháp kích thích kinh tế.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch 1/9, chỉ số VN-Index tăng 3,18 điểm (0,24%) lên 1.334,65 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,61 điểm (0,18%) lên 343,42 điểm.
Thị trường chứng khoán và hàng hóa châu Á diễn biến ổn định Trong phiên giao dịch 3/9, sắc xanh gần như phủ kín các thị trường chứng khoán châu Á nhờ những tín hiệu tích cực của chứng khoán Mỹ và tâm lý lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế thế giới. Chỉ số chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN Chứng khoán châu Á với sắc xanh chủ đạo...