Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước

Theo dõi VGT trên

Theo ông Vũ Mão, phương án Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước trong tình hình hiện nay là tốt nhất.

Một trong những nội dung đang thu hút sự quan tâm của dư luận đó là việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 8 lần này. Theo kế hoạch, trong thời gian diễn ra Hội nghị, Bộ Chính trị sẽ trình Trung ương xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Dư luận kỳ vọng nhân sự Chủ tịch nước sẽ là người có tâm, có tầm để lãnh đạo đất nước đi lên theo kịp xu hướng CNH-HĐH hiện nay. Nhiều quan điểm bày tỏ sự đồng tình ủng hộ với mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 1

Ông Vũ Mão, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu rõ, nếu Bộ Chính trị giới thiệu Tổng Bí thư ra Trung ương quyết định để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước sẽ là phương án tốt nhất.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 2

Ông Vũ Mão cho biết, qua tham gia, theo dõi các cuộc trao đổi, thảo luận của các cán bộ lão thành, các cựu đại biểu Quốc hội, ông Mão nhận thấy có nhiều phương án được đề xuất nhưng theo quan điểm của ông, phương án Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước trong tình hình hiện nay là tốt nhất.

“Tôi rất mừng nếu Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước bởi đây là phương án hợp lòng dân”, ông Vũ Mão nói.

Thực tế, mô hình đảm nhiệm “hai vai” không phải là vấn đề mới, đã được triển khai thí điểm ở cấp địa phương trong hơn 10 năm với mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 3

Theo ông Vũ Mão, soi lại lịch sử của Đảng, Nhà nước từ giai đoạn đầu tiên, có thể thấy Bác Hồ đã làm Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Đó là mô hình rất tốt. Do điều kiện, sau này, xét tới nhiều yếu tố, nên từ sau khi Bác mất năm 1969 cho đến nay, chúng ta thôi không thực hiện nữa. Khi có cơ hội chúng ta thực hiện lại là rất tốt.

Tuy nhiên, từ thực tế, dư luận còn băn khoăn bởi nếu không cẩn thận, người nắm “hai vai” sẽ nắm trọn quyền lực, dễ dẫn tới độc tài, độc đoán, kiểm soát quyền lực sẽ rất khó.

Lập luận lại quan điểm này, ông Vũ Mão cho rằng, chúng ta vẫn đang nghiên cứu để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng Đảng phải chịu trách nhiệm với những quyết định của mình trước nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 4

Video đang HOT

“Khi triển khai Điều 4 của Hiến pháp, tôi đã từng kiến nghị cần thiết phải có Luật về sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân mong chờ luật đó. Đảng lãnh đạo nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nếu thực hiện được điều đó, chúng ta sẽ kiểm soát được quyền lực, chống được hiện tượng độc đoán, chuyên quyền”, ông Vũ Mão nhấn mạnh.

Theo ông Vũ Mão, sở dĩ ông kiến nghị phải có luật về sự lãnh đạo của Đảng, bởi khi chưa có các quy định cụ thể, khi vào chức vụ đó người ta làm theo ý chí, mong muốn của mình và không kiểm soát được quyền lực. Cho nên Đảng ta vừa qua đưa ra vấn đề kiểm soát quyền lực là rất đúng. Tuy nhiên, phải biến những chủ trương, khẩu hiệu đó thành hiện thực.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 5

“Được biết, tới đây, chúng ta sẽ thành lập các tiểu ban, trong đó có tiểu ban sửa đổi, bổ sung điều lệ đảng. Đây là vấn đề rất quan trọng và tôi muốn tiểu ban đó sẽ làm việc một cách cởi mở, dân chủ , tập hợp được nhiều ý kiến. Bằng những điều kiện như vậy chúng ta mới kiểm soát được quyền lực. Đã kiểm soát được quyền lực rồi thì không ngại độc đoán, chuyên quyền. Khi đó chúng ta sẽ có một mô hình, tuy không mới nhưng đó là mô hình rất thuận, không chỉ trong nước mà trong cả các quan hệ quốc tế bởi Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước đi quan hệ quốc tế là rất tốt. Lâu nay tôi vẫn băn khoăn, việc tổ chức chuyến thăm nước ngoài của Tổng Bí thư là cần thiết, nhưng danh chính ngôn thuận là rất khó. Các nước cũng sẽ lúng túng không biết phải đón tiếp như thế nào”, ông Vũ Mão cho biết thêm.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 6

