Đã đến lúc thị trường bất động sản phải thanh lọc?
Theo các chuyên gia, một loạt tín hiệu cảnh báo về rủi ro trên thị trường địa ốc khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại.
Nhưng nhìn xa hơn, thị trường bất động sản cần thanh lọc sau khoảng thời gian dài tăng trưởng nóng, để đi vào quỹ đạo ổn định.
Nhà đầu tư lo ngại trước tín hiệu cảnh báo
Sốt đất đã trở thành kịch bản lặp đi lặp lại trên thị trường bất động sản, ngay cả khi dịch bệnh xuất hiện. Đến thời điểm hiện tại, sốt đất tại một số khu vực tỉnh vẫn xảy ra. Điều đáng nói, đó là giá bất động sản chưa có dấu hiệu dừng lại. Tâm lý giữ giá cao của người bán và không có người mua trở thành thực tế trên thị trường địa ốc.
Một thống kê của batdongsan.com.vn ghi nhận, lượt tìm kiếm bất động sản trong quý 1/2022 giảm 4% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng lại tăng khoảng 2% so với quý 1/2019 – thời điểm dịch bệnh chưa diễn ra. Diễn biến này cho thấy bất động sản vẫn rất được quan tâm bất chấp những tác động tiêu cực và kéo dài từ dịch Covid-19. Thậm chí, nhu cầu tìm kiếm, sở hữu bất động sản còn tăng cao hơn, ở cả nhu cầu đầu tư và an cư.
(Ảnh minh hoạ)
Một số báo cáo của tổ chức này còn cho thấy, giá tất cả các phân khúc, đặc biệt là đất nền tăng mạnh. Mức giá tăng không ngừng của bất động sản khiến cho nhà đầu tư e ngại rằng, thị trường đang chững lại ở đỉnh.
Video đang HOT
Đầu tháng 4/2022, một số nhà băng bắt đầu có động thái siết tín dụng vào bất động sản. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp tục khi dòng tiền đổ vào địa ốc mạnh và lớn.
Tiếp đến, mới đây, thị trường bất động sản đón nhận thông tin xử lý lãnh đạo một số doanh nghiệp địa ốc sai phạm.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn lo ngại kịch bản đóng băng theo chu kỳ của thị trường địa ốc sắp diễn ra bởi tính đến nay bất động sản đã tăng nóng gần 10 năm.
Thị trường cần phải thanh lọc
Đánh giá về tín hiệu siết tín dụng vào bất động sản, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường bất động sản và hệ thống ngân hàng thương mại đang đối đầu với rủi ro tài chính lớn nhất là tính thanh khoản của thị trường bất động sản.
Hiện nay giá bất động sản đã tăng 200% – 500% so với năm 2013, nhiều khu vực tăng hơn. Quy mô thị trường cũng đã lớn hơn rất nhiều. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư vào thị trường bất động sản vẫn dựa phần lớn trên nguồn vốn ngân hàng thương mại. Do vậy, với việc một số ngân hàng thương mại dừng khẩn cấp việc cho vay bất động sản và từng bước thắt chặt cho vay lĩnh vực này là điều cần thiết để giảm rủi ro khi thị trường thực sự đóng băng như giai đoạn 2011 – 2013.
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 vào bất động sản còn 12% nhưng điều lo là ngân hàng thương mại đã chuyển vốn tín dụng sang hình thức đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Trong năm 2021, các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 214.440 tỷ đồng trái phiếu, tương đương hơn 9 tỷ USD, gấp ba lần so với năm 2020 là 71.000 tỷ đồng…
Một góc độ khác là nợ xấu báo cáo chính thức cuối năm 2021 chỉ 3,79% (an toàn là dưới 3%); nhưng tính đúng tính đủ có thể lên tới 8%, tăng mạnh so với 2020. “Điều này làm chúng ta nhớ tới 2011, 2012 đa số ngân hàng thương mại đều công bố nợ xấu dưới 3%, nhưng Tổ chức xếp hạng Fitch lại cho rằng con số đúng là 14%”.
Theo ông Hiển, không có nhà nước nào kìm hãm giá đất nếu sự tăng giá đó là sự gia tăng tự nhiên của nền kinh tế đang phát triển. Còn hiện nay, Chính phủ siết tín dụng vào bất động sản là để bảo vệ hệ thống tài chính, ngân hàng. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường bất động sản cần phải trải qua “kiếp hạn” trong năm 2022 để giảm đi rủi ro, trở nên ổn định và minh bạch hơn.
Đồng quan điểm đó, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh, không đáng lo ngại với tín hiệu như siết phân lô bán nền, siết tín dụng hay việc xử lý sai phạm của lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản. Vị chuyên gia này cho rằng, thị trường bất động sản rất cần sự thanh lọc như vậy. Những chủ đầu tư, nhà đầu tư mang tính chộp giật, phát triển dự án nóng quá mức so với năng lực tài chính cần phải được thanh lọc. Việc thanh lọc sẽ làm thị trường trong sạch hơn, thông tin trở nên công khai minh bạch hơn.
