Đã đến thời của tôm sú hữu cơ!
Giới thiệu và chia sẻ những tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm trong nuôi trồng và sản xuất tôm sú hữu cơ ở ĐBSCL là các nội dung được quan tâm nhất tại diễn dàn Khoa học công nghệ về nuôi tôm sú hữu cơ vùng ĐBSCL, do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau tổ chức mới đây.
Theo nhận định của nhiều đại biểu tại diễn đàn, trong giai đoạn tháng 4, 5 vừa qua, diễn biến giá thị trường tôm trên thế giới và nước ta khá bất lợi đối với con tôm thẻ chân trắng, nhưng con tôm sú vẫn chiếm được vị trí tốt và giá cả khá ổn định. Chính vì vậy, việc phát triển tôm sú, nhất là tôm sú hữu cơ là một trong những trọng tâm của ngành tôm trong thời gian tới.
Thời của tôm sú
Theo Tổng cục Thủy sản, Việt Nam đang duy trì thế mạnh về phát triển con tôm sú, đặc biệt chúng ta có lợi thế về chứng nhận tôm sú sinh thái, tôm sú hữu cơ đã có vị trí trên thị trường. Thời gian vừa qua, trong định hướng thị trường ngành tôm, ngoài nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng hình thức nuôi thâm canh, siêu thâm canh, thì tôm sú sinh thái, tôm rừng, tôm lúa và tôm quảng canh là thế mạnh của ngành tôm.
Mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng của nông dân huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mang lại hiệu quả cao. Ảnh: C.L
Bên cạnh đó, với lợi thế là loài tôm có kích thước lớn, chất lượng thịt ngon được nhiều người ưa chuộng, nhu cầu về tôm sú ở thị trường trong nước và thế giới đều cao, phù hợp với phần lớn diện tích nuôi tôm nước lợ của nước ta như quảng canh cải tiến, tôm – rừng, tôm -lúa, ít bị cạnh tranh trên thế giới, giá cả ổn định ở mức cao.
Tại tỉnh Cà Mau, những năm gần đây các doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn như Minh Phú, CASES, Camimex, Seanamico… đã liên kết với các ban quản lý rừng và các hộ dân nuôi tôm sinh thái đạt chứng nhận quốc tế.
Nhận định của ngành chức năng và nông dân, đây là loại hình sản xuất tôm bền vững vì hoàn toàn không sử dụng hoá chất trong quá trình nuôi.
Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Cà Mau sẽ có 35.000ha nuôi, với 100% hộ dân trong vùng sinh thái được tập huấn, tham dự hội thảo về nuôi tôm sinh thái, có hệ thống thu gom chất thải, 100% số hộ tham gia vào loại hình kinh tế tập thể; có 80% lượng tôm giống cung ứng cho người dân.
Nhiều tiến bộ kỹ thuật được giới thiệu
Tại diễn đàn, các chuyên gia, hộ nông dân thực hiện các mô hình tôm sú hữu cơ như tôm sinh thái, tôm – lúa, nuôi tôm kết hợp với các đối tượng khác đã đưa ra nhiều giải pháp, kinh nghiệm cho sự phát triển bền vững hơn trong nuôi tôm sú.
Video đang HOT
Ông Châu Công Bằng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, cho biết: Cà Mau đang từng bước phục hồi rừng. Hằng năm có trên 1.000ha rừng được ngành nông nghiệp triển khai trồng trong mô hình rừng – tôm để mô hình này phát triển ổn định hơn.
Nhờ tham gia mô hình nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, nông dân huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã có thu nhập cao. Ảnh: Chúc Ly
Các đại biểu đánh giá cao các giải pháp sản xuất tôm sú tiên tiến như: Ương giống lớn cho nuôi tôm sú ở ĐBSCL, giải pháp kỹ thuật nuôi tôm sú – lúa hiệu quả, bền vững; giải pháp nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hiệu quả, bền vững… Các giải pháp này được các đại biểu đánh giá cao, kỳ vọng mang lại hiệu quả hơn khi được triển khai thực hiện nhân rộng trong thời gian tới.
Ông Lê Văn Quang – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Minh Phú, cho rằng: Hiện nay hình thức nuôi tôm sú quảng canh tiềm ẩn nhiều bệnh từ sông và rừng, vấn đề cốt lõi mà chúng tôi trăn trở nhiều năm nay là nếu chúng ta vẫn tiếp cận giống tôm không sạch bệnh thì tỷ lệ sống rất thấp, chi phí nuôi cao. Cho nên đối với các mô hình tôm – rừng, tôm quảng canh, tôm – lúa, chúng tôi muốn phát triển theo hướng tiếp cận tôm giống kháng bệnh.