Cho rằng, niềm tin của người dân đặt vào Tổng Bí thư ngày càng mạnh mẽ, đây sẽ là thời điểm chín muồi để Trung ương triển khai việc thực hiện mô hình Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, tuy nhiên, ông Vũ Mão vẫn nhấn mạnh rằng, để mô hình này phát huy hiệu quả, cần có những văn bản quy định đầy đủ hơn để phát huy tối đa cương vị Tổng Bí thư vừa là Chủ tịch nước.

“Tôi tin nếu chúng ta làm tốt, rồi có những bổ sung về mặt pháp luật, về quy định trong Điều lệ Đảng, hiệu quả mang lại sẽ rất lớn”, ông Vũ Mão quả quyết.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 7

Ông Vũ Mão cũng cho rằng, nếu lần này chúng ta thực hiện được mô hình này sẽ tạo điều kiện để làm rõ hơn việc thực hiện dưới địa phương nhưng sẽ phải bàn rất kỹ bởi vừa qua Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND nhưng giờ nếu đi theo xu hướng Bí thư kiêm Chủ tịch UBND, nếu không cẩn thận sẽ dễ xảy ra độc tài, độc quyền.

“Chúng ta mong muốn triển khai mô hình này với mục tiêu để giải quyết công việc một cách nhanh chóng nhưng có khi chưa chắc đã hiệu quả, có khi hậu quả để lại không nhỏ. Nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban là điều hành công việc hàng ngày và có quyền rất lớn. Các dự án đều ông bàn rồi ông quyết. Trên Trung ương, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước nhưng vẫn có Thủ tướng điều hành công việc của Chính phủ, như vậy là tốt”, ông Mão phân tích thêm.

Đã đến lúc thực hiện Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước - Hình 8

(Đồ họa: Hà Phương)

HÀ THANH/VOV.VN

“Nhất thể hóa” chức danh lãnh đạo: Điều gì quan trọng nhất?

Chủ trương nhất thể hóa một số chức danh, trong đó có Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện, xã đã được thí điểm ở một số địa phương. Điển hình nhất là mô hình thí điểm nhất thể hóa được tỉnh Quảng Ninh thực hiện, nhiều cấp, ngành đ.ánh giá cao.

Bàn về chủ trương nhất thể hóa một số chức danh, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, đó là xu thế khách quan, tất yếu, nhiều nước đã thực hiện, cần được nhân rộng.

Nhất thể hóa chức danh lãnh đạo: Điều gì quan trọng nhất? - Hình 1

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Ảnh IT)

Xây dựng cơ chế phân công và kiểm soát quyền lực

Chủ trương nhất thể hóa chức danh Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện xã được triển khai thí điểm ở một số địa phương. Thông qua hoạt động giám sát, ông đ.ánh giá việc triển khai thực hiện chủ trương này thế nào?

- Nhất thể hoá chức vụ người đứng đầu cấp ủy với chính quyền ở các cấp là một xu thế khách quan, đã được bàn nhiều lần. Nhưng, song song với việc xây dựng cơ chế lồng ghép vai trò kép giữa lãnh đạo và quản lý, điều hành, thì phải cần chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng về nhân sự để sắp xếp cho tương xứng. Đó là hai mặt của vấn đề nhất thể hoá.