Điều này đảm bảo thị trường được chấn chỉnh phù hợp cũng như phát triển bền vững. Theo ông Thịnh, sự lo lắng của một số nhà đầu tư là có thật nhưng nhìn tổng thể, thịt trường sẽ trở nên phát triển ổn định và lành mạnh.
Cũng theo các chuyên gia, tín hiệu cảnh báo khiến cho nhà đầu tư dè dặt hơn trong quyết định xuống tiền. Điều này cũng góp phần làm giảm nhiệt thị trường địa ốc nhưng điều này có nghĩa, bất động sản đi vào chu kỳ ổn định, bền vững hơn khi bong bóng được hạn chế nguy cơ vỡ.
Nhận diện thị trường và vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021 2022
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Tạp chí điện tử Bất động sản (BĐS) Việt Nam và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) ngày 15/3 đã phối hợp tổ chức diễn đàn BĐS Mùa Xuân thường niên lần II và vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022.
Nhận diện thị trường BĐS
Sau hơn 2 dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp BĐS đã nỗ lực vượt khó, chủ động thay đổi, tái cấu trúc, chuyển đổi số, tăng tốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, cung cấp nguồn cung cho xã hội. Trong giai đoạn chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS trong cả nước là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Diễn đàn lần này nhận diện đầy đủ, toàn diện về những doanh nghiệp BĐS chuyên nghiệp, những sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường; bình chọn, xếp hạng các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022, với sự tham gia bình chọn bởi 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - BĐS hàng đầu của Việt Nam.
Vinh danh Top 5 dự án công trình xanh - thông minh tốt nhất năm 2021.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường BĐS Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng. Tuy nhiên, nhiều phân khúc thị trường còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường BĐS Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013...
Bên cạnh đó, VNREA sẽ tập trung hoạt động và đồng hành cùng thị trường hoàn thiện thể chế quản lý và phát triển thị trường BĐS và thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và quyết liệt hơn; chú trọng khâu quy hoạch, điều tiết cung - cầu, các cơn sốt đất nền; xây dựng và làm giàu hệ thống thông tin, dữ liệu, làm tiền đề quản lý cũng như tiến trình chuyển đổi số của thị trường BĐS; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới góp phần tạo lập trật tự trong các giao dịch của thị trường BĐS.
Ngoài ra, VNREA sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư BĐS và các cơ quan, các bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp BĐS trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế số đang phát triển nhanh, để khẳng định vị thế, sứ mệnh của mình trong sự phát triển đất nước.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp BĐS đề xuất nhiều chính sách, giải pháp sớm hồi phục, phát triển bền vững thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường minh bạch, chuyên nghiệp trên cở sở các quy định pháp luật liên quan.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nhận diện, song hành cùng những thuận lợi, thị trường BĐS Việt Nam đang đối mặt với không ít khó khăn, như những vướng mắc pháp lý của BĐS đang cản trở nhất định về nguồn cung, tình trạng BĐS phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng BĐS... Nhờ sự vào cuộc của các bộ, ngành, những thực trạng này đang dần được giải quyết.
Giải pháp hồi phục nhanh thị trường
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), sự hồi phục và phát triển của thị trường BĐS là chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu cấp thiết hồi phục thị trường BĐS. Về phía doanh nghiệp, cơ hội lớn, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn, nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.
Còn theo ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc EnCity, cơ hội và thách thức của thị trường BĐS Việt Nam nhìn từ quy hoạch đang đối mặt với 3 thách thức cần tháo gỡ: Về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch; mở cửa du lịch từ ngày 15/3, nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại, trở thành rào cản; nền kinh tế thế giới bất ổn ảnh hưởng đến thị trường trong nước...
Với vấn đề chuyển đổi số, pháp lý chuyển đổi số như thế nào để đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, cơ chế pháp lý để đảm bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân của khách hàng ra sao, khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình kinh tế chia sẻ hay là một chuỗi kỳ nghỉ ra sao...? cũng là những vấn đề các doanh nghiệp BĐS đặc biệt quan tâm thời gian tới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh BĐS nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh BĐS phát hành cổ phiếu, trái phiếu BĐS trên thị trường chứng khoán và bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2014 phù hợp với thực tiễn.
Bị siết tín dụng, thị trường bất động sản sẽ thế nào? Nhiều ngân hàng liên tục siết tín dụng vào bất động sản khiến nhiều chuyên gia cho rằng, thị trường thời gian tới sẽ khó khăn hơn. Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có kinh doanh bất động sản. Vì thế, đã có một...