Nhiều đại biểu nhận định, để đạt được các chứng nhận hữu cơ, nông dân phải có được chứng nhận về con giống, thức ăn, vùng nuôi, doanh nghiệp có chứng nhận về nhà máy chế biến… Cần có một chuỗi như vậy để xây dựng được thương hiệu tôm sú hữu cơ.
Để xây dựng chuỗi tôm sú đạt chứng nhận, ông Đinh Xuân Lập (ICAFIS) cho rằng: Trước hết cần tăng cường tổ chức người nuôi hiện nay thành các tổ, nhóm hay hợp tác xã có tính pháp lý nhằm khắc phục hạn chế về sản xuất quy mô nhỏ trong nuôi tôm ở Việt Nam. Ngoài ra, người nuôi cần ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức của người nuôi về những lợi ích và sự cần thiết trong việc liên kết chuỗi.
Cùng với đó, ngành chức năng các tỉnh khu vực ĐBSCL khuyến cáo, người nuôi tùy điều kiện cụ thể, áp dụng các biện pháp kỹ thuật bổ sung như: Trồng lúa trên đất nuôi tôm vào mùa mưa (đối với vùng sản xuất tôm – lúa) kết hợp thả tôm càng xanh hoặc các đối tượng thủy sản khác để cải thiện môi trường và giảm các tác nhân gây bệnh.
Ông Trần Đình Luân – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, nhận định: Thông qua diễn đàn, chúng ta đã biết đến những mô hình sản xuất hiệu quả từ trong nông dân được đúc kết qua qua trình sản xuất; những tiến bộ kỹ thuật được các nhà khoa học giới thiệu. Mong rằng thời gian tới các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thông tin tuyên truyền, thay đổi cách tập huấn, đào tạo, hướng dẫn nông dân, để những kết quả này được nhân rộng, hướng tới xây dựng thương hiệu mạnh cho tôm sú Việt Nam.
“Tôi mong rằng nông dân sẽ tiếp thu những điều mới và hiệu quả trong nuôi tôm sú hữu cơ, hiểu được vai trò của của con tôm sú hữu cơ để áp dụng vào mô hình của mình một cách hiệu quả nhất, đồng thời truyền đạt, nhân rộng cho nhiều người khác cùng thực hiện” – ông Luân nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phấn đấu cật lực mới hiện thực được giấc mơ 10 tỷ USD xuất khẩu tôm
Để giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm "cán mốc" 10 tỷ USD vào năm 2025 (tức gấp hơn 3 lần hiện tại), thì tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2017 - 2025) phải đạt trên 10%/năm.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, đây là một bài toán khó, nếu không có sự phấn đấu cật lực và giải pháp đột phá thì khó có thể thực hiện được nhiệm vụ.
Tập trung vào con tôm sú
Theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản), năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD. Nhưng chúng ta vẫn chưa đề cập đến vấn đề xuất khẩu tại chỗ (người nước ngoài sử dụng tôm tại Việt Nam) và giá trị xuất khẩu tiểu ngạch.
Ngoài ra, chúng ta mới chỉ chú ý phát triển chuỗi giá trị của các đối tượng tôm nước lợ (tôm sú, tôm thẻ chân trắng). Hai đối tượng tôm hùm, tôm càng xanh (là những sản phẩm lợi thế, giá trị cao) chưa được tập trung đầu tư và quan tâm đúng mức.
Đại diện 8 Bộ, ngành cùng góp ý hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 tại Bộ NN-PTNT ngày 16/11/2017.
Theo định hướng của Bộ NN-PTNT, để đạt được giá trị xuất khẩu tôm 10 tỷ USD, Việt Nam không cần mở rộng thêm quá nhiều diện tích nuôi (khoảng 15.000ha đến năm 2020 và 55.000ha năm 2025) mà chủ yếu đẩy nhanh tăng trưởng về giá trị và sản lượng, đặc biệt là đối tượng tôm sú.
Ông Cẩn thông tin, hiện nay, giá tôm sú là 18 USD/pound còn tôm thẻ chân trắng dao động từ 7 - 10 USD/pound. Như vậy, nếu nâng tổng sản lượng tôm nước lợ lên khoảng 1,1 triệu tấn; tôm càng xanh đạt 50.000 tấn và tôm hùm đạt 3.000 tấn, chúng ta sẽ cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ Công an, nếu chỉ đặt mục tiêu sản lượng tôm đạt 1,1 triệu tấn đến năm 2015, thì sẽ không đạt được kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Cần phải có sản lượng khoảng 1,8 - 2 triệu tấn tôm nguyên liệu, vì từ năm 2014 - 2016, Việt Nam đã nhập khoảng 60.000 tấn tôm/năm với giá thành phẩm từ 7,89 - 9,38 USD/kg mới đạt được tổng giá trị xuất khẩu (trên dưới 3 tỷ USD/năm như đã công bố).