Nếu xây dựng được một cơ chế hợp lý, khoa học, nhưng bố trí kẻ bất tài, thất đức làm người đứng đầu thì chức danh hợp nhất, với quyền năng được nắm giữ nhiều hơn sẽ bị kẻ ấy chiếm đoạt để làm điều xằng bậy. Như thế thì nguy hiểm vô cùng. Ngược lại, nếu chọn được cán bộ hội đủ đức, tài, nhưng cơ chế lồng ghép thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn về chức năng, nhiệm vụ thì chẳng khác nào giăng bẫy, t.rói t.ay hiền tài

Nói như vậy để thấy rằng, vấn đề nhất thể hoá rõ ràng là cần phải tiến hành vào lúc này, nhưng không vì nhu cầu mà vội vã làm ngay, làm bằng được ở mọi nơi, mọi cấp.

Nhất thể hóa chức danh lãnh đạo: Điều gì quan trọng nhất? - Hình 2

Mô hình thí điểm nhất thể hóa một số chức danh ở Quảng Ninh được đ.ánh giá cao (Ảnh IT)

Còn nhớ, tại Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói việc thực hiện bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện, xã chỉ thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện. Vậy theo ông, những điều kiện nào cần và đủ để thực hiện theo mô hình này?

- Tôi cho rằng, điều quan trọng có tính quyết định tất thảy vẫn là cán bộ. Vì thế, một mặt, cần phải xây dựng thật tốt cơ chế phân công và kiểm soát quyền lực trong việc hợp nhất chức danh lãnh đạo với quản lý, điều hành; mặt khác, phải chọn cho ra những cán bộ hội đủ đức, tài để bố trí vào vị trí này. Chỉ khi nào và ở đâu chuẩn bị được cán bộ, đáp ứng yêu cầu mới thì mới triển khai, còn ở đâu chưa chuẩn bị kỹ thì cần thiết phải điều động, luân chuyển từ nơi khác về.

Đi liền với công việc trên, cần xác định rõ trách nhiệm và chế tài xử lý nghiêm khắc đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác nhân sự. Có như vậy, khi phát hiện ra ai đó sai phạm kỷ luật, không xứng đáng thì phải có người chịu trách nhiệm liên đới và bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

Đối với chức vụ bổ nhiệm và chức vụ bầu cử, dứt khoát phải có cạnh tranh, cụ thể bầu cử hay thi tuyển, thì ít nhất phải có hai người. Đó là cách tuyển chọn nhân tài phổ biến từ xưa tới nay. Khi có sự cạnh tranh, bắt buộc những người được đề cử để bầu, hay ứng thí trong thi tuyển phải trình bày được ý tưởng, các chương trình hành động, cam kết của người đó với tập thể; các ý tưởng, hành động đó có thuyết phục được tập thể, có luận chứng, luận cứ đầy đủ và khoa học hay không? Từ đó, dựa vào năng lực thực sự của họ để lựa chọn bỏ phiếu bầu, hay quyết định bổ nhiệm. Ngoài ra, cần sớm hoàn thiện cơ chế giám sát cán bộ, từ quá trình lựa chọn, bổ nhiệm đến quá trình thực thi nhiệm vụ của cán bộ với chế độ khảo khóa (kiểm tra, sát hạch theo định kỳ) và đ.ánh giá kết quả triển khai từng nhiệm vụ mà họ đã cam kết trước khi được bầu hay bổ nhiệm. Đương nhiên, một cơ chế như vậy phải chuẩn bị kỹ lưỡng.

Để có môi trường tranh cử lành mạnh, thì phải có khung pháp lý, có cơ chế đảm bảo sự lành mạnh ấy. Hơn nữa, còn cần có văn hóa ứng xử, ở đây là ý thức tự tôn, tự trọng của cá nhân với chính thanh danh của mình và với tập thể, với cộng đồng vì nghĩa lớn. Từ đó, hình thành môi trường tranh cử lành mạnh, minh bạch và không bị tác động bởi những yếu tố tiêu cực, như: thói háo danh, ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, tha hóa bằng t.iền bạc, lợi ích nhóm, hay việc sử dụng chiêu trò gian lận giữa người trúng cử và người không trúng cử, giữa người có thẩm quyền lựa chọn nhân sự với những người ứng cử, ứng thí. Cán bộ sau khi được bổ nhiệm vẫn phải sát hạch thường xuyên, định kì để loại bỏ những cán bộ có tư tưởng chây ì, làm việc không hiệu quả.

Muốn tự nhìn sau gáy, phải có gương chiếu hậu

Lâu nay, bàn về chủ trương nhất thể hóa, điều mà người ta lo ngại nhất chính là cơ chế nào để kiểm soát được quyền lực. Vấn đề này đã được bàn thảo nhiều, nhưng dường như chúng ta vẫn chưa thực sự có cơ chế đủ mạnh, thưa ông?

- Đúng vậy. Mấu chốt của vấn đề ở đây là cơ chế kiểm soát quyền lực. Muốn kiểm soát tốt quyền lực, thì phải có đủ cơ chế hữu hiệu để kiểm soát cả bên trong lẫn bên ngoài. Một người không thể tự mình ngoảnh lạ nhìn thấy sau gáy, mà phải có người khác chỉ ra phía sau họ có khuyết tật gì. Muốn tự mình nhìn thấy sau gáy, phải có gương chiếu hậu. Đó là nguyên lý.

Ta đã lựa chọn mô hình chính trị nhất nguyên, với một đảng chính trị duy nhất là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, nên không bàn ở đây về cơ chế kiểm soát quyền lực theo thuyết "tam quyền phân lập". Tuy nhiên, xét về bản chất, thì những hạt nhân hợp lý của cơ chế kiểm soát quyền lực cần được vận dụng phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng ta đã đề ra chủ trương xây dựng, hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực, kể từ Đại hội VIII. Điều này cũng đã được khẳng định trong các bản Hiến pháp 1992, 2013.

"Để không thể "chạy chức, chạy quyền", để ngăn chặn cơ hội lạm dụng, thì phải rào kín bằng quy chế, luật pháp với các quy định cụ thể, đong đếm được, nhận diện được tiêu chuẩn cho từng vị trí chức danh"

Trước thực trạng lạm dụng quyền lực, thậm chí ở một số trường hợp đã ở mức lộng hành, đặc biệt là trong bổ nhiệm cán bộ thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng cảnh báo và đặt vấn đề "phải nhốt quyền lực vào lồng quy chế luật pháp". Cụ thể hơn nữa, Tổng Bí thư còn hàm ý rằng, phải làm sao để cho cán bộ không cần, không thể, không muốn và không dám chạy chức, chạy quyền. Sau đó, được Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng nhiều cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước tiếp tục nêu ra. Để giải được bài toán này, theo tôi, cần đặt câu hỏi ngược lại, mới nhận diện cho chính xác nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy? Đó chính là cơ chế hiện tại chưa đủ sức ngăn chặn được tệ trạng, bởi có nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho những kẻ tham quyền, hám chức thực hiện được ý muốn, có thể lạng lách quy định, mà không sợ bị nghiêm trị khi chạy chức, chạy quyền.

Bởi vậy, để có lời giải cho từng vấn đề đặt ra, tôi thấy cần có những chủ trương, giải pháp sau đây:

Thứ nhất, để "không cần chạy chức, chạy quyền" phải có "Chiếu cầu hiền", tức là Luật Trọng dụng nhân tài, làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng.

Thứ hai là "không muốn chạy chức, chạy quyền". Phàm những cái nào người ta muốn, chính là cái người ta thiếu, người ta cần. Còn nếu xây dựng được cơ chế ngăn chặn lòng tham, thì người ta sẽ không còn điều kiện thể thực hiện ham muốn nữa.

Thứ ba, để không thể "chạy chức, chạy quyền", để ngăn chặn cơ hội lạm dụng, thì phải rào kín bằng quy chế, luật pháp với các quy định cụ thể, đong đếm được, nhận diện được tiêu chuẩn cho từng vị trí chức danh.