Theo dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, tổng giá kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm đạt 10 tỷ USD, trong đó giá trị kim ngạch tôm nước lợ xuất khẩu là 8,4 tỷ USD. Tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 750.000ha, diện tích nuôi tôm càng xanh tập trung đạt 50.000ha, nuôi tôm hùm đạt 1,3 triệu m3 lồng.
Cũng theo Bộ Công an, cần quy định cụ thể về việc kiểm soát sản xuất kinh doanh giống tôm. Thức ăn nuôi tôm cũng là vấn đề quan trọng, bởi một số ít doanh nghiệp sản xuất thức ăn của nước ngoài đang chiếm 70% thị phần của cả nước và chi phối khá mạnh mẽ.
5 nhóm nhiệm vụ chiến lược
Bộ Kế hoạch Đầu tư đặt vấn đề: Việc mở rộng thêm diện tích nuôi tôm khoảng 70.000ha từ nay đến năm 2025 cần tập trung ở đâu? Theo lý giải của Bộ NN-PTNT: "Việc mở rộng diện tích tập trung vào khu vực bãi bồi, đất hoang hoá, sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp, rừng sản xuất, vùng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn của ĐBSCL (đã xem xét và đối chiếu với Quy hoạch sử dụng đất của Bộ TN-MT).
Theo ông Như Văn Cẩn, để hoàn thành mục tiêu trên, kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 đã nêu ra 5 nhóm nhiệm vụ chiến lược. Đối với nuôi tôm nước lợ công nghiệp, chúng ta rất dễ nâng cao giá trị, nhưng còn phụ thuộc vào thị trường. Đặc điểm của nhóm này là cần nguồn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, có hệ thống kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Do đó, bằng mọi giá phải lôi kéo được doanh nghiệp vào cuộc.
Thứ hai, lợi thế của chúng ta là nuôi tôm sinh thái, tôm quảng canh với khoảng 560.000ha. Cần tổ chức lại sản xuất, ứng dụng các tiến bộ sản xuất giống, chăm sóc để đẩy năng suất trung bình lên 700kg/ha/năm vào năm 2025. Với đối tượng tôm càng xanh, hiện chúng ta đã có thị trường, đặc biệt là Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chế biến tôm xuất khẩu.
Thực tế đã chứng minh, vùng nước mặn, nước lợ ở ĐBSCL là môi trường sống thích hợp của tôm càng xanh. Nhưng, công tác sản xuất giống trong nước rất kém. Đến năm 2025, cần phải nghiên cứu, sản xuất cung ứng giống tôm càng xanh đảm bảo chất lượng, đủ số lượng từ 2 - 3 tỷ con giống.
Với tôm hùm, chúng ta phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên và chủ yếu xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, kém ổn định cần phải đẩy mạnh đàm phán thương mại để nâng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch tôm hùm.
Để giải những khó khăn của ngành tôm hiện nay, cần phải thực hiện tốt nhóm nhiệm vụ phát triển hệ thống chế biến, tiêu thụ, phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm tôm của Việt Nam.
"Hiện chúng ta có hệ thống nhà máy chế biến tôm rất tốt. Vừa rồi chúng tôi sang làm việc tại Ecuador, rất nhiều sản phẩm của họ được nhập vào Việt Nam để chế biến. Như vậy, đây cũng là hướng đi giúp nâng cao giá trị xuất khẩu ngành tôm của Việt Nam", ông Cẩn nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, muốn đạt được mục tiêu đặt ra, cần phải xây dựng đề án về xúc tiến thương mại và phòng vệ thị trường. Có như vậy, ngành hàng tôm vừa giữ vững và mở rộng được thị trường xuất khẩu, vừa chủ động phòng tránh, giảm thiểu rủi ro trước các rào cản thương mại.Ngoài đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu, phát triển giống, Thứ trưởng Tám cũng cho rằng, vấn đề đầu tư hạ tầng cung cấp điện 3 pha phục vụ các vùng nuôi tôm tập trung cũng rất quan trọng (theo ước tính của EVN, cần khoảng 1.500 tỷ đồng), chính phủ cần xem xét hỗ trợ lãi suất vốn vay cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam để khuyến khích ngành điện đầu tư vào khu vực này.
Theo Minh Phúc (Nông nghiêp Viêt Nam)
Ngành Thủy sản khẩn trương khắc phục "thẻ vàng" của Liên minh Châu Âu Nguồn tin từ Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là hết thời hạn 6 tháng ngành thủy sản Việt Nam phải chứng minh với Ủy ban châu Âu đã triệt để khắc phục tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp. Kê tư khi Liên minh Châu Âu rut the vang canh bao đôi...