Cuối cùng là "không dám chạy chức, chạy quyền". Lịch sử đã chứng minh rằng, chỉ khi nào công cụ pháp lý đủ sức răn đe, thực thi nghiêm trị, thì khi ấy, kẻ nào toan tính phạm tội mới cả sợ, thất kinh mà không dám làm càn. Phép trị quốc cốt ở giáo dục, thuyết phục bằng các quy phạm đạo đức. Nhưng, khi không thể sử dụng quy phạm đạo đức, thì phải sử dụng công cụ chuyên chính, tức là hình luật.

Bởi vậy, để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực (Tổng Bí thư gọi đó là tham nhũng quyền lực) trong đề cử, thẩm định, bỏ phiếu, quyết định nhân sự của những tập thể, cá nhân có liên quan, phải có chế tài nghiêm khắc để quy kết trách nhiệm cụ thể ở từng khâu, từng bước của quy trình. Khi tập thể, cá nhân đề cử, quyết định bổ nhiệm nhân sự nào đó mà nhân sự ấy không đủ tiêu chuẩn, không làm được việc, thậm chí vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật thì phải xem xét cụ thể trách nhiệm của từng người.

Xin cảm ơn ông!

"Nhất thể hoá chức vụ người đứng đầu cấp ủy với chính quyền ở các cấp là một xu thế khách quan, đã được bàn nhiều lần. Nhưng, song song với việc xây dựng cơ chế lồng ghép vai trò kép giữa lãnh đạo và quản lý, điều hành, thì phải cần chuẩn bị tốt, kỹ lưỡng về nhân sự để sắp xếp cho tương xứng. Đó là hai mặt của vấn đề nhất thể hoá", ĐBQH Lê Thanh Vân

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 anh em ruột ở Ninh Bình mất tích bí ẩn
12:21:17 24/09/2024
Nam thanh niên bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới
19:07:57 23/09/2024
Cháy chùa Vạn Phật ở Gia Lai: Ước tính thiệt hại khoảng 6 tỷ đồng
12:48:18 23/09/2024
Đau lòng nam thanh niên ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi qua đời trước ngày cưới
15:30:24 23/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại điều hành khu du lịch Đại Nam
14:47:57 24/09/2024
Nguyên nhân người dân TPHCM phản ứng với trạm BOT Phú Hữu
06:08:12 23/09/2024
Nguyên nhân khiến 70 người ở Bắc Kạn phải cấp cứu
19:26:04 23/09/2024
Chi hơn 9 tỉ đồng trục vớt cầu Phong Châu
15:18:27 23/09/2024

Tin đang nóng

Lệ Quyên hát từ thiện, chồng cũ đại gia ngồi dưới ngủ gục, tương tác sượng trân
16:31:04 24/09/2024
Từ thiện làng Nủ: Hoàng Hường từ chối bỏ 20 tỷ t.iền túi để cứu trợ vì lý do này!
17:36:52 24/09/2024
Một cầu thủ nổi tiếng lứa U23 Thường Châu l.y h.ôn sau 4 năm chung sống với vợ hotgirl, giờ thành "gà trống nuôi con"
17:57:40 24/09/2024
Cường Seven bị mắng thậm tệ vì Tuấn Hưng
16:57:33 24/09/2024
9.500 con gà c.hết ngạt được mua hết, chủ trang trại xúc động nói lời cảm ơn
15:51:57 24/09/2024
Kim Soo Hyun l.y h.ôn
15:12:56 24/09/2024
Phim Hoa ngữ hay bậc nhất 2024 và dàn cast toàn người nhà: Chồng đạo diễn, vợ làm công chúa, em trai đóng nam chính
14:28:22 24/09/2024
Quang Linh Vlogs được "Sếp em Mailisa" ngưỡng mộ, khen tới tấp trên livestream
14:23:53 24/09/2024

Tin mới nhất

Va chạm với xe cứu hỏa đi làm nhiệm vụ, nam thanh niên t.ử v.ong tại chỗ

19:48:28 24/09/2024
Khi đang trên đường đi làm nhiệm vụ, xe cứu hỏa của Công an tỉnh Gia Lai đã va chạm với xe máy khiến một thanh niên t.ử v.ong tại chỗ.

Người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km, sống sót kỳ diệu

19:38:59 24/09/2024
Một người đàn ông ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi 2km và mắc kẹt trên cành cây trên dòng sông, vừa được lực lượng chức năng cứu vớt kịp thời.

Người đàn ông kể lại phút thoát khỏi căn nhà bị núi lở đè sập ở Thanh Hoá

19:31:38 24/09/2024
Cả gia đình 4 người ở huyện Lang Chánh, Thanh Hóa may mắn thoát c.hết khi ngôi nhà bị đất đá từ trên núi lở tràn xuống làm đổ sập.

Kiên Giang: Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính

19:07:20 24/09/2024
Tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan tổ chức thực hiện công tác này bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, xuyên tạc gây mất niềm tin của người dân.

Diễn biến sức khỏe 2 bé vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị ở Hà Nội

18:28:25 24/09/2024
Hai bệnh nhi trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ đang điều trị tại Hà Nội, b.é g.ái 11 t.uổi vẫn rất nặng, đang điều trị hồi sức tích cực, b.é t.rai 7 t.uổi sức khỏe đã ổn định.

Khẩn trương ổn định chỗ ở cho người dân ở Lào Cai

18:17:22 24/09/2024
Thứ trưởng đề nghị tỉnh Lào Cai rà soát cụ thể, chi tiết hơn, phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng, có báo cáo sớm để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Chính phủ và có sự hỗ trợ thiết thực, phù hợp, sát thực tế.

Nỗ lực làm sạch rác trên vịnh Hạ Long sau thiên tai

18:15:16 24/09/2024
Ban Quản lý vịnh Hạ Long kêu gọi người nuôi biển thu gom, tái sử dụng các vật liệu phao, bè nuôi bị cuốn trôi trên vịnh để kiệm chi phí tái đầu tư, chung tay dọn rác trên vịnh.

Xuyên đêm xử lý sự cố rò rỉ thấm chân đê ở Thanh Hóa

18:13:00 24/09/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa đã huy động trên 100 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 762, phối hợp cùng lực lượng vũ trang huyện Vĩnh Lộc xuyên đêm khắc phục sự cố.

Cả nhà thoát c.hết nhờ sơ tán trước khi ngôi nhà đổ sập do sạt lở

18:04:22 24/09/2024
Một gia đình 4 người ở xã Yên Thắng của huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) may mắn thoát nạn nhờ được sơ tán trước khi ngôi nhà bị sạt lở, đổ sập.

Cam Lộ: 108 người mắc sốt xuất huyết Dengue

17:38:12 24/09/2024
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, UBND huyện Cam Lộ đã ban hành công văn khẩn gửi các cơ quan, đơn vị liên quan về việc tăng cường triển khai công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Xử phạt tài xế lái xe tải chạy ngược chiều trên Quốc lộ 1

14:56:18 24/09/2024
Tài xế Thắng là người đã lái xe tải biển số 51D - 85197 lưu thông ngược chiều trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã An Cư (huyện Cái Bè, tỉnh T.iền Giang) vào chiều 20/9.

Cứu người đàn ông nhảy cầu Nhật Tân t.ự t.ử vì mâu thuẫn với vợ

13:46:29 24/09/2024
Do mâu thuẫn trong cuộc sống vợ chồng, anh C. ở Long Biên, Hà Nội đã ra cầu Nhật Tân nhảy xuống sông Hồng t.ự t.ử.

Có thể bạn quan tâm

Sao nữ có thương hiệu kinh doanh giá trị nhất là ai?

Sao âu mỹ

20:18:11 24/09/2024
Nhờ sức ảnh hưởng từ tên t.uổi trong ngành giải trí, họ đã xây dựng những đế chế thời trang và làm đẹp trị giá hàng tỉ USD.

Ca Ca: Bạn thân Tiến Tới - Changmie, hotface đến giọng hát triệu view, mê Mỹ Tâm

Netizen

20:13:37 24/09/2024
Phan Nguyễn Ca Ca nổi lên như một hiện tượng sau khi cover loạt bản hit đình đám, thu hút hàng triệu view. Trước đó, cô nàng đã được chú ý vì sở hữu cái tên khá đặt biệt.

Hội thảo BRICS khẳng định con đường hiện đại hóa và hợp tác toàn cầu

Thế giới

20:01:22 24/09/2024
Sự kiện quy tụ hơn 120 đại biểu đến từ các nước thành viên thuộc BRICS và các tổ chức quốc tế, khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của nhóm này trong việc định hình trật tự thế giới.

Rapper Phúc Du gây bất ngờ khi hợp tác với TikToker Xuân Ca

Nhạc việt

19:48:35 24/09/2024
Việc TikToker Xuân Ca khoe giọng hát trong MV Vì em điện của rapper Phúc Du khiến khán giả bất ngờ và thích thú.

60 phút truy đuổi tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung

Pháp luật

19:36:28 24/09/2024
Ngày 24/9, chỉ huy Đội CSGT Đường bộ số 1, Phòng CSGT Công an tỉnh Sơn La cho biết, đơn vị đang xử lý trường hợp lái xe tải có nồng độ cồn vượt khung, khi bị phát hiện thì tăng ga bỏ trốn.

NSND Hữu Quốc kể chuyện đoạt giải Trần Hữu Trang nhờ thi ứng xử

Tv show

19:34:25 24/09/2024
Trong chương trình Chuyện tối cùng sao , NSND Hữu Quốc có dịp kể lại những cột mốc trong chặng đường làm nghề, đặc biệt là khi anh giành huy chương vàng giải Trần Hữu Trang cách đây 25 năm.

V BTS và G-Dragon "hẹn hò", cùng bỏ rơi Jennie để đi gặp 1 cô gái

Sao châu á

19:09:45 24/09/2024
Buổi hòa nhạc của IU tại Hàn Quốc giống như một lễ trao giải, khi quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đáng chú ý, V (BTS) và G-Dragon cũng xuất hiện khiến giới truyền thông bùng nổ bởi 2 nam nghệ sĩ có mối quan hệ đặc biệt với Jennie.

Cách chăm sóc da khỏe mạnh, không mụn độ t.uổi dậy thì

Làm đẹp

18:09:19 24/09/2024
Hiện tượng này xảy ra gần bề mặt da, các nốt đỏ sẽ thường phát triển thành mụn nhọt. Nếu tổn thương xảy ra ở sâu trong da, các cục cứng nhỏ hoặc nang có thể hình thành và đây chính là mụn nang.

4 triệu người "hóng" Nhã Phương ngấu nghiến 1 món ăn, hành động vài giây cuối thành tâm điểm

Sao việt

18:07:32 24/09/2024
Nổi tiếng là người ăn uống kiêng khem nhưng Nhã Phương đã bỏ quên hình tượng để ăn 1 món khiến khán giả cũng ngỡ ngàng.

Cay đắng nhất cuộc đời làm fan: Đang xem concert thì đọc được tin nhóm sắp tan rã

Nhạc quốc tế

17:34:33 24/09/2024
Concert hôm 23/9 tại Nhật Bản có lẽ là ký ức khó quên nhất với người hâm mộ, vì một thông tin trời giáng đã ập đến ngay khi các chàng trai đang biểu diễn.

Khả Ngân 'nên duyên' với tài tử Bollywood trong phim mới

Hậu trường phim

17:31:37 24/09/2024
Diễn viên Khả Ngân sẽ đóng cặp cùng tài tử Bollywood Shantanu Maheshwari trong bộ phim điện ảnh Love in Vietnam .